
Tìm kiếm nhanh với google search
Năm 46 TCN, thống chế La Mã Julius César khi xác định dương lịch đã quy định mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày; Tháng chẵn là tháng khuyết có 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn lẽ ra phải có 30 ngày. Tuy nhiên, khi tính theo cách này thì một năm không có 365 ngày mà là 366 ngày nên người ta buộc phải tìm cách giảm bớt một ngày trong mỗi năm.
Vào thời đó, theo phong tục của người La Mã, nhiều tù nhân bị kết án tử hình và phải thụ án vào tháng Hai nên người ta cho rằng tháng đó không may mắn. Do đó, người ta đã quyết định giảm số ngày trong tháng 2 để “tháng đen đủi” này trôi qua nhanh hơn.

Lịch này sau đó được gọi là lịch Julian theo tên người tạo ra nó. Sau khi vua Augustus lên nắm quyền, lịch đã được thay đổi. Đầu tiên, Augustus phát hiện ra rằng Julius Caesar sinh vào tháng 7 – tháng đủ 31 ngày, trong khi Augustus sinh vào tháng 8 – tháng thiếu chỉ 30 ngày. Để thể hiện uy quyền của mình, Augustus đã đổi tháng 8 thành 31 ngày.
Sự thay đổi này khiến tháng 9 và tháng 11, ban đầu là tháng đầy, trở thành tháng ngắn. Tương tự như vậy, tháng 10 và tháng 12 vốn là tháng ngắn nay chuyển thành tháng đủ. Ngoài ra, số ngày trong năm sẽ tăng thêm một ngày. Cuối cùng, tháng hai đen đủi đã bị rút ngắn một ngày, chỉ còn 28 ngày.
Cứ 4 năm, tháng 2 chỉ có 29 ngày do quy luật năm nhuận.

Theo một cách giải thích khác, từ những tài liệu thu thập được từ các nhà khảo cổ học, Romulus – vị vua đầu tiên của La Mã – chính là người đã nghiên cứu về mặt trăng và đã ban hành một loại lịch mặt trăng – tương tự như âm lịch, nhưng chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 12. Người ta đặt tên các tháng theo tiếng La mã như sau: Martius: 31 ngày, Aprilius: 30 ngày, Maius: 31 ngày, Junius: 30 ngày, Quintilis: 31 ngày, Sextilis: 30 ngày, tháng 9: 30 ngày, tháng 10: 31 ngày , tháng 11: 30 ngày, tháng 12: 30 ngày. Một năm có tổng cộng 304 ngày.
Quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời thông thường là 365 ngày, vì vậy có khoảng thời gian dài hơn 60 ngày không được tính theo lịch trên. Năm 731 trước Công nguyên, Hoàng đế Numa Pompilius thấy điều này vô cùng ngớ ngẩn nên quyết định cộng thêm tháng Giêng và tháng Hai, mỗi tháng có 28 ngày, ứng với đúng 12 chu kỳ âm lịch. Mỗi năm có 360 ngày, và tháng 2 là tháng cuối cùng được coi là “trẻ nhất”.
Vì lịch này không hoàn hảo trong việc đo lường thời gian nên nó chỉ được thay đổi vào năm 45 TCN bởi Julius Caesar.