Truyện: Truyện song ngữ: Trạng Quỳnh (Truyện cười song ngữ)

Xem Thơ Quỳnh

Lúc Quỳnh còn nhỏ, thường đi đò qua sông để đến nhà thầy học. Nhiều lần Quỳnh không có tiền. Người đàn bà tốt bụng, lại biết Quỳnh chăm học,nên cứ cho Quỳnh đi ,không lấy tiền đò. Lớn lên, Quỳnh không học thầy đồ ở làng nữa mà ra học ở Kinh Thành, rồi Quỳnh đỗ đạt làm quan. Một hôm Quỳnh trở về thăm làng .

Người đàn bà năm xưa vẫn còn chèo đò ngang qua. Gặp lại nhau mừng rỡ, hai người chuyện trò. Bà kể cho Quỳnh nghe những chuyện xảy ra trong làng từ ngày Quỳnh lên Kinh Đô, rồi kể chuyện con trai bà đã đến tuổi thành hôn nhưng gia đình nghèo không có đủ tiền lo đám cưới.

Quỳnh nhìn ra cồn đất nhỏ ở giữa sông và nảy sinh 1 ý định để trả ơn người lái đò nghèo đã giúp đỡ chàng ngày trước. Quỳnh bảo bà hãy sai con trai ra dựng 1 chiếc lều nhỏ trên cồn

Khi lều dựng xong, Quỳnh lập mẹo phao tin đồn. Và lập tức khắp nơi đồn đại rằng quan lớn Trạng Qùnh về thăm quê, dựng lều ở cồn cát giữa sông để làm thơ và niêm yết thơ ở đó cho mọi người đến xem.

Tin đồn lan nhanh khắp vùng, thiên hạ nô nức tìm đến xem thơ. Người lái đò tất bật hơn bao giờ hết vì ai nấy muốn đến xem thơ Quỳnh đều phải đi đò. Đi đò đến nơi người ta thấy treo độc một câu “Tiên Sư Thằng Nào Bảo Thằng Nào!”

Biết là bị Quỳnh lừa nhưng, nhưng vì xấu hổ nên khi về có ai hỏi, người nào cũng trả lời vẻn vẹn : “Ra mà xem”.,

Thế là thiên hạ càng thấy lạ, càng đổ xô nhau ra xem.

Được mấy hôm, Quỳnh đến gặp người lái đò và nói :

-Mấy hôm nay chắc bà kiếm đủ số tiền lo cho đám cưới của con trai rồi chứ !  Thôi, bảo nó ra cồn dỡ lều chở tranh tre về .

ENJOY QUỲNH ‘S POEMS

When Quỳnh was young, he had to cross the river in a small, three-plank ferryboad to go to school. Sometimes, he đi not have enough money to pay the low fare. The ferrywoman had a kind heart and knew that Quỳnh was a good student. When he could not pay, she let him travel free of charge.,

Quỳnh finished learning at the village school and went to the city to continue his studies. In time, he became a mandarin and one day decided to return to his village

The same woman was still rowing her ferryboad across the river. Quỳnh was sincerely pleased to see her again and asked about her family. She told him all that had happened since he left. She also let him know that her son was going to marry but that she was too poor to prepare a proper wedding.,

There was a small islet in the river and it gave Quỳnh an idea of how he could help the woman who had been so kind to him when he was young. He told her to get her son to build a small,  thatched bamboo hut on the islet.

When he hut was finished, Quỳnh started a rumor. It soon became common knowledge that the highly educated mandarin Quỳnh had returned to his native village. He was writing poems in a small hut on the islet where they would be left on display.

The rumor spread quickly around the region and many people came to view the poems. They hired the ferryboat to take them to the islet and the woman was busier than ever before in her life.

when the visitors arrived at the hut they found only one scroll on which was written one line “Damn those who tell what they saw here “.

They knew they had been tricked by Quỳnh but were afraid of losing face. When asked about the poems in the hut they would only answer, “Go and see for yourself “. More and more were curious and the ferrywoman carried more and more to the islet.

After several days,  Quỳnh went to see the ferrywoman.

– “I think you have earned enough for your son’s wedding. Tell him to dismantle the hut and take the materials home to use “.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Namtruyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[maxbutton id=”1″]

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Bọ ngựa bắt ve sầu, chim sẻ rình sau lưng (Truyện ngụ ngôn)

Thời Xuân Thu, Ngô Vương là một vị vua vô cùng ngang ngược, các vị đại thần đều khó mà thuyết phục được ông.

Một lần, Ngô Vương chuẩn bị tấn công nước Sở, nói rằng nếu ai can gián thì sẽ giết chết người đó. Các vị đại thần biết được tin này đều rất lo lắng, bởi nếu nước Ngô đem quân đi đánh giặc nước khác thì chính nước Ngô có thể bị một nước khác mạnh hơn tấn công. Thế nhưng, không vị đại thần nào dám can ngăn Ngô Vương.

Trong số các vị đại thần, có một người tính tình chính trực. Trở về nhà, ông vẫn lo lắng không yên về chuyện này, nhưng không biết phải can ngăn vua như thế nào. Ông sốt ruột đi đi lại lại trong hoa viên. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một con bọ ngựa đang rình bắt một con ve sầu, đằng sau bọ ngựa có một con chim sẻ đang nhìn chằm chằm vào nó. Nhìn cảnh ấy, ông liền nghĩ ra một cách để khuyên can vua.

Sáng sớm hôm sau, vị đại thần đến ngự hoa viên. Khi Ngô Vương đi tới, ông giả vờ không trông thấy, trong tay cầm một cái súng bắn chim, nhìn chăm chú vào một cái cây. Ngô Vương rất tức giận, hỏi:
– Mới sáng ra khanh đã đến đây làm gì? Tại sao nhìn thấy bản vương mà không quỳ?
Vị đại thần làm ra vẻ vừa nhìn thấy nhà vua, vội vàng nói:
– Vừa rồi thần mải nhìn con ve sầu và bọ ngựa trên cây nên không biết bệ hạ đến. Xin bệ hạ thứ tội.
Ngô Vương tha tội vô lễ cho ông ta, tò mò hỏi:
– Con ve sầu và bọ ngựa trên cái cây này có gì đáng để xem vậy.
Vị đại thần đáp:
– Thần nhìn thấy một con ve sầu đang uống sương, không đề phòng một con bọ ngựa đang cong mình chuẩn bị tấn công nó. Nhưng con bọ ngựa không ngờ rằng có một chú chim sẻ cũng đang rình bắt mình, còn con chim sẻ lại không biết rằng trong tay thần đang cầm súng bắn chim định bắn nó.
Ngô Vương nghe xong, ngẫm nghĩ rồi cười:
– Ta đã hiểu ý của khanh rồi.
Cuối cùng, Ngô Vương quyết định không tấn công nước Sở nữa.

Lời bàn:
Nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không tính đến cái hoạ ẩn nấp phía sau thì sẽ khiến mình rơi vào cái thế hiểm nguy.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Nàng công chúa tham lam (Truyện cổ Andersen)

Nàng công chúa tham lam – Truyện cổ Andersen

Một nhà vua trẻ được cha để lại cho ba báu vật. Sau nhà vua trẻ ấy cưới một nàng công chúa xinh đẹp nhưng không ngờ nàng ta rất tham lam. Nàng đã lén lấy ba báu vật và nhốt nhà vua vào ngục giam. Khi được một người lính cứu ra nhà vua trẻ đã có cách trị con người tham lam kia…….

Ngày xưa, có một vị vua già trước khi chết để lại cho con trai mình ba bảo vật: Một túi thần lắc ra tiền vàng, một ống sáo thổi ra binh lính và một thắt lưng đưa người đi theo ý muốn.

Lúc ấy, ở nước láng giềng có một nàng công chúa rất xinh đẹp. Vị vua trẻ liền sang cầu hôn. Trước sắc đẹp của nàng, nhà vua trẻ đã đem ra khoe chiếc túi màu nhiệm của mình.

Không ngờ, công chúa nổi lòng tham, đêm đến nàng tráo lấy cái túi thần. Sáng hôm sau, trên đường về, vị vua trẻ phát hiện ra sự việc, chàng nổi giận lấy sáo thần thổi ra một đạo quân, ở lại đòi báu vật.
Sợ hãi, công chúa vờ lượm được, đem trả lại túi thần, rồi dùng lời ngon ngọt khiến nhà vua trẻ, một lần nữa lại xiêu lòng và tiết lộ bí mật cả hai báu vật còn lại cho nàng biết.

Đêm ấy, công chúa lén lấy cả ba báu vật và giam chàng vào ngục. May thay, một tên lính chịu ơn cha chàng khi xưa, đã cứu chàng thoát ra khỏi ngục để đền ơn.

Chàng trai mải miết chạy vào rừng, chàng chạy đến khi đói lả, thất vọng và mệt mỏi chàng định lao xuống vực sâu tìm cái chết, nhưng chàng không chết. Khi đang rơi chàng bị vướng vào một cành cây đầy trái chín. Đói quá chàng liền hái ăn và bỗng nhiên cái mũi của chàng bỗng hóa dài ra như cái vòi voi.

Chàng sợ quá vội chạy đến dòng suối dưới gốc cây rửa mặt thì lạ thay cái mũi chàng vụt ngắn lại như xưa. Nhà vua trẻ vui mừng nghĩ: “Ta đã tìm được liều thuốc cho con người tham lam, gian ác kia rồi”.

Thế là chàng bèn hái nhiều quả chín đem về hoàng cung bán. Thấy quả ngon, cả hoàng cung tranh nhau mua ăn, nhưng ngờ đâu sau khi ăn xong mọi người đều bị cái căn bệnh mũi dài kì lạ như nhà vua trẻ…

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Cô bé tí hon (Truyện cổ Andersen)

Cô bé tí hon – Truyện cổ Andersen


Có cô bé được sinh ra chỉ bé bằng ngón tay cái nên mẹ đặt tên nàng bé tí hon. Sau khi bị cha con có hại bé tí hon ra giữa dòng suối không thể trở về, bé tí còn phải trải qua nhiều gian khổ khác. Nhưng cuối cùng nàng đã có thể kết hôn cùng chàng hoàng tử chứ không phải là cóc xấu xí hay chuột chũi…..


Ngày xưa có một bà hiếm hoi, mong có một đứa con mà mãi không được. Bà phải tìm đến một mụ phù thủy để nhờ giúp. Bà nói:

– Tôi muốn có một đứa con, bà bảo giùm tôi phải làm thế nào.

– Ta sẽ giúp – mụ phù thủy trả lời – Hãy cầm hạt lúa này. Nó không giống như lúa mì vẫn mọc ngoài đồng, cũng không giống lúa vẫn cho gà vịt ăn. Đem về gieo vào chậu hoa, một thời gian sau sẽ biết.

– Cảm ơn bà – bà hiếm con trả công và chào mụ phù thủy rồi đem hạt lúa về nhà gieo. Chẳng mấy chốc nó mọc thành một cây hoa tuyệt đẹp, giống như hoa uất kim cương, nhưng cánh hoa cuộn lại như một cái nụ.

– Hoa đẹp quá!- Bà thốt lên và đặt môi lên hoa. Nhưng bà đang hôn bông hoa thì bỗng có tiếng động mạnh làm hoa bừng nở. Nhìn bông hoa, bà ngạc nhiên thấy ở giữa bông hoa có một cháu bé xinh đẹp ngồi trên nhụy hoa, như ngồi trên chiếc ghế tựa màu xanh. Bé chỉ lớn bằng ngón tay cái nên bà đặt tên cho bé là Bé tí hon.

Bà lấy vỏ hạt dẻ để làm cho bé một chiếc nôi rất đẹp, bên trong trải nệm bằng cánh hoa tím, chăn đắp cho bé là một cánh hoa hồng. Ban đêm bé ngủ ở đấy, còn ban ngày bé chơi trên bàn. Bà đặt trên bàn một cái đĩa đựng đầy nước, vành đĩa khoanh một vòng hoa. Cánh hoa nổi trên mặt nước. Có một cánh hoa cánh hoa uất kim cương to dùng làm thuyền. Bé ngồi vào đấy dạo chơi như dạo thuyền, một chiếc lông ngựa dùng làm mái chèo. Bé vừa chèo vừa hát, giọng thật êm ái, dịu dàng.
Một đêm, bé tí hon đang ngủ, bỗng một con cóc to tướng vừa béo vừa nhớt trông phát khiếp chui qua ô kính vỡ trên cửa sổ vào phòng và nhảy lên bàn, nơi cô bé tí hon đang ngủ dưới cánh hoa hồng.

Nó nghĩ thầm:

– Con trai mình được con bé này làm vợ, hẳn là cu cậu sướng mê.

Thế là nó chộp lấy cái vỏ hạt dẻ, trong có Bé tí hon đang ngủ, chui qua ô kính vỡ nhảy ra vườn. Trong vườn có một dòng suối nhỏ, hai bờ lầy lội. Đấy là chỗ ở của hai bố con nhà cóc. Khiếp! Cóc con cũng béo phị như bố, trông rất sợ. Hai bố con sao giống nhau đến thế!

Trông thấy cô bé xinh đẹp trong vỏ hạt dẻ, cóc con reo lên: cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!

Cóc bố bảo:

– Khẽ chứ! Không nó thức dậy, nó trốn mất. Chúng ta sẽ đặt nó lên một lá sen to. Nó bé, ở đấy như ở một hòn đảo, không chạy trốn đi đâu được. Chúng ta sẽ làm cho nó một căn nhà ở ngay chỗ bùn lầy này.

Giữa dòng suối có nhiều gốc sen, lá xòe to bập bềnh trên mặt nước. Cóc bố bơi ra giữa dòng suối, nơi có tàu lá to nhất, đặt chiếc vỏ hạt dẻ đựng bé Tí hon vào đấy.
Sáng hôm sau, thức dậy Bé Tí hon thấy mình đang ở trên tàu lá, bốn chung quanh là nước. Nó sợ quá, òa lên khóc, không có cách vào bờ.

Lúc này, bố con nhà cóc đang trang hoàng phòng cưới, căng lên tường những chiếc lá sen xanh, đính lên những bông sen trắng với những nhị sen vàng. Xong rồi hai bố con bơi ra tận giữa suối đón dâu.

Cóc già cúi chào bé Tí hon và nói:

– Ta giới thiệu với con đây là thằng con trai ta. Chồng của con đấy. Hai con sống trong căn phòng đẹp đẽ giữa chốn bùn lầy này.

Cóc con lại: Cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!

Hai bố con ngậm tàu lá sen to lôi vào bờ. Bé Tí hon ngồi trên tàu lá khóc sướt mướt. Nó không muốn ở nhà của lão cóc già ghê tởm và không muốn lấy thằng con trai gớm ghiếc của lão.

May sao lúc ấy có đàn cá con đang bơi lội dưới suối trông thấy. Chúng nhô lên mặt nước để xem cô bé.
Chúng thấy bé xinh quá lại rất buồn vì phải sống với hai con cóc ghê tởm.

– Không! Không thể để thế được!

Đàn cá bảo nhau và bơi đến dưới tàu lá có Bé Tí hon đang ngồi trên và cắn đứt cuộng sen. Thế là dòng nước cuốn tàu lá đi, đưa cô bé ra xa, rõ xa, bố con nhà cóc không thể bơi tới đó được.

Bé Tí hon trôi qua nhiều thành phố. Chim chóc trong bờ bụi hót rằng:

– Cô bé xinh quá!

Tàu lá đưa cô bé qua nhiều xứ lạ. Một con bướm trắng bay lượn hồi lâu trên đầu cô bé đậu xuống tàu lá. Cô bé sung sướng vì thoát khỏi hai bố con nhà cóc lại được ngắm nhìn phong cảnh đẹp ở những miền đất xa lạ tàu lá trôi qua. Dưới ánh nắng, nước suối lóng lánh như vàng lỏng. Cô bé cởi dây lưng, buộc một đầu vào cánh bướm, một đầu vào tàu lá. Khi bướm bay nó kéo theo cả tàu lá. Bỗng một con bọ dừa xuất hiện, lấy chân quắp cô bé đem đến một cành cây, chiếc lá thì vẫn chao lượn cùng con bướm. Bướm cố gỡ ra khỏi dây buộc mà không sao gỡ được.

Khi bọ dừa đem Bé Tí hon lên cây. Bé sợ lắm. Bé sợ cả cho bướm tội nghiệp bị buộc chặt vào tàu lá, nếu không được ai gỡ ra cho thì bướm chết đói mất. Nhưng bọ dừa có nghĩ gì đến chuyện ấy! Nó đặt Bé Tí lên môt chiếc lá to, đem nhụy hoa đến cho Bé ăn và khen Bé đẹp.

Nhiều bọ dừa bạn bè nó đến chơi, nhìn chằm chằm Bé Tí hon và nói những câu láo xược. Một ả bọ dừa trẻ kêu lên

– Nó chỉ có hai chân thôi các bạn ạ!

Một con khác vội thêm:

– Nó không có râu chúng mày ạ!

Nhiều con khác chế nhạo:

– Trông nó xấu như giống người vậy!

Thật ra Bé Tí rất xinh. Lúc mới đem Bé Tí về, nó có nghĩ như các bạn nó đâu. Chỉ có các bạn nó dèm pha, nói ra nói vào mãi nên bọ dừa cũng tin là Bé Tí xấu và không thích Bé nữa và đem Bé đặt xuống một cây cúc trắng.
Tưởng rằng mình xấu đến mức bọ dừa cũng không ưa, Bé Tí khóc nức nở, buồn phiền. Nhưng thật ra thì Bé rất xinh, thanh tú, dịu dàng, chẳng khác gì một cánh hồng.
Bé Tí hon sống một mình suốt mùa hạ trong khu rừng lớn. Bé lấy cọng rơm làm cho mình một cái võng, treo dưới một lá thu mẫu đơn to để tránh mưa. Bé ăn nhuỵ hoa và uống những hạt sương rơi. Bé sống như vậy suốt cả mù hè và cả mùa thu. Nhưng rồi mùa đông đến, mùa đông dài dằng dặc và lạnh giá. Những con chim nhỏ thường hót cho Bé nghe giờ cũng bay đi tránh rét. Cây rụng hết lá, hoa đều tàn, chiếc lá thu mẫu đơn che chỗ nằm cũng héo quắt, chỉ còn lại chiếc cọng vàng khô. Quần áo rách bươm, Bé rét run.

Tuyết rơi, mỗi giọt tuyết rơi xuống Bé nặng như hòn đá không chịu nổi. Bé núp mình trong một chiếc lá khô, nhưng chẳng ấm thêm chút nào, vẫn rét run cầm cập.
Bé Tí hon bỏ khu rừng đến một ruộng lúa gần đấy. Ruộng lúa vừa mới gặt chỉ còn gốc rạ từ dưới đất giá lạnh tua tủa gai đâm lên. Đi qua đám ruộng, Bé Tí hon cũng thấy vất vả như người đi qua một cánh rừng, nó đi chệnh choạng ngã lên ngã xuống nhiều lần. Bé Tí hon lần được đến cổng nhà mụ chuột đồng – một cái hốc dưới gốc rạ. Chuột đồng sống ở đấy rất thoải mái, lại có đầy lúa và các thức ăn khác. Bé Tí hon vào nhà mụ chuột đồng xin một hạt lúa mạch ăn cho đỡ đói, đã hai hôm nay bé không được ăn gì vào bụng.

Chuột đồng bảo:

– Tội nghiệp con bé! Vào đây ăn với ta cháu ạ!

Thấy Bé Tí hon dễ thương, chuột bảo:

– Cháu có muốn ở đây với ta không? Chỉ cần giữ gìn nhà cửa cho sạch và kể chuyện cho ta nghe. Ta thích nhất là nghe kể chuyện.

Bé Tí hon làm theo lời chuột và được chuột đối đã tử tế.
Một hôm chuột nói:

– Sắp có khách sang chơi đấy. Ông bạn láng giềng ta là một người giàu có, nhà cao cửa rộng. Ông thường mặc chiếc áo lông đen nhánh như sa tanh. Cháu mà lấy được ông ta thì may lắm. Nhưng ông ta mù, cháu phải kể chuyện cho ông ta nghe.

Rồi ngay hôm ấy, Chuột chũi hàng xóm đến thăm Chuột đồng. Hắn mặc bộ áo lông đen nhánh như sa tanh.

Chuột đồng nói là hắn giàu và có học. Nhà hắn rộng gấp hai mươi lần nhà các con Chuột Chũi khác. Nhưng hắn không thích nắng và hoa. Hắn luôn nói xấu ánh nắng và hoa. Chúng bảo Bé Tí hon hát. Bé hát rằng: “Bay đi! Bọ dừa bay đi”. Bé hát rất hay. Giọng bé dịu dàng, Chuột chũi nghe thích lắm, nhưng hắn không nói gì.

Chuột chũi đã đào một ngách từ nhà hắn ăn thông sang nhà Chuột đồng. Hắn mời Bé Tí hon và bạn bè hắn vào đấy chơi. Trong hang có xác một con chim chết rét. Chuột chũi ngậm một mẩu gỗ mục nát có phát ra ánh sáng đi trước soi đường. Đến gần chỗ xác con chim, chuột chũi lấy mõm húc lên trần cho thủng một lỗ, để cho ánh sáng lọt vào.

Nhờ có ánh sáng họ trông thấy con chim én nằm giữa hang, hai cánh gập lại, lông che kín đầu, chân co quắp. Rõ ràng là chim đã chết rét! Thật tôi nghiệp! Bé Tí hon thương chim lắm. Nó đã hót cho Bé nghe suốt cả mùa hè. Nhưng chuột chũi lại lấy chân đẩy chim én và nói:

– Nó không hót được nữa! Buồn thay cho số phận những con chim bé nhỏ! Ngoài tiêng kêu chiêm chiếp chim chẳng biết gì nữa, rồi cứ đến mùa đông lại chết rét. Lạy trời đừng bắt các con tôi sau này hoá thành chim.

Chuột đồng hưởng ứng:

– Bác nói rất đúng! Ngoài tiếng kêu chiêm chiếp chim có biết làm gì đâu! Mùa đông tới là chết đói và chết rét.

Bé Tí hon không nói gì; đợi lúc hai con chuột quay lưng đi, nó cúi xuống, vạch lông chim, hôn lên hai mắt nhắm nghiền của chim và nói:

– Đúng con chim này đã hót cho mình nghe suốt cả mùa hè vừa qua. Con chim xinh quá, hót thật là hay.

Ở nhà Chuột chũi ra về, suốt đêm Bé Tí hon không ngủ được. Bé vùng dậy lấy rơm tết thành một cái chăn đem đắp cho con chim chết rét. Bé còn lấy nhuỵ hoa đem phủ xung quanh thân chim. Bé nói:

– Vĩnh biệt chim thân yêu. Cảm ơn chim đã hót cho ta nghe suốt cả mùa hè, khi ánh nắng sưởi ấm chúng ta, cây cối xanh tươi và làm dịu mắt ta.

Bé Tí hon lấy tay ghì đầu chim vào ngực mình. Bỗng Bé thấy có vật gì động đậy dưới tay Bé. Đó là trái tim của chim. Con én chỉ mới bị cóng vì rét, giờ đây được sưởi ấm nó tỉnh lại.

Mùa thu én thường bay về phương nam tránh rét. Nếu có con nào lọt lại thì nó bị rét cóng, rơi xuống và bị tuyết vùi.

Nghĩ vậy, Bé Tí hon thương con chim, lấy thêm nhuỵ hoa rắc lên mình, lấy lá bạc hà Bé thường dùng làm chăn đắp phủ lên đầu chim.

Đêm hôm sau Bé Tí hon trở lại thăm chim, thấy chim vẫn sống, nhưng yếu lắm, chỉ mở mắt một tí nhìn Bé rồii lại nhắm nghiền. Bé đứng cạnh chim, cầm một mẩu gỗ mục thay đèn. Một lúc chim cất tiếng nói:

– Cảm ơn cô bé lắm! Cảm ơn cô bé thân yêu! Tôi thấy trong người đã nóng lên, đã lại sức. Tôi sẽ có thể bay về nơi ấm nắng cùng với bè bạn.

Bé Tí hon đáp:

– Chớ! Bên ngoài đầy băng tuyết còn lạnh lắm. Chim cứ ở lại đây, nằm cái giường bé nhỏ này. Tôi sẽ chăm sóc cho chim rất chu đáo.

Bé lấy một cánh hoa múc nước đem lại cho chim én. Uống nước xong, chim én kể hco Bé nghe chuyện chim bị thương ở cánh khi bay từ trong một bụi gai ra, vì vậy không kịp bay theo đàn và rơi xuống đất. Chim chỉ nhớ được có thế và không biết sau đấy thế nào, bây giờ đang ở đâu.

Chim én ở lại trong hang suốt mùa đông và được Bé Tí hon hết lòng chăm sóc. Nó rất yêu quý Bé. Chuột đồng và Chuôt chũi không biết tý gì. Nếu biết chúng đã đuổi chim đi.

Mùa xuân đã đến. Những tia nắng đầu tiên xuất hiện. Chim én hỏi Bé Tí hon có muốn đi theo không. Chim sẽ cõg Bé trên lưng đưa về rừng. Nhưng Bé Tí hon lắc đầu nói:

– Tôi không muốn làm như thế. Làm thế là phụ ơn chuột đồng.

– Thế thì từ biệt bạn thân yêu.

Chim én nói rồi bay vút lên không, giữa bầu trời chan hoà ánh nắng. Bé Tí hon buồn rầu nhìn theo, Bé cũng rất mến chim, chim đi rồi Bé buồn. Suốt ngày Bé phải ở trong nhà, không ra ngoài nắng được ấm được, vì lúa ngoài đồng mọc lên cao. Đối với Bé, thửa ruộng lúa ấy rậm rạp như một cánh rừng.

Một hôm Chuột đồng bảo bé:

– Mùa hạ chỉ còn thời gian nữa, lễ cưới sáp đến nơi rồi, ông bạn láng giếng đã đem lễ sang dạm hỏi. Cần phải sửa soạn quần áo mới cho cháu. Ta sẽ cho cháu nhiều của hồi môn để cháu đem về nhà chồng.

Rồi chuột đồng bảo Bé ngồi quay sợi. Cả bốn con nhện dệt đêm ngày. Chiều nào Chuột chũi cũng sang chơi và nói rằng hễ qua mùa hè, trời bớt nóng, là hắn cưới Bé Tí ngay.

Nhưng Bé Tí hon không ưa chuôt chũi. Nó không muốn lấy lão ta, muốn đi khỏi nơi đây. Sáng sáng, lúc bình minh, và chiều chiều lúc mặt trời sắp lặn. Khi gió thổi các bông lúa rạp xuống, hé cho Bé nhìn thấy bầu trời xanh biếc, bé lại mơ ước cuộc sống bên ngoài, mong Chim én bay trở lại.

Khi thu sang, quần áo cưới đã chuẩn bị xong, chuột đồng bảo Bé:

– Bốn tuần nữa thì làm lễ cưới.

Bé Tí hon oà lên khóc, nói rằng không thích chuột chũi.
Chuột đồng mắng:

– Đừng có õng ẹo! Tao gả mày vào nơi danh giá thế còn gì! Đến ngay Hoàng đế cũng chả cón bộ áo xa tanh đen bóng như nó. Mày phải cảm ơn Trời phật mới đúng chứ!
Đến ngày cưới, Chuột chũi tới để đem Bé Tí hon đi. Bé phải xuống dưới hang với chuột chũi, xa ánh nắng, vì chuột chũi ghét ánh sáng. ở nhà chuột đồng ít ra Bé cũng còn có thể đứng ở cửa hang ngắm mặt trời mọc.

– Mặt trời nóng ấm ơi! Vĩnh biệt! Bé vừa nói vừa giơ tay lên.

Rồi Bé tí hon rời nhà chuột đồng.

– Vĩnh biệt! Vĩnh biệt! – Bé vòng tay ôm một bông hoa nhỏ – Nếu hoa có thấy chim én cho ta gửi lời chào.

– Chiêm chiếp! Chiêm chiếp!

Vừa lúc ấy, Bé Tí hon nghe có tiếng chim hót trên đầu. Bé nhìn lên. Đúng là chim én!

Chim én nhìn thấy Bé mừng quá! Bé kể cho chim nghe nỗi buồn phải lấy chuột chũi, phải xuống ở hang sâu, phải xa mặt trời.

Chim én nói:

– Mùa đông sắp đến rồi, tôi sắp quay về xứ nóng. Bé có muốn cùng đi với tôi thì trèo lên lưng tôi, lấy dây lưng buộc người vào mình tôi. Chúng ta trốn xa chuột chũi và chỗ ở ghê tởm của nó. Chúng ta sẽ đi thật xa, qua núi non đến những xứ nóng, ở đấy có ánh nắng chan hoà, suốt năm lúc nào cũng như mùa hạ, hoa lá cỏ cây xanh tươi đẹp đẽ. Trốn đi với tôi, Bé Tí hon thân yêu, người đã cứu sống tôi lúc tôi đã nằm cứng đơ dưới hang sâu nhà chuột chũi.

– Vậy thì chúng ta đi thôi!

Bé Tí hon đáp và trèo lên lưng chim én, lấy thắt lưng buộc mình vào lông chim.

Chim én vút lên không trung, bay qua hết rừng này đến biển nọ, bay qua những ngọn núi tuyết phủ quanh năm. Bé Tí rét run chúi vào bộ lông dày của chim én, chỉ ló đầu ra nhìn tất cả những cảnh huy hoàng dọc đường.
Rồi đôi bạn tới vùng xứ nóng. ở đây nắng chói lọi, trời lồng lộng cao. Trên cành cây đung đưa những chùm nho mọng quả đen đẹp, những cam chanh chíu chít. Có những đứa trẻ xinh đẹp chơi đùa trên đường cái.

Chim én vẫn bay xa mãi, phong cảnh mỗi lúc một đẹp hơn.

Cuối cùng chim én đưa Bé Tí hon đến một nơi, dưới bóng cây xanh, gần một dải hồ nước xanh biếc, sừng sững mọt toà lâu đài cổ bằng cẩm thạch trắng. Nho và câyu trường xuân leo kín các cột. Chim én làm tổ trên một cái cột ấy. Chim nói với Bé Tí hon:

– Nhà tôi đấy! Bé có thấy cỏ mọc ở dưới không. Tôi sẽ đặt bé xuống giữa đám cỏ, sống ở đấy, Bé sẽ thấy sung sướng.

– Vâng! – Bé Tí hon vỗ tay trả lời.

Ở đấy có một cái cột bằng cẩm thạch trắng vỡ làm ba mảnh, chung quanh mọc đầy hoa trắng rất đẹp. Chim én đặt Bé Tí hon xuống đấy trên một chiếc lá to. Bé bỗng ngạc nhiên khi thấy ở đây có một chàng trai bé nhỏ trong như thuỷ tinh. Chàng không to lớn gì hơn Bé Tí hon. Trong mỗi bông hoa đều có một người bé nhỏ như thế.

Chàng trai trong bông hoa cúc trắng là vua của họ.

– Bé Tí hon thì thầm với chim én

– Trời! anh chàng đẹp trai quá!

Hoàng tử tí hon rất sợ chim én, vì đối với chàng bé nhỏ và mảnh khảnh thì chim én quả là một con chim khổng lồ.
Vừa nhìn thấy Bé Tí hon, Hoàng tử mê say ngay. Chưa bao giờ chàng trông thấy một người con gái xinh đẹp như thế! Chàng nhấc chiếc mũ miện đang đội đặt lên đầu cô bé Tí hon ngỏ ý muốn lấy bé. Lấy chàng, Bé sẽ trở thành nữ chúa của các loài hoa.

Thật là đẹp đôi, chẳng như thằng Cóc con và lão chuột chũi!

Bé Tí hon bằng lòng. Từ mỗi bông hoa bước ra một nam, một nữ, quần áo sang trọng. Đôi nào cũng xinh đẹp, nhưg xinh đẹp nhất vẫn là đôi vợ chồng mới cưới. Người ta lắp cánh vào cho Bé Tí hon; Bé có thể bay từ bông hoa này sang bông hoa khác. Khắp nơi đều vui mừng. Trên ngọn cột đá cẩm thạch, chim én ráng sức hót mừng đôi tân hôn, tuy rằng chim rất buồn và nhớ cô bé.
Hoàng tử bảo Bé:

– Cái tên Bé Tí hon xấu lắm mà em thì lại rất đẹp. Từ nay tên em sẽ là là Tiểu Ngọc.

Tạm biệt! Tạm biệt! Chim én hót chào để rời xứ nóng, trở về phương Bắc.

Con chim én ấy làm tổ ở cạnh cửa sổ nhà người kể chuyện này. Nó dùng tiếng nói “chiêm chiếp!” mà kể chuyện trên đây cho ông ta nghe và nhờ đó chúng ta biết thêm được một chuyện.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Ba bà kéo sợi (Truyện cổ Grimm)

Ba bà kéo sợi – Truyện cổ Grimm

Có một cô gái nọ vốn không thích kéo sợi, nhưng vì hoàng hậu hiểu lầm nên cô được vào cung kéo sợi. Nhờ có sự giúp đỡ của ba bà chị họ nên hoàn thành được công việc. Cuối cùng cô lấy được hoàng tử và nhờ bề ngoài xấu xí của ba bà mà cô thoát khỏi việc kéo sợi. 

Ngày xưa có một cô gái lười biếng, không chịu kéo sợi. Mẹ cô khuyên bảo thế nào cô cũng không nghe. Một hôm, bà mẹ không chịu được nữa, tức quá đánh cô, cô khóc gào lên. Vừa lúc đó, hoàng hậu đi qua nghe tiếng khóc bèn dừng xe lại, vào nhà hỏi bà mẹ vì cớ gì mà lại đánh con gái đến nỗi nó kêu ầm lên thế. Bà mẹ sợ nói con gái mình lười thì xấu hổ, nên mới tâu:

– Thần bảo cháu thôi đừng kéo sợi nữa vì nhà nghèo làm gì có cúi đưa cho cháu, nhưng cháu cứ đòi kéo mãi.

Hoàng hậu nói:

– Ta thích nghe tiếng guồng sợi vù vù lắm. Ngươi cứ cho con gái nhà ngươi đến cung, ta có nhiều cúi, nó tha hồ mà kéo.

Bà mẹ thấy vậy mừng lắm để hoàng hậu đem con gái về cung. Về đến cung, hoàng hậu dẫn cô đến ba buồng đầy ngập cúi rất tốt. Hoàng hậu bảo cô gái:

– Con kéo cho hết chỗ cúi này. Kéo xong ta sẽ cho lấy con trai cả ta. Con nghèo khổ ta không kể làm chi, chăm chỉ là của hồi môn quí giá lắm rồi.

Cô gái rất lo vì dù có sống đến ba trăm năm và làm việc từ sáng đến tối cũng không sao kéo hết chỗ cúi đó. Cô ngồi khóc một mình ba ngày liền không nhúc nhích. Hôm thứ ba, hoàng hậu tới ngạc nhiên thấy cô vẫn chưa làm gì cả. Nhưng cô thoái thác rằng vì xa mẹ, buồn rầu nên chưa làm được. Hoàng hậu cũng cho là phải, nhưng khi quay gót, dặn rằng:

– Mai con phải bắt đầu làm đi nhé.

Khi cô gái còn lại một mình một bóng, không biết xoay xở ra sao. Trong lúc bối rối, cô ra đứng cửa sổ. Cô thấy có ba bà đến. Bà thứ nhất có một bàn chân to bèn bẹt. Môi dưới bà thứ hai trễ xuống quá cằm. Bà thứ ba có một ngón tay cái bèn bẹt. Ba bà ngừng lại trước cửa sổ, ngước mắt lên nhìn cô và hỏi cô có việc gì mà phải lo âu. Cô gái kể lể sự tình khốn khổ. Ba bà hứa sẽ đến giúp:

– Nếu em bằng lòng mời chúng ta đi ăn cưới em, nếu em không thẹn gọi chúng ta là chị họ, nếu em bằng lòng để chúng ta ngồi cùng tiệc cưới với em, thì chúng ta sẽ kéo sợi giúp cho, chẳng mấy chốc mà xong.

Cô gái đáp:

– Vâng, em rất đồng ý. Xin mời các chị vào làm ngay cho.

Ba bà thợ dệt lạ lùng vào buồng thứ nhất, thu xếp chỗ ngồi và bắt đầu kéo sợi . Bà thứ nhất chắp sợi và đạp guồng. Bà thứ hai rấp nước vào sợi. Bà thứ ba xe chỉ và ấn xuống bàn cho nhẵn. Mỗi lần bà hất ngón tay cái là một con sợi rất mịn rơi xuống đất. Cô gái dấu không cho hoàng hậu biết có ba bà giúp mình. Mỗi khi xe hoàng hậu đến, cô cho hoàng hậu xem số sợi đã xe. Hoàng hậu khen cô hết lời.

Cúi buồng thứ nhất xe hết, ba bà xe đến cúi buồng thứ hai. Rồi đến cúi buồng thứ ba, chẳng mấy chốc cũng xe xong. Ba bà từ giao cô và dặn:

– Em chớ quên lời hứa nhé, hạnh phúc sẽ tới với em.

Sau khi thấy buồng đã hết cúi và những con chỉ chất thành đống, hoàng hậu định ngày cưới. Chú rể sung sướng lấy được vợ khéo léo đảm đang, ca tụng vợ mãi. Cô dâu nói:

– Em có ba người chị, họ đã giúp đỡ em nhiều. Trong hạnh phúc của em, em không thể quên các chị ấy được, xin chàng cho phép em mời ba chị đến ăn cưới và dự tiệc với chúng ta.

Chú rể và hoàng hậu nói:

– Nhẽ nào lại không cho phép?

Nghi lễ vừa bắt đầu thì ba bà đến, ăn mặc kỳ quặc. Cô dâu nói:

– Em xin chào mừng ba chị!

Chú rể hỏi thầm cô dâu:

– Chết nỗi, sao em có họ hàng xấu xí thế?

Rồi chàng hỏi bà có chân bẹt:

– Vì đâu mà chân bà rộng thế?

– Vì tôi đạp guồng.

Rồi chàng hỏi bà thứ hai:

– Vì đâu mà môi mà trễ như thế?

– Vì tôi rấp nước bọt vào sợi.

Rồi chàng hỏi bà thứ ba:

– Vì đâu mà ngón tay cái bà bèn bẹt?

– Vì tôi xe chỉ.

Hoàng tử khiếp sợ, nói:

– Từ nay về sau vợ đẹp của ta không được mó đến guồng sợi nữa.

Thế là vợ chàng thoát được cái việc kéo sợi mà cô ta không thích.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Sự tích cái chân sau của con chó (Truyện cổ Andersen)

Sự tích cái chân sau của con chó – Truyện cổ Andersen

Một người đàn bà vì bị các nhà sư tham lam coi thường nên bà đã giết một con chó lấy thịt làm nhân bánh bao rồi đưa cho các nhà sư ăn. Nhưng bánh bao đó chỉ có một nhà sư ăn. Chuyện đến tái đức Phật, ai cũng phải bị đền tội chỉ có chú chó được đầu thai trở lại nhưng bị mất hết một cái chân vì bị nhà sư kia ăn mất,…….

Ngày xưa có một người đàn bà tên là Thanh Đề rất sùng đạo Phật. Bà ta sùng Phật đến nỗi cho rằng những cơm bánh do lúa gạo người ta trồng ra ở đồng ruộng thì không thể nào tinh khiết được, nên không một thứ nào đáng đem lễ Phật. Vì thế, hằng năm bà ta trồng lúa nếp trong những cái gáo dừa đựng đất sạch. Luôn luôn bà treo cái gáo đó lên một chỗ cao vì sợ có người bước qua. Khi lúa chín, bà thận trọng rứt từng hạt một, giã nó bằng một cán dao mới tinh, rồi mới đưa nắm gạo đó đựng vào bát thờ mà dâng lên chùa.

Một hôm, ở một ngôi chùa lớn trong vùng có mở hội đón tiếp khách thập phương. Vị hòa thượng chùa ấy cắt đặt một số sư tiếp nhận những lễ vật của thiện nam tín nữ đem đến cúng Phật. Bà nghe tin không quản đường xa, vội đưa nắm gạo nếp tinh khiết của mình tìm đến cúng ở chùa đó. Không ngờ mấy vị sư kia chỉ chú ý đến lễ vật hậu hỹ của những người khác, mà chả ai tưởng đến bà và nắm gạo của bà. Chờ suốt một ngày không thấy ai nhận, người đàn bà nọ tức mình, ném nắm gạo xuống đất rồi bỏ ra về.

Ít lâu sau, bà ta sửa một lễ cúng Phật tại nhà mình rồi mời hòa thượng và các sư chùa đó đến tụng kinh. Theo lệ thường, trước khi ra về chủ nhân phải làm bánh tặng họ ăn đường. Để làm nhục bọn sư bất lương, bà ta giết một con chó lấy thịt băm nhỏ với các thứ rau thơm làm nhân bánh. Sau bữa cơm chay, bà ta đem bánh do tặng mỗi người một chiếc. Đoán được mưu mẹo của người đàn bà, vị hòa thượng dặn các nhà sư cầm bánh về chứ đừng ăn. Họ đều vâng lời, duy chỉ có một nhà sư là quên mất. Dọc đường thấy bánh thom ngon, sư ta bèn bóc ăn kỳ hết. Những người khác khi đưa bánh về biết là nhân thịt chó đều quẳng cả vào gốc cây bồ đề ở trước chùa.

Tất cả những việc đó đều thấu tai đức Phật. Trước hết, đức Phật trị tội bọn sư bất lương và tham lam. Bọn họ bị bắt xuống địa ngục. Con chó chết oan được sống lại. Nhưng vì nó đã bị nhà sư kia ăn mất một chân nên lúc trở về cõi thế chỉ còn có ba chân. Đức Phật thấy thế chắp cho nó một chân giả khác để nó tiện đi lại. Những thứ rau thơm làm nhân bánh bị vứt dưới gốc bồ đề cũng như phép Phật mọc lại xanh tốt. Đó là ba cây rau om, hành và sả. Vì những loại cây ấy bị nhà chùa coi là đã uế tạp cho nên sau này những người xuất gia đều kiêng không dùng. Vê phần người đàn bà cũng bị tội nặng: Phật bắt bà ta bỏ vào tầng ngục thứ mười. Có người bảo đó là bà mẹ ông Mục Liên, sau này ông ta từng xuống dưới đó thăm mẹ.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Hai chú tí hon (Truyện cổ Grimm)

Hai chú tí hon – Truyện cổ tích thế giới

Ở nhà của Bác thợ giày nọ xảy ra chuyện kỳ lạ là khi bác cắt da giày để sẵn sang hôm sau đã trở thành một chiếc giày hoàn chỉnh. Nhờ vậy mà bác kiếm được nhiều tiền và sống khá hơn. Sau khi hai vợ chồng bác quyết định tìm hiểu sự việc thì phát hiện người giúp mình là hai chú tí hon. 

Xưa có bác thợ giày, chẳng tội tình gì mà làm ăn cứ ngày một sa sút, gia sản cuối cùng còn lại là miếng da chỉ vừa đủ đóng một đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định sáng hôm sau sẽ khâu thành giày. Vốn tính phúc hậu, cắt xong, bác yên trí lên giường, mới đặt mình xuống bác đã ngáy o o.
Sáng hôm sau, bác tính ngồi vào chỗ làm thì thấy đôi giày đã đóng xong để ở trên mặt bàn. Bác lấy làm lạ, chẳng hiểu tại sao nó lại làm như vậy.
Cầm giày lên ngắm bác thấy giày đóng thật đẹp, đường kim mũi chỉ cẩn thận, sạch sẽ, không lỗi chỗ nào, sạch đẹp như một công trình của thợ cả.
Ít lâu sau có người đến hỏi mua. Khách hàng thấy đôi giày đẹp quá nên trả đắt hơn giá bình thường. Bác thợ giày lấy tiền ấy mua được miếng da đủ đóng hai đôi giày. Tối bác ngồi đo cắt, định để sáng hôm sau tỉnh táo sẽ khâu. Nhưng cũng giống lần trước, bác không phải mất công khâu, lúc bác dậy thì cả hai đôi giày đã xong.
Giày đẹp nên chẳng thiếu gì người muốn mua, họ trả bác nhiều tiền đến nỗi bác đủ tiền mua da đóng bốn đôi giày khác. Tối cắt da xong lên giường ngủ, sáng hôm sau bác lại thấy cả bốn đôi đã xong.
Câu chuyện cứ như thế tiếp diễn, tối bác đo cắt thì sáng sau thành giày. Chẳng mấy chốc bác trở nên khấm khá, cuối cùng trở thành một người giàu có.
Một buổi tối, sắp đến ngày Chúa giáng sinh, bác lại ngồi cắt giày. Trước lúc đi ngủ bác nói với vợ:
– Mình nghĩ thế nào, hôm nay ta thức đêm rình xem ai đã giúp mình nhiệt tình như vậy.
Bác gái cũng đồng tình. Hai người che đèn rồi lẩn vào góc nhà, nấp sau đống quần áo treo ở đó để rình.
Đúng nửa đêm có hai người tí hon, nom rất dễ thương, mình trần như nhộng đến ngồi bên bàn thợ giày. Họ kéo đống da đã cắt lại, rồi hối hả gò, khâu, mấy ngón tay nhỏ xíu đưa kim tuốt chỉ nhanh thoăn thoắt làm cho bác thợ giày phải ngạc nhiên, trố mắt ra mà nhìn. Hai người tí hon cặm cụi mải miết làm việc cho tới khi khâu xong mới ngừng tay, để giày lên bàn rồi nhảy đi mất hút.
Sáng hôm sau bác gái bảo chồng:
– Té ra mấy chú tí hon đã làm giúp nhà mình. Chúng ta phải tạ ơn mấy chú ấy cho phải lẽ. Các chú ấy thật là tội nghiệp, đi đi về về như thế mà manh áo che thân chẳng có, đành chịu rét mướt… Ông có biết không, hay để tôi khâu cho mỗi chú một cái áo sơ mi, một cái áo khoác, một cái áo vét và một cái quần nhé. Tôi đan cho mỗi chú một đôi bít tất nữa. Còn mình hãy đóng cho mỗi chú một đôi giày nhỏ.
Bác trai nói:
– Thế thì tôi ưng quá đi chứ!
Đến tối thì quà tặng làm xong. Hai người để quà tặng lên bàn, chỗ mọi ngày vẫn xếp da giày đã cắt, rồi lại nấp rình xem liệu hai chú tí hon sẽ làm gì với đống quà ấy. Đúng nửa đêm lại chú tí hon nhảy vào, định bắt tay ngay vào việc. Nhưng các chú chẳng thấy da cắt sẵn mà chỉ thấy chồng áo quần nhỏ nhắn xinh xắn. Thoạt đầu hai chú hết sức ngạc nhiên, nhưng rồi hai chú lộ vẻ hết sức vui mừng. Chỉ trong nháy mắt các chú đã mặc xong quần áo, xỏ giày. Thích quá, các chú lấy tay vuốt vuốt quần áo và hát:
Diện vào lịch sự hẳn lên,
Hỏi còn ai bảo là anh thợ giày.
Hai chú bước thấp bước cao, nhảy múa vui mừng, các chú nhảy cả lên bàn, lên ghế. Sau đó vừa đi vừa nhảy múa kéo nhau ra cửa biến mất. Từ hôm ấy không thấy các chú lại nữa. Còn bác thợ giày sống sung túc, có đồng ra đồng vào, suốt đời bác mọi việc đều trôi chảy tốt đẹp.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Con chim họa mi (Truyện cổ Andersen)

Con chim họa mi – Cổ tích thế giới hay

Trong vườn thượng uyển của nhà vua có chú chim họa mi khiến bao người say mê. Sau đó, chim được vào cung hót cho vua nghe. Nhưng từ khi có chim máy, họa mi dần bị quên lãng và trở về rừng. Cuối cùng, khi vua bị bệnh chính họa mi đã trở về cứu người khỏi thần chết. 

Ở Trung Quốc, nơi mà Hoàng đế là một người Trung Quốc và tất cả quần thần cũng là người Trung Quốc, các bạn hẳn cũng biết điều đó, đã có một câu chuyện.

Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, nhưng chính vì thế mà phải kể lại để người ta khỏi quên đi.

Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý, nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay, nhẹ chân. Trong vườn Thượng uyển trồng toàn những loại hoa quý, rất kỳ lạ, những bông hoa đẹp nhất phải đeo lục lạc bằng bạc để cho du khách khi đến xem phải lưu ý. Khu vườn được chăm sóc kỳ công và trải rộng, ngay người làm vườn cũng không biết đến đâu là hết. Càng đi càng gặp nhiều điều kỳ thú, những cây cao bóng cả vươn dài, những hồ rộng mênh mông sâu thẳm. Rừng thoai thoải xuống biển, trên làn nước xanh những con thuyền lớn có thể lướt dưới bóng cây. Nơi đây có con hoạ mi thường cất tiếng hót mê hồn. Một anh thuyền chài nghèo khổ lòng chứa chất bao nỗi lo toan dăng lưới đi qua, nghe tiếng chim hót cũng phải dừng lại nghe. Anh reo lên: “Trời ơi, Thánh thót biết bao”.

Nhưng rồi mải mê với công việc, anh ta quên chim ngay. Đêm sau đi dăng lưới qua đấy, anh lại nghe tiếng chim hót: anh lại đứng lại nghe và lại reo lên: “Trời ơi, Thánh thót biết bao”.

Khách tham quan từ nhiều nước trên thế giới kéo đến hoàng thành. Họ ca ngợi hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng khi nghe hoạ mi hót, họ đồng thanh reo lên: “Đấy mới là điều kỳ diệu”.

Trở về quê hương, họ thuật lại những điều mắt thấy tai nghe. Nhiều học giả đã viết thành sách ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng người ta ca tụng hoạ mi nhiều hơn cả, những thi sĩ nổi tiếng đã làm những bài thơ kiệt tác để ca ngợi con chim hoạ mi hót hay trong khu rừng bên bờ biển. Sách được truyền đi khắp nơi, có quyển lọt vào tay Hoàng đế. Người chăm chú đọc, nhiều lúc gật đầu tán thưởng những đoạn văn hay ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng uyển.

Đọc tiếp, người thấy có đoạn viết: “Nhưng con chim hoạ mi mới thật là kỳ diệu!” Hoàng đế ngạc nhiên:

– Gì thế này? Con chim hoạ mi à? Sao ta lại không biết nhỉ? Có đúng là trong giang sơn ta; hơn nữa lại ngay trong vườn của ta, lại có một con chim như thế không? Ta chưa hề nghe nói bao giờ, lạ thật!

Hoàng đế truyền gọi quan thị lang là người cầm quyền cao chức trọng; mỗi khi có kẻ dưới đến trình báo hay thỉnh cầu điều gì, ngài chỉ trả lời cộc lốc: “Hớ!”

Hoàng đế phán hỏi:

– Ở đây chừng như có một con chim người ta gọi là hoạ mi. Thiên hạ cho rằng con chim này là loại chim quý hiếm. Vậy sao chưa thấy ai tâu với Trẫm?”

Quan thị lang thưa:

– Muôn tâu bệ hạ, chính hạ thần cũng chưa nghe thấy nói bao giờ và cũng chưa thấy ai đem đến tiến cử.

– Vậy ngay tối nay phải đem nó đến hót cho Trẫm nghe. Thiên hạ biết đến vật báu của Trẫm mà riêng Trẫm lại không biết!

Quan Thị Lang tâu:

– Muôn tâu bệ hạ, thực tình hạ thần chưa hề thấy con chim ấy, nhưng hạ thần xin đi tìm nhất định sẽ tìm được.

Nhưng tìm đâu? Quan Thị Lang đã leo lên khắp lầu son gác tía, qua khắp các cung điện và đường lối đi lại, gặp ai cũng hỏi, nhưng chẳng ai biết gì về chim hoạ mi cả.

Quan Thị Lang lại vào chầu hoàng đế:

– Tâu thánh thượng – Ngài nói – Có lẽ sách đã đánh lừa độc giả, xin bệ hạ đừng tin, đây chỉ là chuyện hoang đường.

Hoàng đế phán:

– Những sách ta xem là những sách của Hoàng đế Nhật Bản gửi tặng, lẽ nào lại là chuyện bịa đặt? Trẫm muốn được nghe chim hoạ mi hót ngay tối nay. Trẫm sẽ ban thưởng cho chim nhiều ân huệ. Nếu không đưa được hoạ mi đến thì cả triều đình sẽ bị phạt giẫm lên bụng sau khi ăn cơm no.

Quan Thị lang cúi chào Hoàng thượng ra về. Rồi ngài chạy tới chạy lui, leo lên leo xuống, khắp cả lầu son gác tía, vào khắp các phòng trong hoàng cung, sục sạo mọi ngõ ngách, một nửa triều thần cũng làm như thế, vì chẳng ai muốn chịu tội giẫm lên bụng. Rõ là một cuộc chạy đua loạn xạ để tìm một con chim cả thiên hạ biết tiếng chỉ trừ Hoàng đế và đình thần.

Cuối cùng họ vớ được một cô bé thị tì.

– Trời ơi! – Cô bé kêu lên – Con chim hoạ mi! Cháu biết! Nó hót hay lắm! Chiều nào mang cơm thừa cho mẹ đang ốm, lúc về mỏi chân đứng nghỉ trong rừng, cháu cũng được nghe nó hót. Những lúc ấy cháu thấy sung sướng đến chảy nước mắt như khi được mẹ cháu ôm hôn vậy.

Quan Thị lang nói như reo:

– Cháu bé ngoan lắm! Cháu hãy đưa ta đến chỗ hoạ mi đậu, ta sẽ ban cho cháu một chức vị ở trong nhà bếp và cho phép cháu được vào xem Hoàng đế ngự thiện. Cháu cần đi ngay vì tối nay đã phải đem chim đến hót cho Hoàng đế nghe.

Cả một nửa triều đình theo con bé thị tì vào rừng nơi có hoạ mi hót. Dọc đường bỗng nghe tiếng bò rống, một thị đồng reo lên: Hoạ mi đấy! Chim gì mà lớn tiếng thế! Hình như tôi đã được nghe ở đâu rồi!

Nữ tì nói:

– Không phải đâu! Bò rống đấy! Còn phải đi lâu mới tới!

Lúc sau lại có tiếng ì uôm của một con ễnh ương ở trong ao. Pháp tăng trong triều cũng đi theo đoàn reo lên:

– Hoạ mi đấy! Nghe sao mà thánh thót thế! Chưa bao giờ bần tăng được nghe một giọng chim hót hay như thế!

Nữ tì nói:

– Không phải đâu! Đấy là ễnh ương!

Đi thêm một quãng, thị tì bảo mọi người:

– Hãy im lặng mà nghe! Nó đấy! Hoạ mi đấy – Thị tì nói và chỉ một con chim nhỏ lông xám đang đậu trên một cành cây.

Quang Thị lang ngạc nhiên:

– Hoạ mi đấy à? Ta cứ tưởng nó đẹp kia chứ? Bộ lông nó trông tầm thường quá! Hay là trước mặt đông đủ quần thần nó sợ, tái sắc đi?

Thị tì cất tiếng gọi:

– Hoạ mi ơi! Hoàng đế muốn nghe hoạ mi hót đấy.

– Rất vui lòng! – Hoạ mi trả lời.

Và cất tiếng hót thánh thót mê hồn.

Quan thị lang khen:

– Nghe trong như những tiếng nhạc bằng pha lê. Cái cổ họng nó xinh xắn cứ phập phồng. Thế mà chưa bao giờ được nghe hoạ mi hót cũng tiếc thật. Vào hoàng cung chắc nó sẽ được triều đình và hoàng gia nhiệt liệt hoan nghênh.

Tưởng hoàng đế có mặt ở đấy, hoạ mi hỏi:

– Tôi có phải hót lần nữa cho thánh thượng nghe không?

Quan thị lang nói:

– Hoạ mi ơi! Người hãy theo chúng ta về cung hót cho Hoàng đế mê say.

– Giọng hót của tôi ở chốn rừng này, dưới vòm cây này, mới là hay nhất.

Hoạ mi nói thế, nhưng khi biết Hoàng đế muốn nó đến hót tại hoàng cung, nó cũng vui lòng đi theo.

Ở hoàng cung người ta đã chuẩn bị tiếp thật long trọng.
Hàng ngàn cây đèn bằng vàng sáng chói trên sân rồng và trên các bệ bằng sứ. Hàng hiên rực rỡ những chậu hoa hiếm thấy, chuông bạc ngân vang mỗi khi gió thoảng nhẹ.
Chính giữa đại diện, nơi Hoàng đế ngự có để sẵn một cành cây bằng vàng cho chim đến đậu. Văn võ bá quan tề tựu đông đủ; cả cô thị tì mới được phong chức đầu bếp, cũng được phép đến nấp nghe sau cánh cửa. Các quan đều mặc phẩm phục, chăm chú chiêm ngưỡng con chim màu xám đang líu lo trên cành vàng.

Hoạ mi hót hay đến nỗi Hoàng đế xúc động, sụt sùi, nước mắt giàn giụa. Người rất hài lòng, truyền đeo chiếc thẻ bà bằng vàng vào cổ chim để thưởng công. Nhưng hoạ mi khước từ nói:

– Như thế này là vinh dự cho tôi lắm rồi! Được thấy những giọt nước mắt của Hoàng đế nhỏ khi nghe tôi hót là một ân huệ lớn đối với tôi.

Hoạ mi lại cất tiếng hót êm đềm thấm thía như để tạ ơn.

Các bà phu nhân thì thào với nhau:

– Không còn gì tuyệt bằng.

Có bà còn ngậm tí nước vào miệng, khẽ lấy giọng ro ro trong cổ bắt chước tiếng chim. Trong bụng nghĩ cứ làm như thế giọng các bà sẽ biến thành giọng hoạ mi.

Ngay cả các nữ tì, thị vị, những người khách khó tính nhất cũng nhiệt liệt ca ngợi giọng hót của hoạ mi.

Như vậy hoạ mi được cả triều đình và hoàng gia ca ngợi.
Hoàng đế truyền ban cho hoạ mi một chiếc lồng sơn son treo trong cung, chim được phép ra ngoài mỗi ngày hai lần mỗi đêm một lần. Mỗi khi ra ngoài chim được mười hai quan hầu đi theo, mỗi người nâng một sợi tơ buộc vào chân chim. Kiểu du ngoạn như vậy, hoạ mi chẳng thích thú gì.
Cả kinh thành náo nức về con chim. Ai đẻ con cũng muốn đặt tên là hoạ mi, kể cả những đứa có giọng khàn khàn.
Một hôm Hoàng đế nhận được một gói gửi đến bên ngài đề hai chữ “Hoạ mi”.

Hoàng đế mở gói, bụng nghĩ chắc lại là một quyển sách nói về chim Hoạ mi.

Nhưng không phải. Trong gói lại là một con hoạ mi nhân tạo, giống hệt con hoạ mi thật, mình, dát đầy kim cương, ngọc xanh ngọc đỏ. Hễ vặn máy chim lại hót lên như hoạ mi thật, cái đuôi vẫy vẫy óng ánh sợi vàng sợi bạc. Cổ chim hoạ mi đeo một cái vòng, trên khắc dòng chữ:

“Tôi là hoạ mi của Hoàng đế Nhật Bản, tôi chưa sánh được với Hoạ mi của hoàng đế Trung Hoa”.

Cả triều đình reo lên:

– Tuyệt quá!

Hoàng đế phong cho người mang hoạ mi giả một chức vị cao và ban thưởng.

Triều thần có người bàn cho hai con chim cùng hót, để được nghe một bản song ca của hai con chim hoạ mi tuyệt diệu.

Người ta đã thử nhưng không được, vì con chim hoạ mi thật hót một kiểu riêng của nó, còn hoạ mi giả cứ hót theo nhịp ba.

Quan chưởng nhạc đã biện hộ cho hoạ mi máy nói rằng nó hót không sai đâu, rất đúng nhịp, tôi cũng thường dạy trên lớp như thế.

Nghe quan chưởng nhạc nói vậy, người ta bèn cho chim giả hót một mình. Nó hót rất hay, chẳng kém gì chim thật, lại đẹp nữa, lúc nó hót cứ lóng lánh như nạm kim cương.

Nó có thể hót thông luôn một lúc ba mươi lần mà vẫn hay, người nghe không thấy chán, vẫn cứ muốn nghe nữa.

Nhưng Hoàng đế truyền để chim thật hót một lúc.
Nhưng nhìn trước nhìn sau chẳng thấy chim thật. Thì ra trong lúc mọi người mải mê nghe chim giả hót thì chim thật đã bay về chốn rừng xanh.

Hoàng đế sửng sốt:

– Thế là thế nào?

Quần thần tỏ vẻ tức giận, kết tội chim vong ân bội nghĩa. Cũng có người an ủi như vậy còn là may vì còn giữ được con hay nhất.

Thế là chim giả lại phải hót, có một bài mà nó cứ hót đi hót lại đến mấy chục lần.

Quan chưởng nhạc hết lời ca tụng chim máy, quan quả quyết nó hơn hẳn chim thật, không chỉ vì nó có bộ lông đẹp mà chính vì tài nghệ của nó.

– Muôn tâu bệ hạ – quan chưởng nhạc trình lên Hoàng đế – với con chim thật, chẳng ai biết được nó sẽ hót bài gì; nhưng với con chim máy thì các bài hót được sắp xếp theo một trật tự nhất định, cứ mở máy các bài sẽ lần lượt hót lên. Cứ việc tháo máy ra, xem các bánh xe sắp đặt thế nào thì hiểu được cách chuyển động của máy và cách phát ra tiếng hót.

Mọi người tán thành ý kiến của quan chưởng nhạc.
Hoàng đế phán rằng phải để dân chúng được nghe chim máy hót, nên chủ nhật quan Chưởng nhạc đem chim máy cho dân chúng nghe.

Dân chúng được nghe hoạ mi hót, ai cũng tấm tắc khen, sau mỗi bài mọi người lại chỉ tay lên trời, lắc đầu kêu “ồ”!
Nhưng có một anh thuyền chài nghèo, đã nhiều lần được nghe hoạ mi hót, lại nói như thế này.

– Khá hay đấy! Khá giống hoạ mi thật đấy! Nhưng nghe như còn thiếu một cái gì ấy.

Vậy là chim thật đã ra khỏi hoàng cung; chim máy được đưa lên địa vị độc tôn.

Người ta đặt nó trên một đệm gấm, bên cạnh giường ngự, xung quanh xếp đầy những bội tinh, châu báu, vàng ngọc là những thứ chim được ban thưởng. Nó được hoàng đế phong cho chức tước cao quý. Về ngôi thứ lâm triều, chim được xếp hàng đầu, bên trái, là thứ bậc cao nhất triều đình.

Quang chưởng nhạc viết một pho sách mười lăm chương ca tụng chim hoạ mi máy, lời lẽ uyên bác, cao siêu. Ai đọc bộ sách ấy cũng gật gù tỏ ra thông hiểu, để khỏi mang tiếng dốt nát.

Sau một năm, Hoàng đế ,triều thần, và cả nước đều thuộc lòng những bài do chim máy hót. Người ta có thể đồng ca với chim. Từ Hoàng đế đến chú bé ngoài phố cũng biết hót.
Rõ thật là hay!

Nhưng một hôm, chim máy đang hót cho Hoàng đế nghe thì bỗng có tiêng kêu đánh sạch trong bụng chim. Dường như có cái gì bị gẫy, các bánh xe quay loạn xạ nghe xoàn xoạt, rồi chim ngừng hót.

Hoàng đế truyền gọi quan ngự y đến bắt mạch chữa cho chim. Nhưng quan ngự y từ chối vì không thuộc chuyên môn của người. Triều đình phải cho gọi một thợ chữa đồng hồ đến. Anh thợ đồng hồ tháo tung cỗ máy xem xét nói rằng các bánh xe mòn nhiều, không có đồ thay; chỉ có thể lắp lại dùng tạm, mỗi năm chỉ được cho chim hót một lần. Nghe tin thần dân cả nước bàng hoàng. Tiếng chim máy hót bây giờ nghe rèn rẹt, nhưng quan chưởng nhạc vẫn khăng khăng rằng tiếng chim máy hót vẫn du dương như trước.

Năm năm sau, nhân dân trong nước nghe một tin dữ. Hoàng đế muôn vàn kính yêu của họ lâm bệnh nặng, không cứu chữa được. Đình thần đã chọn người kế vị. Dân chúng nhớn nhác đến dinh quan thị lang hỏi thăm tin tức.

Hoàng đế tái ngắt, giá lạnh trong long sàng. Văn võ bá quan tưởng người đã băng hà rối rít, xun xoe quanh vị vua mới. Tróng khi đó thị vị và nữ tì vui chơi, thoả thích chuyện gẫu và uống nước chè.

Hoàng đế đáng thương đang hấp hối, người chỉ còn thoi thóp thở.

Cảm thấy có vật gì đè lên ngực, người mở mắt và nhìn thấy thần chết đang cười với người. Thần chết đã lột mũ miện của người, một tay cầm xạ kích một tay cầm hoàng kỳ. Từ các nếp màn che quanh long sàng ló ra những cái đầu lâu kỳ quái; có những cái trông gớm ghiếc, lại có những cái trông nhân từ. Đó là công đức và tội lỗi của Hoàng đế hiện về trong khi thần chết đè nặng lên trái tim người.

– Còn nhớ không? Nhà vua còn nhớ không?

Cái đầu lâu lần lượt hỏi tội nhà vua. Chúng kể ra không biết bao nhiêu là tội, khiến nhà vua toát hết cả mồ hôi và kêu lên:

– Nhưng ta đâu có biết những chuyện ấy?

Rồi ngài hô:
– Cử nhạc lên! Khua trống cái lên! Ta không muốn nghe những lời ma quái nữa!

Mặt ma vẫn cứ trơ trơ, còn thần chết thì vẫn lắc lư cái đầu.

Hoàng đế lại thét lên:

– Cử nhạc! Cử nhạc mau! Chim vàng thân yêu! Hãy hót đi! Hót lên! Ta sẽ ban thưởng cho người vàng bạc, châu báu và chiếc bài vàng. Hót lên! Hót lên đi!

Nhưng chẳng có ai vặn máy, nên chim cứ im lìm. Còn thần chết thì vẫn giương đôi mắt thao láo, trống hốc, nhìn chằm chằm Hoàng đế.

Giữa lúc đó, từ ngoài cửa sổ nổi lên tiếng hót tuyệt vời. Chim hoạ mi bé nhỏ đã từ rừng xanh bay về đậu trên cành cây ngoài vườn. Nghe tin Hoàng đế ốm nặng, chim đã bay về mang lại cho người nguồn sinh lực bằng tiếng hót của mình.

Tiếng hót của hoạ mi vang lên, bóng ma tan dần, máu lại lưu thông trong huyết quản của nhà vua. Thần chết cũng phải lặng đi trước tiếng hót của hoạ mi, rồi lại khuyến khích:

– Cứ hót đi! Hoạ mi! Cứ hót đi!

– Được! nhưng phải trao lại kiếm vàng và mũ miện cho Hoàng đế!

Sau mỗi bài hót của chim, thần chết lại trao trả một bảo vật. Chim tiếp tục hót, ca ngợi cảnh thanh bình nơi nghĩa trang đầy hoa thơm, cỏ lạ. Thần chết không cầm nỗi lòng mong muốn trở lại khu vườn của mình, đã hoá thành một đám mấy trắng bay qua cửa sổ và biến mất.

Hoàng đế reo lên:

– Cảm ơn chim! Cảm ơn chim yêu quí! Ta đã nhận ra hoạ mi rồi. Ta đã vô tình để chim ra khỏi hoàng cung, vậy mà chim vẫn quay về, lại giúp ta xua đuổi tà ma, cứu ta ra khỏi tay thần chết. Ơn ấy không bao giờ ta quên.

Hoạ mi đáp:

– Nhà vua ban thưởng cho chim nhiều rồi. Những giọt nước mắt, nhà vua nhỏ lần đầu tiên nghe chim hót, chim không bao giờ quên cảnh tượng ấy. Đối với một ca sĩ, không có vàng bạc châu báu nào quý giá bằng. Bây giờ xin Hoàng đế yên nghỉ để hoạ mi hót cho người nghe cho mau bình phục.
Rồi hoạ mi lại hót, hoàng đế lại thiếp đi trong giấc ngủ hồi sinh êm đềm.

Lúc ánh bình minh chiếu qua cửa sổ rọi tới long sàng, nhà vua tỉnh giấc trong người sảng khoái vô cùng. Chung quanh chẳng có ai đến hầu, vì họ yên trí vô nhà vua đã băng hà. Duy chỉ có hoạ mi vẫn một mình líu lo bên cạnh Hoàng đế.
Hoàng đế bảo chim:

– Từ nay hoa mi luôn ở bên ta để hót cho ta nghe, còn con chi giả ta sẽ đập tan thành trăm mảnh.

Hoạ mi vội can:

– Xin nhà vua đừng làm như vậy. Chim máy đã làm hết sức của nó, nên giữ nó lại. Còn tôi, tôi không quen sống trong hoàng cung. Xin nhà vua cho phép tôi về rừng, chiều chiều tôi sẽ bay lại đây, đậu trên cành cây, trước cửa sổ này để hót cho nhà vua nghe. Chim sẽ hót lên cuộc đời của những kẻ sung sướng nhưng cuộc đời cũng như cuộc đời của những người đau khổ. Chim sẽ hót lên những điều tốt cũng như những điều xấu người ta chung quanh nhà vua. Tiếng hót của hoạ mi bé nhỏ này sẽ lọt tới những người dân chài nghèo khổ, của những nông dân bần hàn, đến tận những nơi xa hoàng đế và triều đình. Hoạ mi kính trọng tấm lòng nhà vua hơn cả ngai vàng, mặc dầu ngai vàng là biểu hiện thiêng liêng.

Chim sẽ đến, sẽ hót, nhưng chỉ xin nhà vua một điều:

– Chim muốn xin gì trẫm cũng ban – nhà vua nói và đứng dậy ghi chặt thanh kiếm nạm ngọc quí vào ngực.

– Chim chỉ xin bệ hạ một điều là đừng nói cho bất cứ ai biết rằng bệ hạ có một con chim nhỏ đã tâu lên cho bệ hạ biết tất cả mọi điều. Như thế mọi việc sẽ êm đẹp.

Nói rồi chim cất cánh bay đi.

Lúc ấy triều thần bước vào. Họ yên trí hoàng đế đã băng hà. Nhưng mọi người sửng sốt thấy nhà vua đứng dậy quay về phía họ mà phán rằng:

– Chào các khanh!

Nguồn:Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Bạch Tuyết và Hồng Hoa (Truyện cổ Grimm)

Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng. Bà có hai cô con gái, trông đẹp như hai cây hồng. Vì vậy bà đặt tên hai con là Bạch Tuyết và Hồng Hoa.

Hai cô bé rất ngoan ngoãn, hay làm, trần gian thực hiếm có. Bạch Tuyết dịu dàng, thùy mị hơn Hồng Hoa. Hồng Hoa hay chạy nhảy ngoài đồng, hái hoa, bắt bướm. Còn Bạch Tuyết thì luôn ở nhà với mẹ, hoặc giúp việc nội trợ, hoặc đọc sách cho mẹ nghe. Hai chị em yêu nhau lắm, đi đâu cũng dắt tay nhau. Khi Bạch Tuyết nói:

– Chị em chúng ta không rời nhau…

Thì Hồng Hoa nói tiếp:

– …suốt đời.

Bà mẹ lại nói thêm:

– Hai chị em có gì cũng phải chia nhau nhé.

Hai chị em thường vào rừng hái quả dại. Thú rừng thân mật đến hai chị em, không đụng chạm đến hai em. Thỏ ăn lá trong lòng bàn tay hai em. Hoẵng gặm cỏ bên cạnh hai em. Hươu nhảy nhót gần hai em. Chim trên cành hót vui tai hai em. Hai em không bao giờ bị nạn. Khi nào nhỡ muộn không về được, thì hai em nằm sát nhau trên thảm rêu, ngủ lại trong rừng đến sáng, mẹ biết vậy nên cũng chẳng lo ngại gì.

Bạch Tuyết và Hồng Hoa quét tước nhà cửa sạch sẽ lắm, nhìn vào thật thích mắt. Mùa hè thì Hồng Hoa làm công việc nội trợ, sáng nào cũng đặt trước giường mẹ một bó hoa trong đó có một bông hoa hồng trắng và một bông hoa hồng đỏ hái ở hai cây hồng của nhà. Mùa đông thì Bạch Tuyết đốt lửa và móc nồi lên bếp lửa. Nồi bằng đồng đánh sáng nhoáng như vàng. Tối đến, khi tuyết xuống, thì mẹ lại bảo:

– Bạch Tuyết ơi, con ra cài then cửa lại.

Rồi ba mẹ con ngồi bên lửa. Mẹ đeo kính, lấy quyển sách to ra đọc. Hai con vừa xe chỉ vừa nghe. Một chú cừu con nằm bên, đằng sau có một con chim gáy đậu, đầu rúc vào cánh. Một buổi tối, mẹ con đang quây quần êm ái như thế, thì có tiếng gõ cửa. Mẹ bảo:

– Hồng Hoa, con chạy mau ra mở cửa, chắc có khách bộ hành tìm chỗ trú đêm đấy.

Hồng Hoa ra mở cửa, tưởng là thấy một người nghèo khổ. Nhưng không, một con gấu thò đầu to kệch và đen xì vào. Em hét lên một tiếng, lùi lại. Đồng thời cừu con kêu be be, chim gáy vỗ
cánh và Bạch Tuyết trốn vào sau giường mẹ. Gấu nói:

– Đừng sợ, tôi không làm gì đâu, tôi rét cóng, chỉ muốn sưởi nhờ một tí thôi.

Bà mẹ bảo gấu:

– Tội nghiệp, lại gần lửa mà sưởi, cẩn thận kéo cháy lông nhé.

Rồi bà gọi con:

– Bạch Tuyết, Hồng Hoa lại đây, gấu không làm gì các con đâu, nó không có ý xấu đâu.

Hai em chạy lại, rồi dần dần cừu con và chim gáy hết sợ cũng đến. Gấu nói:

– Các em rũ tuyết ở lưng xuống hộ tôi.

Hai em đi lấy chổi quét lông cho gấu. Gấu nằm gần lửa, kêu gừ gừ ra vẻ khoái lắm. Chẳng mấy chốc hai em hết sợ, bắt đầu đùa nghịch với người khách ngờ nghệch.

Hai em giật giật lông gấu, để chân lên lưng gấu, lăn gấu xuống đất, hoặc lấy cành cây quật gấu; hễ gấu gừ gừ, hai em lại cười khanh khách. Gấu cứ để hai em nghịch, nhưng khi hai em nghịch quá thì gấu bảo:

– Bạch Tuyết, Hồng Hoa để cho anh sống với. Hai em đừng đánh chết người yêu của hai em nhé.

Khi cả nhà đi ngủ, bà mẹ bảo gấu:

– Gấu cứ nằm bên lửa mà sưởi cho ấm kẻo ở ngoài lạnh giá. Trời vừa tảng sáng thì hai em mở cửa cho gấu ra, gấu đạp tuyết vào rừng.

Từ đó, tối nào đúng giờ ấy gấu cũng đến nhà nằm bên bếp lửa và để cho trẻ tha hồ trêu mình. Cả nhà thân với gấu, chờ cho con vật lông đen đến rồi mới cài then cửa.

Mùa xuân trở lại, cây cỏ xanh tươi. Một hôm gấu bảo Bạch Tuyết:

– Bây giờ anh phải đi. Mùa hè này anh không thể đến đây được, em ạ.

Bạch Tuyết hỏi:

– Anh đi đâu, anh gấu thân yêu?

– Anh phải vào rừng giữ của kẻo những thằng lùn tai ác ăn trộm mất. Mùa đông, khi đất có băng phủ, thì bọn lùn phải chịu ở dưới đất, không nhoi lên được, nhưng nay mặt trời sưởi mềm đất, thì chúng lại nhoi lên tìm cách ăn trộm của anh; cái gì đã vào tay chúng, chúng cất vào sào huyệt của chúng thì khó lòng mà lấy lại được.

Bạch Tuyết buồn rầu vì phải từ giã gấu. Lúc em mở then cửa cho gấu ra, gấu vướng phải móc cửa, hơi trầy da. Em nhìn thấy hình như có vàng sáng nhoáng dưới da gấu nhưng em không chắc lắm. Gấu rảo bước rồi khuất bóng sau rừng.

Cách đấy ít lâu, mẹ sai hai con gái vào rừng kiếm củi. Hai em trông thấy một cái cây to ai đã hạ xuống và có vật gì nhảy nhót hết chỗ này đến chỗ kia trong đám cỏ gần gốc cây. Hai em lại gần, nhận ra một thằng lùn, mặt già khọm, bộ râu bạc dài vướng vào keo cây, nhảy nhót như một chó con bị xích, không sao thoát được. Nó quắc đôi mắt đỏ ngầu nhìn hai em, thét rằng:

– Sao chúng bay cứ đứng đực đấy ra mà nhìn, không đến cứu tao?

Hồng Hoa hỏi:

– Bác đã làm gì đến nỗi thế?

Thằng lùn đáp:

– Đồ ngu, mày lại còn thóc mách, tao muốn bổ cây này lấy củi nhỏ đun bếp. Tao không dùng củi to, củi to làm cháy mất món ăn. Chúng tao ăn nhỏ nhẻ chứ đâu có ngốn như đồ tham ăn tục uống chúng mày. Tao đã chêm nêm được rồi, nhưng không ngờ nêm trơn quá, thình lình tuột ra mất. Gỗ ập lại nhanh như chớp, tao không kịp rút chòm râu bạc đẹp đẽ ra, nên tao bị giam ở đây. Thế mà chúng bay còn cười, đồ nhãi còn hơi sữa, đồ ngu ngốc không biết xấu mặt.

Hai em cố hết sức giúp thằng lùn nhưng không thể gỡ râu nó ra được. Hồng Hoa nói:

– Để tôi đi gọi người đến.

Thằng lùn hộc lên:

– Đồ điên! Ai cần? Có hai chúng mày đã là quá lắm rồi. Chúng bay không nghĩ ra cách gì khác nữa à?

Bạch Tuyết nói:

– Bác đừng sốt ruột, tôi sẽ có cách cứu bác.

Rồi em lấy kéo nhỏ ở túi ra, cắt ngọn râu thằng lùn. Được thoát nạn, nó đi lấy một cái bị đầy vàng ở đám rễ cây và càu nhàu:

– Đồ mất dạy! Chúng bay cắt mất một mẩu râu đẹp của ông. Quỉ sứ sẽ làm tội chúng mày.

Rồi nó đeo bị vàng lên vai, đi thẳng, không thèm nhìn hai em.

Sau đó ít lâu, Bạch Tuyết và Hồng Hoa đi câu cá ăn. Khi đến gần bờ suối, hai em trông thấy cái gì như một con châu chấu to đang muốn nhảy nhót như muốn đâm xuống nước. Hai em chạy lại thì nhận ra thằng lùn trước. Hồng Hoa hỏi:

– Bác làm sao đây? Bác muốn nhảy xuống suối à?

Thằng lùn gào lên:

– Tao đâu có ngu thế. Mày mở mắt ra mà trông, con cá khốn nạn này nó muốn lôi tao xuống sông đấy.

Nguyên thằng lùn đang ngồi câu cá, bỗng không may bị gió cuốn râu mắc vào dây câu. Một con cá to cắn câu, thằng lùn yếu sức không lôi nổi con cá lên, con cá khỏe hơn kéo thằng lùn xuống. Nó bám lấy cỏ lấy sậy, nhưng không ăn thua. Lúc nó sắp bị cá lôi xuống thì hai em đến kịp, giữ được nó lại. Hai em gỡ cho râu nó, nhưng không ăn thua, vì râu cuốn chặt vào dây câu. Chỉ còn cách là lấy kéo cắt một đoạn râu nữa. Thằng lùn thấy thế kêu om lên:

– Đồ ranh con! Chúng bay làm nhơ nhuốc mặt người ta thế à! Ở đằng kia, chúng bay đã cắt râu tao, bây giờ chúng bay lại cắt đoạn râu đẹp nhất của tao, làm tao không dám để anh em trông thấy mặt nữa. Tao cầu cho chúng bay phải chạy cho đến mòn gót giầy.

Rồi nó đi lấy túi ngọc trai để trong đám sậy và không nói thêm nửa lời, lẩn sau một hòn đá.

Cách đó ít lâu, mẹ sai hai con gái ra tỉnh mua kim chỉ và băng. Con đường qua một bãi hoang rải rác có những tảng đá to. Hai cô bé thấy một con chim to liệng trên đầu mình hồi lâu, rồi xà xuống bên một tảng đá. Tức thì có tiếng kêu oe óe thảm thiết. Hai cô chạy đến thì sợ quá vì thấy con phượng hoàng đã quặp chặt lấy thằng lùn mà hai cô đã nhẵn mặt. Chim định tha nó đi. Hai cô bé níu chặt lấy thằng lùn, co kéo mãi làm cho con chim phải buông mồi ra. Nhưng khi hết sợ thì thằng lùn lại nhè mồm ra mắng hai em:

– Đồ chúng bay vụng quá, không biết nhẹ tay hơn một chút. Kéo mạnh quá làm cho chiếc áo mỏng của người ta rách tan tành như thế này à.

Rồi nó cắp túi ngọc của nó, len lỏi qua đá vào hang. Hai em đã quen với thói bạc bẽo của nó rồi nên không để ý, lên đường ra tỉnh mua bán.

Lúc trở về, hai em lại qua bãi hoang, thì bắt gặp thằng lùn đang đổ những viên ngọc ra một chỗ đất sạch, vì nó không ngờ có người đi qua đó muộn thế. Dưới ánh nắng chiều hôm, ngọc lóng lánh muôn sắc. Hai em đứng lại xem. Thằng lùn mắng:

– Chúng bay đứng đực ra đấy làm gì?

Mặt nó vốn bềnh bệch nay đỏ lên vì tức giận. Nó toan chửi rủa nữa thì bỗng có tiếng gầm gừ kinh hồn, rồi một con gấu đen ở rừng đi ra. Thằng lùn hoảng hồn chồm dậy, định trốn về hang, nhưng không kịp vì gấu đã tới ngay bên. Nó sợ quá van lạy gấu:

– Lạy ngài, xin ngài tha cho con, con sẽ biếu tất cả châu báu của con là những viên ngọc đẹp kia. Xin ngài để cho con sống, ngài ăn thịt kẻ nhỏ bé gầy gò như con thật chẳng bõ dính mồm. Ngài xơi thịt hai con ranh kia thì hơn: thịt chúng mềm như thịt cun cút vậy.

Nhưng gấu không biết nghe, tát cho thằng quái gian ác một cái chết tươi. Hai cô bé chạy trốn, nhưng gấu bảo:

– Bạch Tuyết, Hông Hoa ơi, đừng sợ, chờ anh đi cùng với.

Hai em nhận ra tiếng gấu bèn đứng lại. Khi gấu đến gần hai em thì bộ lông gấu bỗng rơi xuống, gấu biến thành một chàng thanh niên đẹp trai mặc áo toàn vàng. Chàng nói:

– Anh là hoàng tử. Thằng lùn kia đã lấy của cải của anh, rồi phù phép cho anh hóa ra gấu, phải lang thang trong rừng cho đến khi nó chết mới được giải thoát. Thế là ác giả ác báo.

Bạch Tuyết lấy Hoàng tử và Hồng Hoa lấy em hoàng tử. Rồi bốn người chia nhau của cải thu thập được ở trong hang thằng lùn. Bà mẹ già sống lâu, yên vui gần con cái. Bà đem hai cây hồng, trồng trước cửa sổ. Năm nào, hai cây cũng ra hoa trắng, hoa đỏ rất đẹp.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Sự tích bát tiên (Cổ tích thế giới)

Sự tích bát tiên – Truyện cổ thế giới chọn lọc 

Bát tiên chính là 8 vị tiên xuất hiện từ đời Đường gồm: Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lam Thái Hoà, và Hà Tiên Cô. Mỗi người đều có một tính cách khác nhau. 

Trong hệ thống thứ bậc của đạo Lão có 8 vị tiên bất tử. Truyền thuyết nói rằng họ đều đã nếm qua rượu và đào tiên nên bất tử và được coi là biểu tượng của sự trường sinh và những điềm lành, sự hiện diện của Bát Tiên đem đến bình yên và hạnh phúc cho gia chủ. Truyền kỳ về Bát Tiên có lẽ bắt đầu từ triều đại nhà Đường, và câu chuyện cũng thay đổi khác nhau qua với các triều đại. Tám vị tiên, theo ấn bản sau đời nhà Minh, là gồm có Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cữu, Lã Động Tân, Lam Thái Hoà, và Hà Tiên Cô. Rất khác nhau về bề ngoài và cá tính, tám vị này là Đại Tiên trong Đạo gia, và họ thường tụ tập, họp mặt với nhau. Tào Quốc Cữu là hoàng tộc của một hoàng đế; Lý Thiết Quải có tật ở chân nên bước đi với một cây gậy; Hà Tiên Cô là một phụ nữ trẻ đẹp; Trương Quả Lão trông rất khỏe mạnh ở tuổi già của mình và thường cưỡi ngược trên lưng lừa. Hàn Tương Tử là cháu trai của Hàn Dũ, một văn nhân nổi tiếng ở triều đại nhà Đường, thường thích thổi sáo; Chung Ly Quyền luôn luôn được nhìn thấy với một tay phe phẩy cái quạt lá. 1/. Hán Chung Ly Chung Ly Quyền, hiệu là Vân Phòng, làm đại tướng trong triều đình nhà Hán nên còn được gọi là Hán Chung Ly hay Hớn Chung Ly. Ông có thân hình mập mạp, bộ râu xoăn và đôi mắt khoan hòa, mặc chiếc áo phanh trần, để lộ chiếc bụng tròn. Ông là vị tiên luyện nước thánh và tay phe phẩy chiếc quạt thần dùng để cứu người bệnh. Khi mới sinh, trên nóc nhà ông có hào quang sáng rực. Chung Ly Quyền tượng trưng cho sức khỏe và quyền năng chữa bệnh. Có vị tiên này trong nhà sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh. 2/. Trương Quả Lão Là một lão tiên chuyên nghề thuật sĩ và những lĩnh vực huyền bí. Vật tiêu biểu là cái trống cơm và con lừa mà ông luôn cưỡi nhưng ngồi ngược. Khi không cưỡi, ông gói con lừa lại cho vào một cái bị cói đeo kè kè sau lưng. Trương Quả Lão tay mang một nhạc cụ giống như ống tre. Ông nắm giữ sự thông thái của tuổi già. Ông được tôn là nhà hiền triết, ban sự thông thái, minh mẫn cho những người cao tuổi trong gia đình. 3/. Lã Động Tân Ông xuất thân Đạo gia nên thường sử dụng phất trần và kiếm phép. Kiếm phép là kiếm biết bay và nghe theo lời ông sai khiến. Ông được tôn là ông tổ của nghề thợ cạo. Là một học giả ẩn dật được tôn sùng như thần hộ mệnh của những người bệnh, thanh kiếm của ông có phép thuật để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và loại bỏ những nguồn năng lượng xấu. Tay phải ông cầm phất trần để chữa bệnh. Đặt vị tiên này trong nhà sẽ giúp cho mọi thành viên của gia đình tránh được bệnh tật do âm khí tạo ra. 4/. Tào Quốc Cữu Tào Quốc Cữu (Tào Hữu), em ruột của Tào Thái hậu, đời vua Tống. Ông có nghề gõ phách nhịp, nên còn được xưng tụng là ông Tổ của các kịch sỹ, diễn viên. Ông kết bạn với Hán Chung Ly và Lã Động Tân sau đó từ bỏ vinh hoa phú quý và tu tiên. Ông thường mặc một chiếc áo nhà quan quý phái, toát lên vẻ cao quý, thanh nhã. Đặt vị tiên này trong nhà sẽ giúp con đường công danh, địa vị xã hội được thăng tiến. 5/. Lý Thiết Quả (hay còn gọi là Lý Thiết Quải) Lý Thiết Quải – vị tiên có quyền năng nhất trong 8 vị Trong Bát Tiên thì Lý Thiết Quải là vị Tiên đắc đạo đầu tiên và sau đó có công giúp các vị kia thoát tục thành Tiên. Vì thế, người ta còn nói Lý Thiết Quải là vị Tiên đứng đầu bảng của Bát Tiên. Lý Thiết Quải: họ Lý, tên là Huyền, hiệu là Ngưng Dương, nên thường gọi là Lý Ngưng Dương, diện mạo nghiêm trang, tính khí ngay thẳng, trong sạch, học rộng biết nhiều, không theo đuổi công danh mà muốn đi tu Tiên. Biết được Lão Tử đang dạy đạo trên Hoa Sơn, Lý Ngưng Dương liền tìm đến xin học. Chính vì thế mà hình ảnh của ngài tượng trưng cho trí tuệ và sự sáng suốt. 6/. Hàn Tương Tử Hàn Tương Tử là người có biệt tài thổi sao nên được gọi là Học Sỹ thổi tiêu, ông đã sáng tác những bản nhạc êm dịu từ ống sáo thần. Ông sống dưới thời nhà Thương, là bạn có Lã Động Tân và cũng nhờ đó tu đắc đạo. Tiếng sáo thần thu hút những điềm lành bao quanh ông, vì thế mà tất cả muông thú, côn trùng, cây cỏ đều phát triển mạnh mẽ khi ông xuất hiện. Khả năng đặc biệt của Hàn Tương Tử là có thể làm cho cây cối mọc nhanh trong tích tắc. Hình ảnh Hàn Tương Tử với rất nhiều những mầm cây trong chiếc bao tải đeo sau lưng tượng trưng cho một cuộc sống viên mãn. 7/. Lam Thể Hòa Tương truyền Lam Thể Hòa (hay còn gọi là Lam Thái Hòa) do Xích Cước Đại Tiên đầu thai xuống trần, có hình dáng cậu bé trai (hoặc bé gái trong nhiều dị bản), tay xách giỏ hoa, thường mặc áo rộng màu xanh, buộc dây lưng đen, một chân đi đất, một chân mang giày, mùa hè mặc áo bông mà không biết nóng nực, mùa đông chỉ mặc áo đơn mà không biết lạnh. Thực tế không phân biệt được Lam Thể Hòa là nam hay nữ nên dân gian coi ông là bán nam bán nữ. Ông sinh vào cuối thời Thương và đắc đạo sau một trận say túy lúy, trời long đất lở, ông được một con ngỗng trời đưa về trời. Thường ngày, ông ra chợ, vừa ca vừa gõ nhịp, để xin tiền bố thí. Những bài ca do ông tự đặt ra đều có ý khuyên người đời bỏ dữ theo lành. Tiền xin được, ông cột vào dây lưng và bố thí cho người nghèo khổ. Lam Thể Hòa là một vị tiên mang đến sức khỏe và niềm vui cho gia đình. 8/. Hà Tiên Cô Hà Quỳnh hay Hà Tiên Cô quê ở huyện Tăng Thành, tỉnh Quảng Châu, đời nhà Thương, đây là vị nữ tu chính xác duy nhất trong Bát Tiên (do Lam Thể Hòa không biết là nam hay nữ). Tương truyền lúc còn nhỏ bà vốn được gọi là Hứa Sinh (là tên con trai), sau mới được coi là nữ (nhiều tài liệu cho rằng bà đã cải giống chuyển từ nam thành nữ). Bà rất có hiếu, một lòng phụng dưỡng mẹ già ốm đau, nhờ đó mà đắc đạo thành tiên. Khi còn bé, vị tiên này có 6 cái xoáy trên đầu mà ai cũng cho là kỳ tướng. Sau khi thành tiên, Hà Tiên Cô thường cầm hoa sen linh thiêng và cây phất trần. Nếu thờ bà trong nhà thì những người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hoa sen và trái đào biểu thị cho sự sung túc và trù phú.
Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Sự tích hoa Tử Đinh Hương Ba Tư (Truyện cổ Andersen)

Sự tích hoa Tử Đinh Hương Ba Tư – Truyện cổ Andersen

Một người mẹ có chín người con trai, người mẹ ấy sắp bị rồng bắt đi. Những người con trai phân công nhau để bảo vệ mẹ, qua 8 ngày đến lượt người con út canh gác thì mẹ lại bị bắt mất. Người con út đã vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ mẹ, chàng nguyện biến thành khóm hoa Tử Đinh Hương Ba Tư cho mẹ ẩn mình vào và cứu sống mẹ….

Chuyện xảy ra vào thời mà muôn loài đều vô cùng sợ hãi rồng và phù thuỷ. Cứ chiều chiều, khi gió bắt đầu thổi ù ù vào các ống máng đầu hồi, tức là lúc có dấu hiệu rồng sai phái mụ phù thuỷ gieo tai hoạ xuống đầu một người nào đó. Rồng vốn đam mê công chúa. Nhưng rồng thì nhiều mà công chúa lại hiếm. Thế nhưng, loại quỷ này lại không tha một ai từ đám đàn bà đến con gái dân thường.

Một đêm nọ, gió xộc vào nhà bà Pécxia. Chuyện gì sẽ xẩy ra đây? Rõ ràng là rồng đã đến quyến rũ bà mẹ có chín người con trai này. Song chẳng lẽ chín chàng trai cừ khôi kia lại không bảo vệ nổi mẹ? Các chàng trai quy ước với nhau thế này: chỉ để một người ở nhà canh gác, còn tất cả phải đi làm việc. Các anh lớn thay nhau cầm gương bảo vệ mẹ. Tám ngày liền trôi qua không gặp chuyện gì trắc trở. Rồi đến lượt chàng út ở nhà. Chàng đứng ở cổng, canh chừng các ống máng đầu hồi nhà đã lâu không thấy có điều gì khả nghi, nhưng khi chàng định vào nhà ăn trưa thì nghe có tiếng cười vui vẻ ở ngoài vườn. Chàng vội ghé mắt nhìn… chuyện gì thế kia. Chàng thấy một cô gái xinh đẹp, trên ngực cài bông hoa Anh Túc đỏ thắm.

Nàng chào mời chàng: “Hãy lại đây với em! Chỉ có điều xin chàng hãy cất gươm đi đã, em không thích loại vũ khí này!” Chàng trai liền rời tay gươm. Lập tức cô gái ré lên, gỡ bông hoa Anh Túc trên ngực đưa cho chàng trai mời chàng thưởng thức hương thơm. Vốn bản tính trung thực, chàng trai vừa đưa bông hoa đỏ ối lên mũi thì lập tức thấy buồn ngủ quá rồi ngã lăn quay ra vườn. Chàng chỉ còn kịp nhận ra tiếng con rồng vừa gầm gào vừa lao đến cướp mẹ chàng bay lên cao. Còn cô gái xinh đẹp thì đã hoá thành mụ phù thuỷ nổi gió bay đi mất.

Chàng út thiếp đi một lát, lúc chàng tỉnh dậy chàng không biết nên làm gì và nên nói với các anh thế nào? Tốt nhất là nên đi tìm ngay hang rồng. Chàng dắt thanh gươm vào thắt lưng, bỏ vào túi ít lương khô rồi lên đường. Chàng đi mãi, đi mãi, đến cuối ngày thì chàng gặp một cụ già có vẻ mệt mỏi đang ngồi bên đường, miệng lầm rầm cầu xin:
– Hãy thương người già, hỡi chàng trai, ta muốn xin chàng mẩu bánh mì!
– May mắn là con được gặp già – Chàng út đáp
– Xin già hãy cho con biết, già có thấy con rồng mang mẹ con đi về hướng nào không?

Ông già cầm mẩu bánh mỳ, đoạn chỉ tay về hướng Nam. Chàng út rảo chân bước. Chàng lại mải miết đi cho đến tận cuối ngày, và cũng thật lạ kỳ! Chàng lại đến chỗ ông già đang ngồi. Ông già nói:
– Con ơi, con hãy đào hố và trồng cho ta một cây táo. Ta muốn ăn táo nhưng không còn sức trồng cây nữa.
Chàng út dùng gươm thoăn thoắt đào hố và trồng xuống đó một cái cây non. Rồi chàng xin chỉ đường cho chàng đi về hang rồng. Ông già chỉ về hướng Bắc.

Và chàng út lại cắm cúi đi cho đến cuối ngày. Thật lạ lùng quá, rốt cuộc chàng lại đến đúng chỗ ông già vẫn ngồi. Ông già khẩn khoản nhờ chàng hãy giết chết con rắn độc đang bò vào túp lều của ông, mà đêm đêm nó thường quấy rầy không cho ông chủ. Chàng trai xông vào lều, dùng gươm chặt đứt đầu rắn. Chàng xin ông già đừng đánh lừa chàng nữa.
– Ta đã thử thách con ba lần về tính hào hiệp, lòng nhân hậu và thái độ dũng cảm. Con trai ạ, hãy đi về hướng Tây, chính hang rồng ở gần kề đó. Con sẽ phải chiến dấu sống mái với nó. Ta cho con một câu thần chú, giúp con biến hoá theo ý muốn của con. Có điều này phải nhớ: con chỉ có thể biến hoá thành dạng khác được hai lần, lần thứ ba con phải trở lại làm người ngay. Nếu lần thứ ba con biến thành cái gì đó thì con sẽ vĩnh viễn phải chịu số phận như vậy.

Chàng trai nhập tâm câu thần chú và đi về hướng Tây. Chàng cứ đi mãi cho đến khi nhìn thấy một ngọn lửa xanh leo lét trong đêm. Chàng bóp chặt thanh gươm trong tay và bước về phía ngọn lửa. Nhưng chàng bị sa xuống một bãi lầy. Chàng thấy một người đàn bà lưng gù, trên vai vác một khúc gỗ nặng đi lại phía chàng. Ai thế kia? Phải chăng người đó là mẹ chàng? Chàng trai lên tiếng gọi, song người đàn bà sợ hãi hét:

– Con ơi, con đến tìm mẹ ở đây mà làm gì! Không một ai sa chân vào cái đầm lầy này mà còn sống trở về! Thà chết một thân mẹ còn hơn là thấy con trở thành nô bộc cho Rồng!
– Không, mẹ ơi – chàng trai đáp
– Vì con mà mẹ bị rồng cầm tù. Nghĩa vụ của con lúc này là cứu mẹ. Mẹ hãy ngồi lên khúc gỗ già, con sẽ đọc một câu thần chú, con sẽ biến thành dòng sông đưa mẹ thoát khỏi chốn này. Hai mẹ con làm đúng những điều đã bàn. Nhưng khi phát hiện ra nữ nô tỳ Pécxia bỏ trốn, Rồng liền đuổi theo.

Dòng sông cứ chảy mãi cho tới khi cập vào một bãi cát mà ở đó nước đã cạn kiệt.- Mẹ ơi, con sẽ biến thành con ngựa, mẹ hãy cưỡi lên lưng con và túm lấy bờm. Con sẽ đưa mẹ băng qua sa mạc cát này – chàng trai nói và biến ngay thành con tuấn mã khôn ngoan. Ngựa tung bốn vó phi nước đại, Rồng đuổi theo sau, nhưng dọc đường ngựa lại gặp một cái hố vừa sâu vừa rộng chặn ngang.

– Con trai ơi, con phải trở lại làm người ngay và nấp dưới đáy hào này – Người mẹ van xin, song chàng út không chịu nghe.
– Mẹ có chín người con trai, nhưng chín người con chỉ có một mình mẹ – chàng trai đáp
– Con sẽ biến thành khóm hoa rậm rạp chắn che, bảo vệ mẹ.Chàng trai đọc câu thần chú, lập tức trên mặt hào mọc lên một bụi cây rậm có những bông hoa tím thơm ngát. Bà Pécxia vừa ẩn mình trong bụi cây thì đúng lúc con rồng phun lửa phì phì bay qua.
Đó chính là loài hoa Tử Đinh Hương Ba Tư. Loài hoa ấy đang làm đẹp cho biết bao mảnh vườn. Một loài hoa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của người con.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Con chim vàng (Truyện cổ Grimm)

Con chim vàng – Truyện cổ Grimm

Hoàng tử út đã vượt qua nhiều khó khăn để có thể mang chim vàng về cho vua cha không những thế còn có ngựa vàng và công chúa. Nhưng không may bị các anh hãm hại và cướp công. Sau chàng trở về và sự thật được phơi bày, chàng còn giải thoát cho cáo thành người, công chúa và hoàng tử sống hạnh phúc bên nhau,…..

Ngày xưa có một ông vua cho trồng một vườn hoa ở phía sau cung điện của mình để làm nơi tản bộ vui chơi. Trong vườn hoa ấy có một cây táo kết quả vàng. Khi quả táo sắp chín, vua phái người tới đếm số quả, nhưng tới sáng hôm sau thì lại thiếu đi một quả.
Biết được việc đó, nhà vua ra lệnh phải canh cây hàng đêm. Vua có ba hoàng tử. Hoàng tử lớn nhất phải canh buổi đầu tiên. Tới khuya hoàng tử không sao cưỡng lại được cơn buồn ngủ. Sáng hôm sau lại thiếu một quả táo. Hoàng tử thứ hai canh đêm tiếp theo, nhưng mọi chuyện cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Khi đồng hồ điểm mười hai giờ thì hoàng tử đã thiu thiu ngủ, sáng hôm sau lại thiếu một quả táo. Ngày thứ ba đến lượt hoàng tử út. Hoàng tử thích đi, nhưng vua lại không tin, cho rằng chàng làm sao bằng hai anh, nhưng rồi cuối cùng nhà vua cũng cho đi canh cây. Chàng nằm ngay dưới gốc cây và cố thức. Khi đồng hồ điểm mười hai tiếng thì có tiếng rào rào trong không trung. Nhìn qua ánh trăng, hoàng tử thấy một con chim lông vàng óng ánh bay tới đậu trên cây, nó mổ một quả táo. Hoàng tử giương cung bắn. Mũi tên trúng một chiếc lông cánh, lông rơi xuống. Chàng nhặt cất giữ chiếc lông chim. Sáng hôm sau hoàng tử dâng vua xem và kể lại những gì mình thấy. Vua triệu quần thần lại bàn bạc. Quần thần cho rằng chiếc lông vàng quý hơn cả một vương quốc. Vua phán:
– Nếu chiếc lông chim quí như vậy thì trẫm không những muốn có một chiếc, mà muốn có cả con chim!
Hoàng tử con cả tự cho mình là người thông minh tài trí liền lên đường đi tìm con chim đó. Đi được một quãng thì chàng thấy một con cáo ở ven rừng. Chàng giương súng tính ngắm bắn cáo. Cáo nói:
– Đừng có bắn tôi, tôi sẽ cho anh một lời khuyên. Anh đang đi đúng con đường tới chỗ con chim vàng. Tối nay anh sẽ tới một làng, ở đó có hai quán trọ nằm đối diện nhau. Một quán trọ thì đèn sáng trưng, người ra vào tấp nập. Đừng có vào quán đó mà vào quán đối diện, dù nhìn vẻ bề ngoài nó không hấp dẫn lắm.
Hoàng tử nghĩ bụng:
– Một con vật hay giỡn cợt thì làm sao có thể cho một lời khuyên nghiêm túc được!
Thế là chàng bấm cò, chàng bắn trượt. Cáo cong đuôi chạy thẳng vào rừng. Chàng lại tiếp tục lên đường và tới được làng khi màn đêm đang buông xuống. Hai quán trọ nằm đối diện nhau. Một quán thì ca hát, nhảy múa tưng bừng, quán kia thì có vẻ tiêu điều. Hoàng tử nghĩ:
– Nếu ta bỏ qua quán trọ tốt mà vào ở trong quán trọ tồi tàn thì ta quả là một tên ngu ngốc!
Vì vậy anh ta bước vào quán trọ đang náo nhiệt để thỏa sức ăn chơi mà quên mất việc đi tìm con chim vàng cùng những lời khuyên của cha anh ta.
Thời gian trôi qua mà chẳng thấy người con cả quay trở về nên người con thứ hai lên đường để tìm con chim vàng. Cũng như người anh cả, anh ta cũng gặp con cáo, nó khuyên anh với những ý tốt, nhưng anh ta chẳng thèm để ý. Anh tới chỗ có hai quán trọ. Người anh cả đang đứng bên cửa sổ của quán trọ có tiếng ồn vang ra nhìn thấy em thì gọi vào. Anh bước vào trong quán trọ ấy để ăn uống vui chơi cho thỏa thích.
Lại một thời gian trôi qua, hoàng tử út xin được thử sức mình, nhưng nhà vua không cho. Nhà vua nói:
– Chỉ mất công vô ích. Con làm sao mà bì được với hai người anh, nên không hy vọng tìm được con chim vàng. Khi gặp trở ngại khó khăn con lại không biết đường xoay sở. Con không đủ tài trí để làm việc đó.
Người con út cứ nài nỉ không để cho vua cha được yên thân, nên cuối cùng nhà vua cũng bằng lòng cho đi. Hoàng tử gặp một con cáo ở ven rừng, nó xin chàng tha chết và nói cho chàng biết những lời khuyên tốt. Hoàng tử út là người tốt bụng. Chàng nói:
– Cáo thân yêu, cứ yên tâm, ta không hại mi đâu!
Cáo nói:
– Anh sẽ không phải hối hận vì điều đó. Anh hãy cưỡi đuôi tôi mà đi cho nhanh tới đó.
Hoàng tử vừa ngồi lên đuôi cáo, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi cả hai tới một làng kia, hoàng tử bước xuống. Theo lời khuyên của cáo, hoàng tử vào nhà trọ tồi tàn và ngủ bình yên qua đêm ở trong nhà trọ đó. Sáng hôm sau, hoàng tử ra cánh đồng thì gặp cáo, nó nói:
– Giờ tôi nói anh biết mình phải làm gì. Anh cứ thẳng đường mà đi thì sẽ tới một lâu đài có tốp lính đang nằm ngủ say và ngáy. Đừng để ý tới chuyện đó, anh cứ đi thẳng vào trong lâu đài, đi qua nhiều phòng, rồi tới một căn phòng ở trong có treo lồng chim. Trong lồng có con chim vàng. Cạnh đó có một cái lồng bằng vàng trang trí rất đẹp, nhưng là lồng không. Anh cần nhớ, không được bắt con chim vàng ở trong lồng cho sang lồng bằng vàng. Làm như vậy anh sẽ gặp nguy hiểm đấy.
Xong sau đó, hoàng tử ngồi lên đuôi cáo, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo. Khi cả hai tới lâu đài, mọi việc đúng như lời cáo nói. Hoàng tử tới gian phòng có chiếc lồng gỗ nhốt con chim vàng, cạnh đó là một chiếc lồng bằng vàng. Táo vàng ở khắp nơi trong phòng. Chàng nghĩ: “Nếu cứ để con chim vàng ở trong cái chuồng tầm thường xấu xí thì thật vô lý.” Chàng mở cửa lồng, bắt chim thả vào trong chiếc lồng vàng. Lập tức con chim vàng kêu inh ỏi lên. Binh lính thức dậy, xông lại bắt chàng, đem giam vào trong ngục. Sáng hôm sau, hoàng tử bị điệu ra tòa án. Chàng nhận hết mọi việc nên bị án tử hình. Nhưng vua nước đó nói rằng có thể tha thứ cho chàng với điều kiện, nếu chàng đem cho nhà vua một con ngựa vàng phi nhanh hơn gió. Nhà vua sẽ thưởng cho chàng con chim vàng.
Hoàng tử buồn thở dài lên đường, vì biết tìm ở đâu ra con ngựa vàng bây giờ? Đúng lúc đó chàng gặp lại anh bạn cáo khi trước đang ngồi bên vệ đường. Cáo nói:
– Anh thấy không! Anh không nghe lời tôi nên mới như vậy. Hãy dũng cảm nhé! Tôi sẽ giúp anh tìm ra con ngựa vàng. Anh cứ thẳng đường mà đi sẽ tới một lâu đài. Trong chuồng ngựa của lâu đài có một con ngựa vàng. Đám chăn ngựa nằm ngay trước cửa chuồng, nhưng chúng ngủ say và ngáy. Anh có thể im lặng dắt con ngựa vàng ra. Nhưng anh phải chú ý một điều: chỉ đặt chiếc yên ngựa bằng gỗ và da lên lưng ngựa, nếu lấy chiếc yên ngựa vàng treo cạnh đó thì anh sẽ gặp nguy hiểm đấy.
Đuôi cái trải ra, hoàng tử ngồi lên, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi cả hai tới nơi thì mọi chuyện giống như lời cáo nói. Hoàng tử vào chuồng có con ngựa vàng, đang định đặt chiếc yên cũ lên lưng ngựa thì chàng nghĩ:
– Thật là tủi hổ thay nếu ngựa vàng không có yên đẹp.
Chàng vừa mới đặt yên lên ngựa thì con ngựa hí vang lên. Những người trông ngựa tỉnh giấc, xông lại bắt chàng đem giam vào trong ngục. Sáng hôm sau, hoàng tử bị điệu ra trước tòa án và bị án tử hình. Nhưng nhà vua sẽ miễn tội tử hình và cho anh con ngựa vàng với điều kiện, anh phải đưa được công chúa xinh đẹp ra khỏi cung điện vàng tới đây.
Hoàng tử lên đường, lòng trĩu nặng lo âu. May thay chàng gặp lại anh bạn cáo trung thành. Cáo nói:
– Tôi vốn muốn anh chịu một số khổ sở, nhưng tôi lại rất thương anh nên sẵn lòng giúp anh khi khó khăn. Con đường ấy đi thẳng tới cung điện vàng. Khoảng chập tối anh sẽ tới nơi. Đêm khuya yên tĩnh thế nào công chúa sẽ vào buồng tắm để tắm. Đợi khi công chúa bước vào nhà tắm thì hãy bước tới hôn nàng. Nàng sẽ đi theo anh. Anh có thể dẫn nàng đi nhưng không cho nàng đến chào từ biệt bố mẹ, vì như vậy anh sẽ gặp nguy hiểm.
Đuôi cáo trải dài ra, hoàng tử ngồi lên đuôi. Cáo liền chạy xuyên rừng vượt núi, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi chàng tới cung điện vàng thì mọi việc đúng như lời cáo nói. Hoàng tử đợi đến nửa đêm, khi cả cung điện yên tĩnh trong giấc ngủ, công chúa xinh đẹp đi vào bồn tắm, hoàng tử tới ôm hôn nàng. Nàng nói, nàng sẽ vui vẻ theo chàng, nhưng cầu xin chàng tới chào từ biệt cha mẹ trước khi đi. Thoạt đầu chàng cự tuyệt, nàng khóc van, rồi quỳ xuống dưới chân nàng cầu xin, cuối cùng chàng cũng bằng lòng. Công chúa vừa tới giường vua và hoàng hậu thì cả hoàng cung tỉnh dậy. Hoàng tử liền bị bắt giam vào ngục. Sáng hôm sau vua bảo hoàng tử út:
– Ngươi đáng tội chết. Nhưng nếu trong vòng tám ngày ngươi có thể di chuyển ngọn núi che mất tầm mắt nhìn từ cửa sổ. Nếu làm được thì ta thưởng bằng cách gả con gái cho ngươi.
Hoàng tử bắt tay ngay vào làm, chàng đào, xúc liên tục. Nhưng sau bảy ngày chàng mới chỉ làm được một ít trông chả đáng là bao. Hoàng tử buồn rầu chán nản đâm ra mất hết hy vọng. Tối thứ bảy cáo đến và nói:
– Anh làm không được bao nhiêu, để tôi làm thay cho. Anh đi nằm nghỉ đi.
Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc, hoàng tử nhìn qua cửa sổ thì thấy ngọn núi đã biến mất. Hoàng tử hết sức vui mừng, voi lại báo nhà vua rằng mình đã làm xong công việc và xin nhà vua, dù muốn hay không, giữ đúng lời hứa, gả công chúa cho chàng.
Hoàng tử và công chúa cùng nhau đi, không bao lâu sau cáo trung thành cũng nhập đoàn. Cáo nói:
– Anh có được điều mong ước, nhưng con ngựa vàng lại thuộc về công chúa.
Hoàng tử hỏi:
– Thế phải làm gì bây giờ?
Cáo đáp:
– Điều đó tôi xin nói anh rõ. Anh hãy đưa thiếu nữ xinh đẹp kia tới nhà vua cử anh tới cung điện vàng. Đó là một điều vui mừng khôn tả. Họ sẽ sẵn sàng dẫn tới trước mặt anh con ngựa vàng. Hãy nhảy ngay lên ngựa, rồi bắt tay chào mọi người và đưa tay bắt chào công chúa. Nhân lúc bắt tay thì kéo luôn công chúa lên ngựa và phóng đi, con ngựa ấy phi nhanh hơn gió.
Tất cả mọi việc đều mỹ mãn. Hoàng tử và công chúa xinh đẹp cưỡi ngựa vàng mà đi. Cáo cũng chạy cùng với họ. Cáo nói:
– Giờ tôi sẽ giúp anh đoạt được chim vàng. Khi anh tới gần cung điện có con chim vàng thì hãy cho công chúa xuống ngựa, đứng đợi ở ngoài cùng với tôi. Rồi anh cưỡi ngựa vào trong cung điện. Người trong cung điện mừng vui đón anh và lấy con chim vàng ra đưa cho anh. Cầm lồng chim trong tay rồi thì anh quay ngay ngựa phóng ra ngoài để đón công chúa.
Dự định đã hoàn thành. Trước khi hoàng tử trở về nhà cùng công chúa và con chim vàng, cáo nói:
– Giờ đã đến lúc anh đền đáp công tôi.
– Thế cáo muốn gì nào? – Hoàng tử hỏi.
Cáo đáp:
– Khi nào tới khu rừng thì anh hãy bắn tôi chết, rồi chặt đầu và chân.
Hoàng tử nói:
– Phải chăng đó là một cách cám ơn! Ta không thể làm việc đó với cáo.
– Nếu anh không muốn làm thì thôi. Giờ chúng ta chia tay nhau. Tôi cho anh hai lời khuyên: đừng có bỏ tiền chuộc kẻ phạm tội bị treo cổ, không ngồi ở bờ giếng. – Nói xong, cáo chạy thẳng vào rừng.
Hoàng tử nghĩ:
– Thật là một con vật kỳ lạ. Có đời nhà ai lại bỏ tiền chuộc kẻ phạm tội bị treo cổ. Mình cũng chưa bao giờ lại muốn ngồi bên giếng.
Chàng cùng thiếu nữ xinh đẹp lên đường. Trên đường đi họ tới một làng, nơi hai người anh của chàng dừng chân. Trong làng mọi người đang xì xào bàn tán. Chàng hỏi thì biết sắp có hai người sẽ bị treo cổ. Khi tới gần chàng mới biết đó là chính hai người anh của mình. Họ đã làm mọi việc lừa gạt xấu xa, rồi tiêu xài hết. Chàng dò hỏi, liệu có cách gì cứu được hai người đó không. Đám đông bảo:
– Nếu anh đem tiền chuộc tội cho họ, nhưng bỏ tiền cứu những con người xấu xa để làm gì?
Hoàng tử út đưa tiền chuộc mà chẳng cần suy nghĩ. Hai người anh được phóng thích. Tất cả mọi người cùng nhau lên đường.
Họ tới ven rừng, nơi khi xưa lần đầu tiên họ gặp Cáo. Nắng như thiêu như đốt, nhưng trong rừng lại mát mẻ dễ chịu. Hai người anh nói:
– Ta hãy nghỉ chân ngồi bên giếng ăn uống chút đi.
Hoàng tử quên mất lời dặn của cáo. Chàng không nghĩ tới điều gian ác có thể xảy ra, và ngồi bên bờ giếng. Hai người anh lao tới xô chàng rơi xuống giếng. Hai người anh mang theo con chim vàng, ngựa vàng và dẫn công chúa về giao nộp cho vua cha. Họ nói:
– Chúng con không những chỉ mang chim vàng, mà còn mang về cả ngựa vàng và công chúa ở lâu đài vàng về. Đó là những thứ chúng con đoạt được.
Nhà vua hết sức vui mừng, nhưng ngựa không ăn cỏ, chim không hót, còn công chúa thì ngồi khóc.
Hoàng tử út rơi xuống giếng, nhưng giếng cạn chỉ còn bùn nên chàng không bị sao cả. Chỉ có là chàng không sao lên khỏi giếng được. Đúng lúc khó khăn thì con cáo lại tới, nó nhảy xuống và trách chàng không lưu ý lời khuyên của nó. Cáo nói:
– Tôi không thể để anh như thế này. Tôi sẽ giúp anh lên khỏi giếng.
Nó bảo anh nắm chặt đuôi nó, rồi nó kéo anh lên khỏi giếng. Con cáo nói:
– Anh vẫn chưa thoát nạn đâu. Hai người anh không biết là anh đã chết hay chưa nên phái người canh phòng cánh rừng. Nếu họ bắt gặp anh họ sẽ giết ngay.
Khi đó có một ông già nghèo ngồi bên đường. Hoàng tử đổi quần áo cho ông già. Với quần áo cải trang, hoàng tử út về được tới hoàng cung. Chẳng ai nhận ra chàng, nhưng chim bắt đầu hót, ngựa lại ăn cỏ và thiếu nữ xinh đẹp không khóc nữa.
Nhà vua ngạc nhiên hỏi:
– Thế này nghĩa là thế nào?
Công chúa trả lời:
– Con cũng không biết việc đó. Trước con rất buồn, nhưng giờ thì con thấy vui vẻ. Con có linh cảm là người chồng chưa cưới của con đã về rồi.
Công chúa kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nhà vua nghe, cho dù những người anh khác dọa sẽ giết nếu nàng nói lộ mọi chuyện. Nhà vua ra lệnh trong hoàng cung phải tới trình diện. Hoàng tử út quần áo tả tơi trông như một người đàn ông nghèo cũng tới, nhưng công chúa nhận ra ngay, chạy lại ôm hôn. Hai người anh bụng dạ xấu xa bị bắt giữ và bị hành hình. Hoàng tử út cùng công chúa kết hôn với nhau và được thừa kế ngai vàng.
Nhưng còn con cáo đáng thương thì sao? Sau đó rất lâu, có lần hoàng tử lại đi vào rừng. Chàng gặp con cáo, cáo nói:
– Chàng đã có những gì chàng mong muốn, nhưng nỗi đau khổ của tôi thì chưa kết thúc. Việc giải thoát tôi nằm trong quyền của chàng.
Cáo năn nỉ chàng, dù chàng có bắn chết nó, chặt đầu hay tháo móng nó. Hoàng tử giải xóa lời bùa yểm cáo. Cáo lại biến thành người. Đó chẳng phải là ai khác, mà là người anh của công chúa xinh đẹp. Từ đó trở đi họ sống suốt đời trong no đủ và hạnh phúc.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Công chúa tóc dài (Truyện cổ Grimm)

Công chúa tóc dài – Truyện cổ Grimm

Cô công chúa tóc dài bị mụ phù thủy nhốt trên tòa tháp cao một mình, nàng thường cất cao tiếng hát để xua đi nỗi buồn, chàng hoàng tử đã nghe thấy. Sau đó nàng đã được thoát ra khỏi tòa tháp cao đó và sống hạnh phúc cùng hoàng tử.

Ngày xưa có một đôi vợ chồng nghèo sống ở một ngôi nhà nhỏ nhắn ven rừng. Một hôm người vợ thấy cạnh nhà có một giống hoa màu tím lạ, nên nài nỉ bắt ông chồng hái cho được bông hoa đấy.

Thương vợ người chồng leo qua tường hái bông hoa ấy. Nhưng người chồng không ngờ rằng đây là khu vườn của mụ phù thủy. Bà ta bắt gặp người chồng hái trộm nên ra điều kiện:

– Nếu ngươi chịu giao đứa con đầu lòng của ngươi cho ta, ta sẽ tha cho ngươi.

Quá sợ lời nguyền của mụ phù thủy nên người vợ đành chấp nhận lời đề nghị của mụ. Năm ấy người vợ hạ sinh một đứa con gái và vợ chồng họ đành giao đứa con gái đầu lòng của mình cho mụ ta.

Thời gian trôi qua cô bé càng lớn càng xinh đẹp nhất là bộ tóc dài vàng óng mượt. Sợ nàng trốn thoát mụ phù thủy đã đem nàng nhốt trên một ngọn tháp cổ rất cao. Mỗi khi về tới nhà mụ phù thủy lại gọi:

– Tóc dài! Tóc dài!

Thế là cô gái thả mái tóc xuống để mụ phù thủy leo lên. Ở trên tháp cổ một mình ngày nào cô gái tóc dài cũng cất cao tiếng hát để xua đi nỗi cô quạnh.

Một hôm có vị hoàng tử cưỡi ngựa đi ngang qua chợt nghe thấy tiếng hát của nàng. Chàng tò mò đến gần và thấy sự kiện lạ lùng khi thấy mụ phù thủy leo lên và leo xuống cái tháp bằng mái tóc dài của nàng.

Chờ mụ ta đi khuất chàng đến bên tháp bắt chước làm theo mụ phù thủy. Khi gặp được cô gái tóc dài, Hoàng tử cùng cô gái đàn ca vui vẻ họ trở nên thân thiết nhau hơn. Và chàng hẹn với cô gáihôm sau sẽ quay trở lại nữa.

Tối đến khi mụ phù thủy trở về nhà, cô gái đã thật thà kể lại hết câu chuyện cho mụ phù thủy nghe. Bà ta tức giận cắt mái tóc dài của cô gái cột vào cửa sổ. Rồi bà ta dắt cô gái bỏ vào rừng sâu.

Sáng hôm sau hoàng tử lại đến và leo lên tháp. Chàng gặp mụ phù thủy đứng bên cửa sổ và biết là mình đã bị lừa. Mụ phù thủy cười khoái trá và cắt mái tóc để hoàng tử rơi từ trên cao xuống. Nhưng rất may chàng lại rơi trên đống tóc dài mà mụ đã cắt đi. Còn mụ phù thủy lúc này mới nhận ra rằng mình không còn cách nào để leo xuống và bị nhốt trên tháp cao suốt cuộc đời.

Đến lúc này thì Hoàng tử chạy đi tìm cô gáiở khắp nơi, bất chợt nàng nghe văng vẳng tiếng hát của nàng ở mãi tận rừng sâu. Chàng vui mừng thúc ngựa chạy mau vào rừng và gặp lại cô gái.

Chàng vui mừng dẫn nàng về ra mắt vua cha và xin với vua cha được cưới cô gái tóc dài làm vợ. Từ đó họ sống bên nhau thật hạnh phúc. Và nàng cũng đã tìm lại được cha mẹnghèo khó của mình nơi xa xôi sau bao năm xa cách.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Truyện cổ Grimm)

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn – Truyện cổ Grimm

Nàng Bạch Tuyết da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, nàng rất xinh đẹp. Nên bị mụ dì ghẻ độc ác ghen ghét đã sai thợ săn đem nàng vào rừng và giết nàng. Nhưng thật may bác thợ săn đã tha cho nàng, nàng chạy mãi vào rừng và nàng đã gặp được bảy chú lùn. Nàng chung sống vui vẻ với bảy chú lùn. Mụ dì ghẻ biết được nàng vẫn còn sống và hết lần này đên lần khác đến hãm hại nàng. Cuối cùng nàng chết thật vì ăn phải táo độc. Sau đó chàng hoàng tử gặp nàng nằm trong quan tài nhưng sắc mặt như còn sống quyết xin các chú lùn mang nàng về…..

Ngày xửa, ngày xưa, giữa mùa đông giá rét, tuyết rơi trắng như bông có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ khung gỗ mun, bà mải nhìn tuyết nên kim đâm phải tay, ba giọt máu rơi xuống tuyết.

Thấy máu đỏ pha lẫn tuyết trắng thành một màu tuyệt đẹp, bà nghĩ bụng: “Ước gì ta đẻ được một người con gái, da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ khung cửa này” Sau đó ít lâu, bà đẻ một cô gái trắng da như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như mun; vì vậy bà đặt tên con là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết vừa ra đời thì mẹ chết.

Một năm sau, vua lấy vợ khác. Bà này đẹp lắm nhưng kiêu căng tự phụ, độc ác và không muốn ai đẹp bằng mình. Bà có một cái gương thần, khi soi, bà hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Thì gương đáp:

– Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.

Biết gương nói thật, bà rất sung sướng. Nhưng Bạch Tuyết càng lớn càng đẹp. Năm lên bảy, cô đã đẹp như tiên sa, đẹp hơn cả hoàng hậu.

Một hôm hoàng hậu lại hỏi gương:

Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Thì gương đáp:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Hoàng hậu nghe nói giật mình, ghen tức tái mặt đi. Từ đó mỗi khi thấy Bạch Tuyết, hoàng hậu lại tức điên lên.

Ngày ngày sự kiêu ngạo và lòng đố kỵ khiến mụ lúc nào cũng bứt rứt. Mụ cho gọi một người đi săn đến bảo:

– Ngươi hãy đem con bé này vào rừng cho khuất mắt ta. Giết chết nó đi, mang tim gan nó về đây cho ta.

Người đi săn vâng lệnh, đem cô bé đi. Khi bác lấy dao ra để chọc tiết thì cô bé vô tội van khóc:

– Bác ơi, bác đừng giết cháu, cháu xin ở lại trong rừng không về lâu đài nữa.

Thấy cô bé xinh đẹp quá, bác thợ săn thương hại bảo:

– Tội nghiệp, thôi cháu đi đi. Bác nghĩ bụng: “Rồi thú dữ cũng đến ăn thịt nó mất”. Nhưng bác thấy hình như cất được một gánh nặng trong lòng vì không phải giết người.

Vừa lúc đó một con hoẵng nhỏ nhảy tới. Bác giết con hoẵng, lấy tim gan đem về nộp cho hoàng hậu, nói dối là tim gan Bạch Tuyết.

Người đàn bà độc ác đó sai đầu bếp xào xáo cho mụ ăn. Mụ đinh ninh đó là tim gan Bạch Tuyết, ăn kỳ hết.

Một mình thui thủi trong rừng sâu. Bạch Tuyết sợ hãi, cô cứ cắm đầu chạy, giẫm phải gai và đá nhọn, chảy cả máu chân. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng không đụng chạm đến cô. Cô đi mỏi cả chân, chập tối, thấy một cái nhà nhỏ, liền vào để nghỉ.

Trong nhà, cái gì cũng bé tí ti, nhưng đẹp và sạch lắm. Trên bàn trải khăn trắng tinh có bảy cái đĩa con, một đĩa có một cái thìa con, một cốc con. Sát tường kê bảy chiếc giường nhỏ phủ khăn trắng như tuyết.

Bạch Tuyết đang đói và khát, liền ăn ở mỗi đĩa một tí rau, tí bánh, và uống ở mỗi cốc một hớp rượu vang, vì cô không muốn ai phải mất phần. Cô mệt quá, muốn đi ngủ, nhưng không giường nào nằm vừa, cái thì dài quá, cái lại ngắn quá. Cô thử đến cái thứ bảy mới thấy vừa, liền vào đó ngủ.

Tối mịt, các người chủ căn nhà mới về: đó là bảy chú lùn làm công việc đào mỏ. Họ thắp bảy ngọn nên lên. Họ cảm thấy có ai đã đến nhà.

Một chú nói: “Ai đã ngồi vào ghế của tôi?”. Chú thứ hai nói: “Ai đã ăn ở đĩa của tôi?”. Chú thứ ba nói: “Ai đã ăn ít bánh của tôi?”. Chú thứ tư nói: “Ai đã ăn ít rau của tôi?”. Chú thứ năm nói: “Ai đã dùng chiếc dĩa của tôi?”. Chú thứ sáu nói: “Ai đã dùng dao của tôi?”. Chú thứ bảy nói: “Ai đã uống vào cốc của tôi?”.

Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình. Thấy có chỗ trũng ở đệm, chú bèn nói:

– Ai đã trèo lên giường tôi?

Những chú khác cũng lại giường mình và nói: “Có ai đã nằm vào giường của tôi?”. Chú thứ bảy nhìn vào giường mình thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Chú gọi các chú kia đến. Ai nấy đều ngạc nhiên.

Họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên: “Lạy chúa! Cô bé này đẹp quá”. Các chú mừng lắm, để yên cho cô ngủ.

Sáng hôm sau, Bạch Tuyết dậy, thấy bảy chú lùn, cô hoảng sợ, nhưng họ thân mật hỏi:

– Cô tên là gì?

Cô đáp:

– Em là Bạch Tuyết.

Họ lại hỏi:

– Sao cô lại tới đây?

Cô kể cho họ nghe là gì ghẻ muốn giết cô, người đi săn đã để cho cô sống, cô đã chạy suốt ngày mãi cho đến khi thấy nhà họ.

Các chú lùn bảo cô:

– Cô có muốn giúp chúng tôi một tay, làm các việc trong nhà này không? Cô sẽ nấu nướng, làm giường, giặt giũ, khâu vá, thêu thùa, cô quét tước, dọn dẹp. Ở lại đây với chúng tôi, cô sẽ chẳng thiếu thứ gì.

Từ đó Bạch Tuyết ở với các chú lùn. Cô làm công việc nội trợ.

Sáng sớm, các chú lùn vào mỏ lấy quặng và vàng cho đến chiều tối, Bạch Tuyết làm thức ăn sẵn để cho họ về ăn. Suốt ngày, cô ở nhà một mình. Các chú lùn dặn cô:

– Cẩn thận đề phòng mụ gì ghẻ đấy! Thế nào rồi mụ cũng biết là cô ở đây. Đừng cho ai vào nhà đấy!

Về phần hoàng hậu, mụ cứ đinh ninh là đã ăn tim gan Bạch Tuyết, từ nay mình đẹp nhất đời.

Mụ ta lại hỏi gương:

Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ở khuất núi khuất non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.

Mụ giật mình vì biết rằng gương không bao giờ nói sai, người đi săn đã lừa mụ và Bạch Tuyết còn sống. Mụ lại nghĩ cách hại Bạch Tuyết. Mụ đứng ngồi không yên vì thấy mình chưa đẹp nhất nước.

Sau mụ tìm ra một kế: mụ bôi mặt và ăn mặc giả làm một bà lão bán hàng xén, không ai nhận ra được. Mụ cải trang rồi vượt bảy ngọn núi đến nhà bảy chú lùn kia, gõ cửa nói:

– Lão có hàng đẹp bán đây.

Bạch Tuyết nhìn qua cửa sổ nói:

– Chào bà, bà bán gì đấy?

– Toàn là của đẹp, dây buộc, áo lót đủ các màu.

Rồi mụ cho cô xem một chiếc ao lót chẽn bằng xa-tanh ngũ sắc. Bạch Tuyết nghĩ bụng: “Đây không phải là hoàng hậu, mình cho vào được”. Cô bèn mở cửa cho mụ vào và mua chiếc áo lót.

Mụ bảo cô:

– Con ơi, con buộc vụng lắm, lại đây, bà buộc cho.

Bạch Tuyết không chút e ngại, để mụ buộc hộ. Mụ buộc thoăn thoắt, thít chặt quá, Bạch Tuyết không thở được nữa, ngã lăn ra đất, bất tỉnh nhân sự.

Mụ nói:

– Thế là hết đời con đẹp nhất.

Rồi mụ vội vã ra về.

Tối đến bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết nằm xoài trên mặt đất, không động đậy thì hoảng sợ lắm. Họ nhấc cô lên, thấy áo lót buộc chặt quá, bèn cắt đôi ra. Cô lại khe khẽ thở, rồi dần dần sống lại. Sau khi nghe cô kể chuyện vừa xảy ra, các chú lùn bảo cô:

– Bà già bán hàng kia đúng là mụ hoàng hậu độc ác. Từ rày cô phải cẩn thận, chúng tôi vắng nhà thì chớ có cho ai vào nhé.

Về tới nhà, mụ dì ghẻ vội đến trước gương và hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ở khuất núi khuất non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.

Nghe nói vậy, hoàng hậu cảm thấy máu sôi lên vì căm giận, mụ biết là Bạch Tuyết đã được cứu sống lại. Mụ nói: “Được rồi, thế nào tao cũng lập mưu trừ được mày”. Rồi mụ phù phép làm một cái lược có thuốc độc và mặc giả làm một bà lão khác lần trước.

Mụ vượt bảy ngọn núi đi đến nhà bảy chú lùn, gỗ cửa và nói:

– Bà có hàng đẹp bán đấy.

Bạch Tuyết ngó qua cửa sổ, nói to:

– Bà đi đi, tôi không được phép cho ai vào đâu.

Mụ già nói:

– Thì ai cấm con xem cơ chứ?

Rồi nó giơ cho Bạch Tuyết xem cái lược có thuốc độc.

Cô thích cái lược quá, xiêu lòng chạy ra mở cửa. Mụ già nói:

– Để bà chải cho đẹp nhé.

Bạch Tuyết chẳng ngần ngại gì, để cho mụ chải đầu. Lược mới đụng vào tóc, Bạch Tuyết đã bị độc, ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự.

Con mụ gian ác nói:

– Thế là cô gái đẹp tuyệt vời đã đi đời nhà ma.

Rồi mụ bỏ đi.

May sao bấy giờ đã muộn. Chẳng mấy chốc, bảy chú lùn về. Thấy Bạch Tuyết nằm chết cứng dưới đất, họ nghi ngay thủ phạm là mụ dì ghẻ. Họ tìm thấy cái lược trên đầu Bạch Tuyết. Vừa gỡ lược ra thì Bạch Tuyết sống lại ngay, kể lại sự việc cho các chú nghe. Các chú dặn cô phải cẩn thận. Bất cứ ai đến cũng đừng mở cửa cho vào.

Hoàng hậu về nhà soi gương hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương vẫn trả lời như trước:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ở khuất núi khuất non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.

Nghe thấy thế, hoàng hậu tức điên lên, thét lên:

– Con Bạch Tuyết, mày phải chết.

Mụ vào một cái phòng rất kín trong lâu đài, nơi không ai được bước chân tới. Mụ tẩm thuốc độc vào một quả táo. Quả táo trông rất ngon, nửa đỏ nửa trắng, ai thấy cũng muốn ăn, nhưng cắn một miếng là chết tươi.

Sau khi đã chuẩn bị quả táo, mụ bôi mặt, ăn mặc giả làm một bà nông dân, vượt bảy ngọn núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa.

Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ, nói:

– Tôi không được phép cho ai vào đâu. Bảy chú lùn đã cấm rồi.

Mụ nông dân kia bảo:

– Thôi cũng được. Tôi có nhiều táo lắm. Để tôi cho cô một quả.

Bạch Tuyết nói:

– Không, cháu không được phép lấy gì đâu.

Mụ già nói:

– Cô sợ ăn phải thuốc độc ư? Trông đây này, tôi bổ quả táo ra làm đôi, cô ăn nửa đỏ chín rất đẹp, tôi ăn nửa trắng nhé.

Mụ già bỏ thuốc độc vào quả táo rất khéo, chỉ nửa đỏ có thuốc độc thôi. Bạch Tuyết thèm ăn quả táo quá, thấy mụ ăn táo mà không sao cả, cô bèn cầm lấy phần mụ đưa. Cô vừa cắn một miếng thì ngã lăn ra chết. Mụ gườm gườm nhìn cô, cười khanh khách, nói:

– Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như mun, lần này những thằng lùn hết đường cứu sống mày.

Khi về đến cung hoàng hậu hỏi :

Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

– Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.

Lúc đó, lòng mụ mới được thư thái, sự thư thái của kẻ đố kỵ.

Những chú lùn về nhà thấy Bạch Tuyết đã tắt thở nằm dài trên mặt đất. Họ nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không. Họ nới áo cho cô, chải đầu cho cô, lấy nước và rượu tắm rửa cho cô, nhưng chẳng ăn thua gì, cô chết thật rồi. Họ đặt cô lên giường. Cả

bảy người ngồi quanh thi hài than khóc ròng rã ba ngày. Họ muốn chôn cô, nhưng thấy sắc mặt cô tươi, má cô ửng hồng như người sống, thì nói: “Ai nỡ vùi cô xuống đất đen”. Họ đặt xác cô vào một cỗ quan tài bằng thủy tinh, trông rõ mồn một, và khắc tên cô bằng chữ vàng, đề rõ cô là một nàng công chúa. Rồi họ đem quan tài lên núi, cắt phiên nhau canh gác. Đến cả loài vật cũng đến viếng Bạch Tuyết, trước hết là cú, rồi đến quạ, sau cùng là chim bồ câu.

Xác Bạch Tuyết để trong quan tài đã lâu mà sắc mặt vẫn tươi như ngủ, da vẫn trắng như tuyết, môi vẫn đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun.

Một hôm, có Hoàng tử đi rừng về muộn, tới nhà các chú lùn xin ngủ nhờ. Hoàng tử trông thấy trên núi có chiếc quan tài trong có Bạch Tuyết , ngoài đề chữ vàng. Hoàng tử liền bảo các chú lùn:

– Các chú để cho ta cái quan tài kia, muốn lấy bao nhiêu ta cũng trả.

– Hoàng tử có trả chúng tôi một núi vàng, một biển bạc chúng tôi cũng không bán.

Hoàng tử nói:

– Thế thì các chú biếu ta vậy. Ta sẽ yêu nàng và chăm sóc nàng, coi nàng là người yêu của ta.

Nghe Hoàng tử nói thế, các chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng cho. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài đi. Người khiêng vấp phải rễ cây, làm nẩy người Bạch Tuyết lên. Bạch Tuyết nôn miếng táo có thuốc độc ra.

Tức thì nàng sống lại, mở mắt, nâng nắp quan tài lên, ngồi nhỏm dậy, kêu lên:

– Trời ơi, đây là đâu?

Hoàng tử mừng rỡ nói:

– Nàng ở đây với ta.

Rồi Hoàng tử kể cho Bạch Tuyết nghe đầu đuôi câu chuyện.

Hoàng tử nói tiếp:

– Ta yêu nàng nhất đời. Nàng hãy về cung điện vua cha với ta, ta sẽ cưới nàng làm vợ.

Bạch Tuyết vui vẻ theo gót Hoàng tử về cung. Lễ cưới được cử hành rất long trọng.

Mụ dì ghẻ gian ác của Bạch Tuyết cũng được mới đến dự tiệc. Mụ ăn mặc lộng lẫy, đến gương soi và hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

Tâu bà, bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng bà hoàng mới muôn phần đẹp hơn.

Mụ dì ghẻ giận run lên. Mới đầu mụ toan không đi ăn cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, sốt ruột đi xem mặt cô dâu.

Mụ bước vào và nhận ra ngay Bạch Tuyết, sợ quá đứng thần người ra, không nhúc nhích được, rồi quả tim độc ác của mụ vỡ tan, mụ lăn ra chết.

Nguồn: Tổng hợp

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Chiếc hòm bay (Truyện cổ Andersen)

Chiếc hòm bay – Truyện cổ Andersen

Lão lái buôn giàu có chết để lại tài sản cho con trai. Nhưng vì ăn chơi nên không còn tài sản gì nữa chàng ta được một người tốt bụng tặng cho một chiếc hòm biết bay. Nhờ chiếc hòm ấy mà chàng đã được gặp công chúa và định ngày kết hôn. Tiếc thay cuối cùng chiếc hòm bị cháy rụi chàng không thể bay lên để gặp cô công chúa nữa…

Ngày xưa, có một lão lái buôn giàu đến nỗi có thể lấy bạc ra trát kín cả phố lão đang ở và có lẽ còn lát thêm được một cái ngõ nữa. Nhưng lão ta chẳng dại gì mà chơi ngông thế, lão có lắm cách dùng tiền có ích hơn nhiều. Chẳng bao giờ lão bỏ ra một xu nếu không biết chắc là sẽ thu về được một hào.
Nhưng… bỗng một hôm lão chết.
Bao nhiêu tiền vàng đều về tay người con trai. Anh này chỉ ăn chơi, đêm nào cũng miệt mài trong những cuộc khiêu vũ hóa trang, lấy bạc giấy làm diều và dùng tiền vàng ném thia lia thay mảnh sành. Ăn chơi như thế, nhất định tiền bạc cứ phải theo nhau mà chuồn. Quả nhiên tiền biến đi rất nhanh, đến nỗi một hôm, anh ta chỉ còn trần bốn silinh, một đồi giày băng túp và một cái áo mặc trong nhà. Không dám đi cùng với anh ngoài phố, bạn hữu bỏ rơi anh. Nhưng có một người tốt bụng gửi cho anh một cái hòm cũ và bảo:
– Cho cậu cái hòm này mà đựng tài sản!
– Thế thì còn gì bằng!
Nhưng chẳng còn gì mà đựng và cũng chẳng còn giường nữa, anh ta nằm quách ngay vào hòm. Cái hòm ấy cũng kì lạ. Hễ cứ đè lên cái khóa thì nó bắt đầu bay. Chàng trai trẻ của chúng ta vừa đè lên cái khóa, thế là cái hòm chui ra khỏi ống khói, rồi bay vút lên cao, lên trên cả mây, bay xa, xa mãi. Đáy hòm kêu răng rắc làm cho anh chàng ngồi trong sợ chết khiếp. Hãy cứ tưởng tượng xem, nó mà tung mất đáy thì cứ là ngã lộn nhào xuống chết toi. Nhưng ơn trời phù hộ, cuối cùng anh ta hạ xuống xứ Thổ Nhĩ Kỳ. Anh bạn của chúng ta kéo cái hòm vào khu rừng. Ăn mặc như anh lúc bấy giờ không làm cho người ta để ý vì người Thổ Nhĩ Kỳ ra đường ai cũng mặc áo ở nhà và đi giày băng túp. Gặp một chị vú bế một đứa bé anh bảo:
– Cho tôi hỏi thăm một tí chị vú ơi! Cái lâu đài có cửa sổ cao kia, ở ngay gần thành phố, là lâu đài của ai thế?
Chị vú đáp:
– Đấy là chỗ ở của công chúa đấy…Người ta đoán là số nàng sẽ gặp phải người chồng làm cho nàng rất khổ sở. Vì thế cho nên nếu không có mặt vua và hoàng hậu thì không ai được lại gần nàng cả.
Anh chàng con trai lão lái buôn cám ơn rồi trở lại khu rừng, chui vào hòm, bay lên toà lâu đài và đến gõ cửa buồng công chúa.
Nàng đang nằm ngủ trên một chiếc xô pha. Anh chàng con trai lão lái buôn trông thấy nàng đẹp quá chừng, không cầm lòng được, bèn ôm hôn nàng. Công chúa tỉnh dậy thất kinh, nhưng anh chàng bảo nàng rằng mình là thần hoàng nước Thổ Nhĩ Kỳ vừa mới bay đến đây gặp nàng nên nàng lại lấy thế làm hân hạnh.
Họ ngồi bên nhau, anh chàng bắt đầu tán tụng đôi mắt tuyệt diệu của nàng. Anh bảo đó là chiếc hố sâu thẳm rất đẹp, trong đó ý nghĩ bay lượn như những nàng tiên cá. Rồi anh tán đến trán nàng. Đó là một đỉnh núi tuyết sáng lóng lánh. Anh còn nói đến cả chuyện cõng những đứa trẻ ngoan ngoãn vào đầu thai trong các gia đình.
Những lời tán tỉnh hay tuyệt ấy làm cho công chúa mê tít. Anh chàng vội hỏi ngay công chúa làm vợ. Nàng ưng thuận và bảo:
– Nhưng đến thứ bảy chàng phải quay lại đây. Hôm ấy cả vua và hoàng hậu đến đây ngự trà với thiếp. Hai thân sẽ rất hài lòng thấy thiếp được thừa tiếp thần hoàng nước Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy chàng hãy chuẩn bị kể cho vua cha và hoàng hậu nghe một câu chuyện thật hay vì hai thân thích nghe kể chuyện lắm. Hoàng hậu thích nghe những chuyện nói về những nhân vật thật thà và đạo đức. Vua cha thì thích chuyện vui và khôi hài.
Anh chàng đáp:
– Lễ vật dẫn cưới của tôi chỉ là kể chuyện thôi đấy!
Họ chia tay nhau, nhưng trước đó, công chúa tặng chàng một thanh kiếm nạm tiền vàng. Tiền vàng ấy cũng sẽ giúp ích cho anh chàng.
Anh ta bay đi mua một cái áo mới, rồi về khu rừng ngồi bịa ra một câu chuyện. Thứ bẩy đã phải kể rồi, mà có phải tự nhiên có chuyện mà kể đâu.
Dẫu sao đến thứ bay anh chàng cũng chuẩn bị xong.
Đức vua, hoàng hậu, tất cả triều đình hội họp đông đủ tại lâu đài công chúa để dùng trà. Anh con trai lão lái buôn được tiếp đón rất nồng nhiệt. Hoàng hậu hỏi:
– Chàng kể cho chúng ta nghe một câu chuyện nhé! Một câu chuyện có tính chất giáo dục tư tưởng thật sâu sắc ấy, được không?
Nhà vua thêm:
– Nhưng đồng thời lại khôi hài nữa kia.
– Xin sẵn lòng!- Anh chàng nói rồi bắt đầu kể.
“Ngày xưa có một bao diêm rất tự kiêu vì dòng dõi quý phái của nó. Cha những que diêm ấy là một cây tùng lớn, một cây cổ thụ to trong rừng. Thế mà những que diêm tội nghiệp phải ở trong bếp, cạnh một cái bật lửa và một cái nồi cũ kỹ, và chỉ có thể thuật lại tuổi trẻ vinh quang với họ được thôi.
Chúng nói: “Phải, chúng ta đã từng sống sung sướng trên những cành cây xanh tươi. Sáng nào, tối nào chúng ta cũng uống trà bằng những hạt sương lóng lánh như kim cương. Những hôm trời nắng, chúng ta tận hưởng ánh nắng suốt ngày, và có những con chim nhỏ đến để kể chuyện cho chúng ta nghe. Chúng ta là con nhà giàu, chúng ta biết có những cây chỉ mặc lá xanh trong mùa nực, còn chúng ta thì bận y phục xanh suốt cả mùa đông lẫn mùa hè.
Nhưng bỗng một hôm tiều phu kéo đến. Thế là đại cách mạng, và gia đình chúng ta tan đàn xẻ nghé. Cha chúng ta được dùng làm cột buồm chính trên một cái tàu thuỷ rất đẹp và, có thể vòng quanh thế giới được. Những cành khác đi nơi khác, còn số phận chúng ta là phải đem lửa đến cho thiên hạ, cho nên chúng ta mới bị đày ải vào một cái bếp như thế này, mặc dù chúng ta là con nhà quyền quý.”
Cái nồi bên cạnh bao diêm kể rằng:
– Tôi thì khác. Từ lúc sinh ra đời, tôi đã bị thiêu không biết bao nhiêu lần rồi! Ở đây chính tôi là vật chịu đựng giỏi nhất và được quý nhất nhà này. Tôi thích nhất là sau khi xuất hiện trên bàn ăn về lại được lau chùi sạch bóng và chuyện gẫu với bạn bè. Nếu không có cái thùng xách nước thỉnh thoảng được xuống sân, có thể nói là tôi chỉ sống quanh quẩn giữa bốn bức tường này mà thôi. Nguồn cung cấp tin tức độc nhất của tôi là cái thùng đựng thức ăn, nhưng nó luôn luôn nói xấu chính phủ, đến nỗi, hôm nọ, một cái vò cũ kỹ hoảng hốt rơi ngã xuống, tan làm mấy mảnh đấy. Tôi có thể nói rằng chị ấy chính là một người bất mãn.
– Chị ăn nói ba láp quá lắm! (Cậu bật lửa nói rồi lấy bánh xe bằng thép xoạt một cái vào viên đá làm bật ra một tia lửa) Nhưng liệu chúng ta có tìm được cái gì cho vui buổi tối hôm nay không nhỉ?
Lũ diêm reo lên:
– Đúng đấy, hãy tranh luận xem trong chúng ta ai là con nhà quý phái nhất!
Nồi gạt đi:
– Không, tôi không thích nói về cái bản thân mình. Chúng mình hãy tìm một vấn đề khác mà nói. Tôi bắt đầu nói trước nhé! Xin bắt đầu kể cho các bạn nghe một câu chuyện có thật. Chuyện có thật vẫn là chuyện hay nhất, nhưng dễ mấy khi đã được nghe. Vậy thì, trên bờ biển Ban Tích, giữa các cây dẻ gai, trong những cánh rừng nước Đan Mạch…
-Vào đề khá lắm!- Mấy cái đĩa lớn tiếng khen.
-Đấy là nơi tôi đã sống cuộc đời măng trẻ trong một ngôi nhà tĩnh mịch. Đồ đạc bóng loáng, sàn gỗsạch tinh, cứ nửa tháng người ta lại thay rèm cửa một lần.
Chổi khen:
-Hay quá là hay! Mới thoáng nghe đã biết ngay là giọng đàn bà kể chuyện, vì phụ nữ bao giờ cũng chú ý đến sự sạch sẽ.
-Đúng đấy! – Thùng xách nước nói rồi thích chí ngả nghiêng một cái làm nước sánh ra sàn gỗ mất một ít.
Nồi kể tiếp chuyện đời mình, phần cuối cùng cũng hay như đoạn đầu.
Mấy cái đĩa thích quá, cứ nhấp nha nhấp nhổm. Chổi lấy mấy nhánh rau mùi trong sọt rác quăng vào cổ nồi để khen thưởng nó. Biết rằng làm như thế kẻ khác sẽ ghen tị, không bằng lòng, nhưng chổi nghĩ thầm: Hôm nay mình thưởng nó, ắt là đến mai nó lại phải khen thưởng mình chứ sao!
Kẹp than rủ rê: “Bây giờ nhẩy với nhau đi nào!” Nói rồi nó ra sức dang đôi tay lên trời thật.
Cái nệm trong bếp nhìn thấy thế cười tưởng đến nứt cả bụng.
Kẹp than lại hỏi: “Đã đáng thưởng cho ta một vòng hoa như cái nồi chưa?”
Nó được thưởng thật.
Lũ diêm nghĩ bụng: “Dẫu sao cũng chỉ là đồ hạ lưu cả.”
Đến lượt cái ấm trà hát, nhưng nó hơi bị cảm lạnh. Lúc nào thật nóng, nó mới hát được. Thật ra đấy chỉ là lý do bịa thôi. Nó còn để dành đến lúc được đặt lên bàn, trước mặt các ông bà chủ, nó mới hát.
Trên cửa sổ, có một cái bút lông ngỗng, chị sen vẫn dùng để viết. Bút ấy chẳng có gì đáng được để ý ngoài cái điều chấm mực nhiều quá. Ấy thế mà chủ chẳng mảy may khó chịu. Bút nói:
– Nếu cái ấm không muốn hát thì thôi! Trong lồng ngoài kia chúng ta còn có một con hoạ mi ngoan ngoãn đáng yêu, chắc cũng không lấy gì làm tài giỏi cho lắm, nhưng tối nay, các bạn chẳng nên khó tính nhé!
Cái ấm đun nước vừa là nhạc sĩ vừa cùng họ với ấm pha trà, thêm vào:
-Tôi thấy để cho con chim lạ mặt ấy hót cho chúng ta nghe thì thật chẳng hợp lý tí nào! Tinh thần tự lực ở đâu hả? Hỏi cái thúng xem có đúng không nào?
Thúng bèn lên tiếng:
-Tôi không bằng lòng, rất không bằng lòng về các bạn. Suốt tối nay, cứ như thế, có ổn không? Đi mà dọn dẹp nhà cửa, ai làm việc nấy có hơn không? Tôi sẽ chủ trì trò chơi này. Chơi thế còn thú vị và có ích đôi chút.
Tất cả đồng thanh hô lớn: “Đúng đấy!”
Nhưng ngay lúc ấy cửa bỗng mở, chị sen bước vào. Tất cả đều đứng sững tại chỗ, im bặt, nhưng trong bụng, ai cũng tiếc:
-Nghe mình thì có phải buổi tối rất vui không?
Chị sen lấy diêm nhóm bếp. Gớm! Chúng xòe cháy sáng ngời lên! Chúng nghĩ thầm:
-Giờ thì đứa nào cũng đều có thể thấy rằng chúng mình là cao quý nhất. Bọn mình toả ánh hào quang sáng ngời lên thế này kia mà!
Rồi chúng cứ thế mà chết thiêu đi.”
Hoàng hậu bảo:
– Câu chuyện hay lắm! Ta cứ tưởng như hoàn toàn sống trong căn bếp ấy, giữa lũ que diêm. Con sẽ được lấy công chúa.
Vua cũng phán:
-Chắc chắn thế nào ta cũng gả công chúa cho con.
Giờ thì vua và hoàng hậu gọi anh bằng con, anh sắp sửa trở thành người trong hoàng gia rồi.
Ngày cưới được ấn định và tối hôm trước hôn lễ cả thành phố sáng rực lên. Người ta đem tung bánh mứt, hoa quả cho nhân dân. Trẻ con chơi ngoài phố suốt đêm, vừa hoan hô vừa vỗ tay, thích quá đi mất!
Chàng con trai lão lái buôn nghĩ bụng:
– Mình cũng phải thi thố chút gì mới được chứ!
Anh ta tìm mua pháo nổ, pháo thăng thiên, có thứ pháo hoa nào đều mua tất, bỏ vào hòm rồi vừa bay trên trời vừa đốt.
Dân lành Thổ Nhĩ Kỳ thích quá, nhảy mãi lên, đến nỗi giày băng túp của họ đập lên đến tận mang tai. Chưa bao giờ họ được thấy hiện tượng kỳ lạ trên trời như thế. Họ không hơi đâu mà tìm hiểu đấy là cái gì, vì bấy giờ là lúc thần hoàng Thổ Nhĩ Kỳ sắp thành hôn với công chúa.
Chàng con trai lái buôn vừa đến khu rừng với cái hòm của mình, liền nghĩ rằng:
– Mình phải ra ngay thành phố xem kết quả ra sao mới được!
Đi đến đâu chàng cũng thấy bàn tán về sự việc vừa xảy ra. Anh hỏi, ai cũng tả các pháo hoa kỳ lạ ấy theo mắt nhìn riêng của mình, nhưng ai cũng nói chưa từng thấy gì thích bằng thế.
Người thì bảo:
-Tôi đã trông thấy thần hoàng nước Thổ Nhĩ Kỳ, người có đôi mắt sáng như sao và bộ râu giống như nước đang sủi bọt.
Kẻ thì nói:
-Người khoác một cái áo choàng bằng lửa. Trong những nếp áo có nấp những tiên đồng tuyệt đẹp!
Hôm ấy, anh chỉ nghe thấy người ta ca ngợi không tiếc lời. Hôm sau đã là ngày cưới rồi.
Anh trở về khu rừng để chui vào hòm. Nhưng tìm đâu cho thấy? Than ôi, nó đã cháy mất rồi. Một cái pháo hoa còn sót lại đã bắt lửa, và bây giờ cái hòm đã thành tro. Anh bạn của chúng ta không thể bay và trở lại gặp công chúa được nữa. Nàng đứng đợi…suốt cả ngày trên gác thượng, đợi đợi mãi…
Nhưng chàng thì vừa chu du thiên hạ vừa kể chuyện. Nhưng chuyện chàng kể sau này không được vui bằng câu chuyện những que diêm chàng đã kể cho vua, hoàng hậu và công chúa nghe.

Nguồn: Sưu tầm

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Vua núi vàng (Truyện cổ Grimm)

Vua núi vàng – Truyện cổ Grimm

Truyện kể về một chàng trai đến giải thoát cho một nước và nàng công chúa, sau đó chàng trở thành vua núi vàng. Chàng nhớ bố mẹ nên muốn trở về thăm, vợ chàng đưa chàng chiếc nhẫn thần và dặn rằng không được dùng chiếc nhẫn để bắt nàng đến chỗ bố mẹ chàng. Trong một phút tức giận chàng đã dùng chiếc nhẫn để đưa vợ con đến chô bố mẹ. Nàng công chúa muốn trả thù nên đã tranh thủ lúc vua ngủ mà tháo chiếc nhẫn thần ra và trở về cung điện cùng con….Sau đó chàng ta đã dùng mọi cách để tìm lại nơi vị trì của mình và cuối cùng chàng lại trở thành vua núi vàng….

Một người lái buôn có hai con, một gái một trai đều nhỏ, chưa biết đi. Bác trang bị hai chiếc tàu, đầy đủ hàng hóa quý giá, tất cả gia tài, của cải đều ở đó. Bác tưởng lãi to. Không ngờ được tin cả hai tàu bị đắm. Bác đang giàu hóa nghèo, chỉ còn một mảnh đất ở xa thị trấn.

Muốn cho khuây khỏa bác ra đó, đi đi lại lại, bỗng bác thấy bên mình có một người đen nhỏ bé hỏi bác tại sao lại buồn. Bác đáp là bác sẵn lòng cho biết nếu y giúp được bác. Y nói:

– Biết đâu tôi lại chẳng giúp được bác điều gì có lợi.

Bác lái buôn liền kể lại của cải của mình đều bị chìm dưới biển. Chỉ còn lại mảnh đất ấy. Người kia đáp:

– Bác đừng lo. Bác muốn bao nhiêu tiền cũng có, miễn là bác hứa với tôi khi về nhà, cái gì chạm vào chân bác trước tiên thì sau mười hai năm nữa bác phải mang lại đây cho tôi.

Bác lái buôn nghĩ bụng: “Chắc chỉ có con chó của mình”, vì bác không hề nghĩ đến đứa con trai nhỏ. Bác nhận lời, thề với người đen sẽ giữ lời hứa. Rồi bác về nhà.

Đứa con trai thấy bố về mừng quá, lần ghế đi đón bố và nắm lấy chân bố. Bác nghĩ đến lời thề lòng đau như cắt, nhưng bác chẳng thấy tiền đâu, bác yên dạ là người đen đùa bác thôi. Một tháng sau bác lên buồng gác xép lấy ít bát đĩa bằng thiếc đem bán thì thấy bát đĩa biến thành vàng cả rồi. Bác vui lắm. Bác bán đi lấy tiền mua hàng, bác giàu hơn trước nhiều.

Lần lần con bác lớn, trí óc mở mang, nhưng thấy con gần tới tuổi mười hai thì bác lái buôn càng đâm lo, lo hiện ra mặt. Một hôm con hỏi bố tại sao lại có vẻ lo, bố không muốn nói. Con năn nỉ mãi, bố phải thú thật là xưa kia bác đã dại dột thề là năm nó mười hai tuổi sẽ giao nó cho một người đen, đền bù lại số vàng bạc người đó đã cho bác. Đứa con đáp:

– Bố không phải lo. Việc rồi đâu sẽ vào đó, người đen sẽ không có quyền lực gì đối với con đâu.

Nó đến xin một vị linh mục ban phép thánh cho. Đến ngày hẹn, nó đi với bố ra mảnh đất ngoài thị trấn. Tới nơi, nó vẽ một vòng tròn cùng bố đứng vào giữa. Người đen hiện ra bảo bố:

– Bác có mang đến cái bác đã hứa với tôi không.

Bác lái buồn im lặng nhưng đứa con trai hỏi:

– Bác đến đây tìm gì?

Người đen đáp:

– Tao nói với bố mày chứ không nói với mày.

Đứa bé đáp:

– Bác đánh lừa bố tôi. Bác hãy xóa bỏ lời thề trong óc bố tôi đi.

Người đen đáp:

– Không, tao không bỏ quyền lợi của tao.

Họ thảo luận với nhau rất lâu rồi đồng ý với nhau như sau: Đứa con trai sẽ không thuộc vào bố cũng không thuộc vào người kia. Nó sẽ phải ngồi vào một chiếc thuyền ở ven sông, bố sẽ lấy chân đẩy ra giữa dòng để con trôi theo ngọn nước. Đứa con từ biệt bố, ngồi vào thuyền và chính bố đẩy thuyền đi. Thuyền lộn nhào. Người bố tưởng con đã chết liền để tang con.

Nhưng chiếc thuyền không đắm, lơ lửng trôi đến một bến xa lạ rồi đứng lại. Anh thanh niên lên bờ, thấy đằng xa có một tòa lâu đài, liền đi về hướng ấy, anh vào thì thấy lâu đài bị phù phép, anh qua các phòng, phòng nào cũng trống rỗng. Ở phòng cuối cùng, anh
nhìn thấy một con rắn nước. Đó là một cô gái bị phù phép. Cô thấy anh mừng rỡ bảo:

– Anh đến giải thoát em đấy à? Em đợi anh mười hai năm nay rồi. Cả nước này bị phù phép, anh phải giải thoát đi.

Anh hỏi:

– Tôi phải làm gì?

Cô đáp:

– Đêm nay có mười hai người đen mang nặng xiềng xích hỏi anh làm gì ở đây. Anh đừng đáp, kệ cho chúng muốn làm gì anh thì làm. Chúng sẽ hành hạ anh, đánh đập anh, đâm anh. Đến nửa đêm, chúng sẽ phải bỏ đi. Đêm thứ hai, mười hai người khác sẽ đến, đêm thứ ba sẽ có hai mươi bốn người đến chặt đầu anh. Nhưng cứ đến nửa đêm là chúng sẽ mất hết phép thuật. Nếu anh cứ để chúng hành hạ mà không nói nửa lời thì em sẽ được giải thoát. Em sẽ lấy một chai nước hồi sinh bóp cho anh tỉnh lại, anh sẽ sống và lành lặn như trước.

Anh thanh niên đáp:

– Tôi sẵn lòng giải thoát cho cô.

Việc xảy ra đúng như lời cô nói. Bọn người đen không cậy được anh nửa lời. Đến đêm thứ ba, con rắn nước hóa ra nàng công chúa xinh đẹp, lấy nước hồi sinh bóp cho anh tỉnh lại. Cô ôm cổ anh hôn, ở lâu đài mở hội linh đình. Lễ cưới được tổ chức, anh trở thành Vua
Núi Vàng.

Hai vợ chồng cùng nhau sống sung sướng. Hoàng hậu sinh con trai. Tám năm sau, vua nhớ bố tha thiết, muốn gặp lại bố. Hoàng hậu không muốn để vua đi, ngăn lại:

– Em sẽ phải đau khổ, nếu chàng đi.

Nhưng rồi bà cũng phải bằng lòng. Khi vua lên đường, bà trao cho vua một chiếc nhẫn thần và bảo:

– Chàng đeo nhẫn này vào ngón tay, muốn đi đâu tự khắc đến ngay. Nhưng chàng phải hứa cùng em là đừng dùng nhẫn bắt em đến chỗ bố chàng.

Vua hứa rồi đeo nhẫn vào ngón tay, ước gì mình đến được thị trấn bố ở. Vua tới nơi liền, nhưng lính canh thấy vua ăn mặc quần áo tuy lịch sự nhưng kỳ lạ thì không để vua vào thành. Vua liền đến một ngọn đồi đổi quần áo cho một gã chăn chiên, vào thành không bị lôi thôi gì.

Khi vua đến trước mặt bố, xưng tên tuổi. Người bố nói rằng mình quả là có một cậu con trai, nhưng nó đã chết từ lâu. Ông thương hại gã chăn chiên tội nghiệp bố thí cho một bữa ăn. Người chăn chiên liền bảo bố mẹ:

– Chính con là con trai bố mẹ đây mà. Con trai bố mẹ có dấu vết gì trên người khả dĩ nhận được ra không?

Người mẹ nói:

– Có, con trai chúng tôi có một dấu giống như quả dâu ở dưới vai bên phải.

Vua vén tay áo lên thì quả có thấy dấu một quả dâu. Hai ông bà chắc chắn là con trai mình thật. Người thanh niên kể lại mình là Vua Núi Vàng, mình đã lấy một nàng công chúa, hai vợ chồng đã có một đứa con trai lên bảy tuổi rất xinh đẹp. Bố nói:

– Ta không tin một tí nào. Kẻ đứng trước mặt ta ăn mặc quần áo chăn chiên tồi tàn không thể nào là vua được.

Người con trai nghe nói tức lắm, quay chiếc nhẫn ước sao vợ con đến ngay bên mình. Họ đến ngay. Nhưng hoàng hậu khóc lóc, than vãn, trách chồng không giữ lời hứa khiến bà đau khổ. Chàng xin nàng tha lỗi cho mình, nói là mình vô ý hành động, chứ không có định phỉ báng nàng. Nàng làm ra bộ tha lỗi cho chàng, nhưng nhất quyết trả thù.

Một hôm, chàng dắt nàng ra ngoài thị trấn và chỉ cho nàng chỗ con sông mà trước kia chàng đã xuống thuyền trôi theo dòng nước. Hai người cảm thấy mệt nhọc, ngồi xuống. Chàng gối đầu vào lòng nàng, chẳng bao lâu ngủ thiếp đi, nàng tháo nhẫn ở ngón tay chàng ra, để lại chiếc hài ở dưới chân chàng rồi ước được về cung với con.

Chàng tỉnh dậy, thấy mình bị bỏ rơi. Ở dưới đất có chiếc hài còn chiếc nhẫn đã biến mất. Chàng định trở về với bố mẹ, lại sợ bố mẹ cho mình là tên trí trá. Chàng tìm cách trở về nơi mình trị vì.

Chàng lên đường gặp ba tên khổng lồ đang cãi nhau vì chia gia tài của bố để lại. Chúng thấy chàng, gọi lại nhờ chàng phân xử. Chúng nói là con người nhỏ bé tinh khôn hơn chúng. Gia tài gồm một thanh gươm, một chiếc áo khoác và một đôi giày ủng. Khi người có gươm hô: “Tất cả ngã xuống đất, trừ ta” thì lời ước thành sự thật trong nháy mắt. Ai mặc chiếc áo khoác thì thành vô hình. Ai đi đôi giày ủng thì muốn đi đâu là đến
được đấy. Chàng bảo:

– Hãy đưa cho ta các vật để ta xem, chúng nó còn có đức tính ấy thật không?

Chúng đưa cho chàng chiếc áo khoác. Chàng vừa mặc vào thì đã trở thành vô hình, và biến ra con ruồi. Sau đó chàng lại hiện nguyên hình người và bảo:

– Cái áo khoác tốt đấy, giờ đưa cho ta thanh gươm.

Nhưng bọn chúng từ chối, sợ chàng dùng gươm làm cho chúng rụng đầu. Sau chúng đưa cho chàng miễn là chàng thử gươm vào cây thôi. Chàng nhận lời, chặt một cây sồi to trong khoảnh khắc.

Chàng lại hỏi đôi giầy ủng. Nhưng chúng từ chối và bảo nếu chàng muốn lên đồi thì được lên đồi ngay và như vậy chúng bị thiệt. Chàng hứa là sẽ không làm gì, chúng đưa giầy cho chàng. Khi nắm được ba bảo bối, chàng chỉ nghĩ đến vợ con, liền lẩm bẩm:

– Ước gì ta ở Núi Vàng.

Chàng liền biến khỏi mắt bọn khổng lồ, và như vậy, gia tài của chúng đã bị chia mất. Chàng tới gần lâu đài của mình, thì nghe thấy tiếng nói đùa vui vẻ, tiếng đàn vĩ cầm và tiếng trống vang rộn. Người ta cho chàng biết là vợ chàng làm lễ cưới lấy một người khác. Chàng nổi giận nói:

– Con khốn khiếp! Nó lừa ta, bỏ ta trong khi ta ngủ.

Chàng liền mặc áo tàng hình rồi vào lâu đài. Chàng vào phòng lớn thì thấy một bàn tiệc lớn hết sức thịnh soạn, khách khứa ăn uống vui vẻ. Vợ chàng ở giữa, ngồi trên ngai vàng, đầu đội mũ miện. Chàng đứng sau nàng mà nàng không thấy. Hễ có thức ăn bỏ vào đĩa nàng là chàng lấy ăn liền. Nàng được tiếp thức ăn, đồ uống luôn luôn mà vẫn không có gì, mọi thứ đều biến mất trong nháy mắt.

Nàng vừa khiếp sợ vừa ngượng ngùng, đứng dậy về buồng khóc nức nở. Chàng vẫn theo nàng. Nàng hỏi:

– Quỷ nó theo gót ta, hay là người giải thoát cho ta ngày trước đã đến chăng?

Chàng tát nàng bảo:

– Người giải thoát người đến chăng? Người ấy ở ngay bên cạnh ngươi đây, đồ phản bội! Nỡ nào ngươi lại đối xử với ta như thế?

Sau đó chàng đến phòng lớn bảo:

– Hội hè đã kết thúc, chính vua đã về đây.

Các vua chúa, hoàng thân, cận thần giễu cợt chàng. Chàng hỏi họ một câu ngắn gọn:

– Bay có ra hay không?

Họ đổ xô đến bắt chàng. Chàng rút gươm hô:

– Tất cả ngã xuống đất trừ đầu ta.

Tức khắc tất cả đều ngã xuống và ngất đi. Chàng trở lại làm chúa tể và lại lên ngôi Vua Núi Vàng.

Nguồn: Tổng hợp

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Video: Cậu bé mồ côi và bật lửa thần (Cổ tích thế giới)

Xưa, có một đứa bé mồ côi, không anh em, cũng chẳng có họ hàng thân thích. Mồ Côi phải đi xin ăn. Nhưng lang thang hết làng nọ sang xóm khác, chẳng mấy khi Mồ Côi được no bụng.
Một hôm, Mồ Côi gặp thầy mo già đi cúng ở làng bên đang trên đường về. Thầy mo thấy Mồ Côi quần áo rách rưới, mặt mày hốc hác, bèn hỏi:

– Này thằng bé nghèo khổ kia, mày muốn có nhiều tiền tiêu không?

Mời các bạn đón xem video câu chuyện “Cậu bé mồ côi và bật lửa thần” tại đây:

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Con thỏ biển (Truyện cổ Grimm)

Con thỏ biển – Truyện cổ Grimm

Nàng công chúa có một tòa lâu đài, ở nóc tháp có một cái phòng với mười hai cửa sổ trông ra mọi hướng, nàng trông thấy hết mọi vật ở trên mặt đất và ở lòng đất. Nàng tuyên bố ai có thể trốn kĩ nàng không tìm ra thì sẽ cưới làm chồng nếu không thì bị chặt đầu. Bao nhiêu người đã bị rớt đầu…Ba anh em nhà nọ đến thử sức, hai người anh bị chặt đầu còn người em út đã được các con vật giúp sức và đã thành công và cưới công chúa….

Ngày xửa ngày xưa, một nàng công chúa có một tòa lâu đài. Ở trên nóc tháp có một cái phòng với mười hai cửa sổ trông ra mọi hướng. Lên đó, nhìn xuống, công chúa thấy toàn bộ đất nước bao la. Qua cửa sổ thứ hất, nàng trông thấy rõ hơn một người bình thường, qua cửa sổ thứ hai, nàng trông thấy rõ hơn chút nữa, qua cửa sổ thứ ba lại rõ hơn nữa; và cứ thế, đến cửa sổ thứ mười hai, qua mỗi cửa sổ trông rõ hơn một ít, nàng trông thấy hết mọi vật ở trên mặt đất và ở dưới lòng đất. Không có gì giấu nổi nàng.

Nàng rất hiếu thắng, không muốn kém ai, muốn giữ uy quyền. Nàng tuyên bố chỉ lấy làm chồng người nào trốn kỹ đến nỗi nàng không tìm thấy được. Và nếu nàng tìm được thì người đó sẽ bị chặt đầu bêu trên một cái cọc. Đã có chín mươi bảy cái đầu bêu trên cọc ở trước cửa lâu đài và đã lâu không có ai đến cầu hôn. Nàng công chúa rất hài lòng. Nàng tự nhủ : “Thế là mình sẽ được sống tự do cho đến chết”.

Lúc đó, có ba anh em nhà kia đến cầu hôn và hy vọng sẽ gặp may. Người anh cả trốn trong một cái hố đá vôi, tưởng như thế là yên trí ! Nhưng chỉ cần nhìn qua cửa sổ thứ nhất là nàng công chúa đã phát hiện được. Nàng ra lệnh lôi anh ra khỏi hố và chặt đầu anh. Người anh thứ hai chui vào cái hầm ở trong lâu đài. Nhưng đối với anh này cũng thế thôi, nàng trông thấy ngay khi nhìn qua cửa sổ thứ nhất, thế là anh toi mạng. Đầu của anh bị cắm vào chiếc cọc thứ chín mươi chín.

Người em út ra mắt nàng, xin nàng cho anh suy nghĩ một ngày và cho anh sống qua hai lần thử thách đầu, nếu nàng phát hiện ra được anh. Nếu lần thứ ba thất bại thì anh xin chịu chết. Vì anh ta đẹp trai và lời van xin có vẻ xuất phát từ đáy lòng, nàng bảo anh :

– Ta đồng ý như vậy. Nhưng cái đó cũng không mang lại cho anh sự may mắn đâu!

Ngày hôm sau, anh ta suy nghĩ rất lâu. Anh trốn đi đâu được ? Anh không tìm ra cách. Anh lấy súng đi săn. Anh trông thấy một con quạ và ngắm bắn. Khi anh sắp bắn, quạ kêu lên :

– Đừng bắn tôi, tôi sẽ trả ơn anh.

Anh bỏ súng xuống và tiếp tục đi. Đi tới một cái hồ, anh bắt gặp một con cá từ dưới sâu ngoi lên mặt nước. Khi anh ngắm bắn, cá bảo anh :

– Đừng bắn tôi, tôi sẽ trả ơn anh.

Anh tha cho nó lặn sâu xuống đáy hồ và lại lên đường. Anh gặp một con cáo đang đi khập khiễng. Anh bắn nó, nhưng bắn trượt. Con cáo bảo anh :

– Anh hãy lại đây và nhổ cho tôi cái gai cắm vào chân tôi.

Anh làm thế, nhưng sau đó, anh muốn giết cáo để lấy bộ da. Cáo bảo anh :

– Hãy để tôi sống ! Tôi sẽ trả ơn cho anh.

Chàng trai thả cho nó chạy. Chiều đến anh về nhà. Ngày hôm sau, anh phải tìm ra chỗ trốn. Nhưng nghĩ nát óc mà anh cũng chẳng tìm thấy nơi để trốn. Anh vào rừng gặp quạ :

– Ta đã tha chết cho quạ; bây giờ đến lựơt quạ phải nói cho ta biết là ta phải trốn ở đâu để nàng công chúa không nhìn thấy ta được.

Con quạ nghiêng đầu nghĩ ngợi một hồi lâu. Cuối cùng nó nói :

– Tôi nghĩ ra rồi !

Nó tìm một cái trứng trong tổ nó, bửa ra làm đôi và cho chàng trai trốn vào đó. Con quạ gắn hai nửa vỏ trứng lại và nằm lên trên. Khi nàng công chúa nhìn qua cửa sổ thứ nhất thì không thấy chàng trai đâu. Đến cửa sổ sau, cũng không nhìn thấy. Nàng bắt đầu lo ngại. Đến cửa sổ thứ mười một thì nàng nhìn thấy chàng trai. Nàng cho giết con quạ và lấy cái trứng bửa ra. Và chàng trai đành chui ra khỏi trứng. Nàng công chúa bảo :

– Lần này ta tha tội chết cho nhà người. Nhưng nếu những lần sau , nhà ngươi không trốn được kỹ hơn thì nhà ngươi sẽ chết.

Ngày hôm sau, anh ta đi đến hồ, gọi cá lên và bảo :

– Ta đã để cho cá sống; bây giờ đến lượt cá chỉ cho ta chỗ trốn để nàng công chúa không tìm thấy ta.

Con cá suy nghĩ. Cuối cùng nó reo lên :

– Tôi tìm thấy rồi ! Tôi sẽ giấu anh ở trong bụng tôi.

Con cá nuốt chửng chàng trai và lặng sâu xuống nước. Nàng công chúa lên lầu, nhìn qua các cửa sổ. Đến cửa sổ thứ mười một nàng vẫn chưa tìm thấy chàng trai. Nàng hốt hoảng. Nhưng cuối cùng nàng tìm thấy anh khi nhìn qua cửa sổ thứ mười hai. Nàng ra lệnh bắt con cá và mổ bụng; chàng trai lộ ra. Chúng ta cũng hiểu là chàng trai lúng túng thế nào. Công chúa nói :

– Đã hai lần ta tha tội chết cho nhà người. Nhưng đầu nhà người chắc chắn sẽ bị cắm trên cọc thứ một trăm.

Ngày cuối cùng, anh ta đi ra cánh đồng, lòng nặng trĩu và gặp con cáo :

– Cáo ơi, cáo có biết hết mọi nơi có thể trốn đựơc – anh bảo cáo – ta đã để cho cáo sống, bây giờ đến lượt cáo bảo ta phải trốn ở đâu để nàng công chúa không tìm được ta.

– Thật là khó – cáo nói, mặt tư lự. Cuối cùng nói kêu lên – tôi tìm ra rồi !

Cáo dẫn anh đến một con suối, lặn xuống và khi lên khỏi mặt nước thì giống một người hàng xén hay một người buôn súc vật đi ra chợ. Chàng trai cũng phải lặn xuống suối, khi ngoi lên, anh hoá thành một con thỏ biển. Người lái buôn đi ra tỉnh và trưng bày con vật lạ. Mọi người xúm lại xem. Nàng công chúa cũng đến xem. Và nàng rất thích con vật lạ, nàng trả cho người lái buôn một số tiền lớn để mua nó. Trước khi giao con vật cho công chúa, cáo bảo nó:

– Khi nàng công chúa đi ra cửa sổ, anh hãy chui vào nấp dưới mớ tóc của nàng.

Đã đến lúc công chúa đi tìm chàng trai. Nàng nhìn qua các cửa sổ, từ cửa sổ này đến cửa sổ khác, từ cửa sổ thứ nhất đến cửa sổ thứ mười một, không tìm thấy chàng trai. Đến cửa sổ thứ mười hai, cũng không tìm thấy, công chúa sợ hãi và tức giận hết sức, sập cửa mạnh đến mức tất cả các kính cửa đều vỡ tan ra hàng nghìn mảnh và lâu đài rung lên.

Trở về buồng mình, nàng thấy con thỏ biển ở dưới mái tóc mình, nàng tóm lấy nó, ném xuống đất và kêu lên :

– Hãy xéo khỏi mắt tao.

Con vật đi tìm người lái buôn, cả hai vội vàng đi ra suối, lội xuống tắm và hiện lên nguyên hình cũ. Chàng trai cám ơn cáo và nói:

– So với cáo, quạ và cá chỉ là những kẻ khờ dại. Cáo biết mánh khóe , đúng là thế thật.

Chàng trai đi thẳng đến lâu đài. Công chúa đã đợi chàng ở đó, chịu theo số phận. Lễ cưới được cử hành. Họ trở thành vua và hoàng hậu trị vì thiên hạ. Chàng không bao giờ kể cho công chúa biết là đã trốn ở đâu và ai đã giúp chàng. Nàng thì tin là chàng đã thắng cuộc bằng chính tài năng của mình. Nàng rất kính nể chàng, và nghĩ bụng : “Chàng hơn ta nhiều”.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Đứa con vàng (Truyện cổ Grimm)

Đứa con vàng – Truyện cổ Grimm

Ông lão được chú cá giúp cho có hai đứa con vàng. Hai người con muốn đi giang hồ bốn bể một phèn nên đã nói với người cha hai cây huệ vàng vẫn còn đây,hoa cứ tươi là họ vẫn khỏe, hoa héo là họ đang ốm, hoa rụng đi là họ đã chết. Sau khi đi người anh gặp vạ lớn bị mụ phù thủy hóa thành đá, người em đã đi cứu anh mình. Cuối cùng họ trở về sống hạnh phúc bên nhau…

Xưa có hai vợ chồng nhà kia rất nghèo. Của cải chỉ có độc một túp lều nhỏ. Ngày ngày hai người đi bắt cá, làm chẳng đủ ăn. Bỗng một hôm, người chồng thả lưới xuống nước cất lên được một con cá toàn vàng. Bác còn đang kinh ngạc ngắm nghía thì thấy cá lên tiếng nói:

– Này, bác đánh cá ơi, xin hãy ném trả tôi xuống nước, tôi sẽ biến túp lều nhỏ của bác thành một tòa lâu đài tráng lệ.

Bác đánh cá đáp:
– Ăn còn không có, lâu đài để làm gì?

Cá vàng nói tiếp:

– Tôi sẽ lo cả chuyện đó cho bác nữa. Trong nhà sẽ có một cái tủ. Bác cứ việc mở ra là đã sẵn thức ăn ngon trong đó rồi. Toàn cao lương mĩ vị, muốn bao nhiêu cũng có.

Bác đánh cá đáp:

– Nếu thế thì ta làm ơn cho mi cũng được thôi.

Cá nói:

– Vâng, song bác phải hứa với tôi một điều, bác không để lộ cho bất kì ai trên thế gian này biết sự may mắn của bác do đâu mà có. Chỉ cần bác hé ra một lời là bác sẽ lại mất hết.

Bác đánh cá bèn ném trả con cá thân xuống nước rồi về nhà. Tới nơi, bác chẳng thấy túp lều đâu nữa, giờ đây là cả một tòa lâu đài đồ sộ. Bác đứng nhìn hồi lâu rồi bước vào nhà thì gặp bác gái, quần áo lộng lẫy, đang ngồi trong một căn phòng vô cùng tráng lệ. Bác gái có vẻ hả hê lắm, cứ hỏi bác:

– Mình ơi sao bỗng dưng lại được thế này? Ôi sung sướng quá!

– Phải – bác đáp – Tôi cũng vui sướng. Nhưng này, đói lắm rồi đấy, dọn cái gì ăn đi.

Bác gái bảo:

– Tôi chẳng có gì đâu, mà cũng không biết trong tòa nhà mới này có gì hay không?

Bác trai nói:

– Không khó đâu, đằng kia có một cái tủ lớn, lại mở ra xem nào. Bác gái mở ra thì thấy bên trong nào bánh nào thịt, nào hoa quả, nào rượu nho như mời mọc.

Bác sướng quá kêu lên:

– Ta còn ước gì hơn nữa?

Hai người ngồi xuống cùng ăn uống. Ăn đã no, bác gái hỏi:

– Nhưng nhà này, của ở đâu thế?

– Chà – bác trai đáp – hỏi chuyện ấy làm gì, tôi không nói được đâu. Tôi mà hở ra cho ai biết thì chúng mình sẽ lại mất hết.

Bác gái nói:

– Được, nếu như không được phép biết thì tôi cũng chẳng thiết hỏi làm gì.

Tuy miệng nói thế nhưng bụng lại nghĩ khác, đêm ngày bác ta đứng ngồi không yên. Bác cứ giày vò thúc bác trai mãi, kỳ cho đến khi bác trai sốt ruột, kể cho bác biết câu chuyện con cá thần đã bị bắt, được thả như thế nào. Kể chưa dứt lời, tòa lâu đài tráng lệ với cái tủ kia đã biến đâu mất. Hai người lại ngồi trong túp lều đánh cá cũ.

Người chồng lại phải bắt cá kiếm ăn. Dường như vận may đã định, bác lại bắt được con cá vàng phen nữa. Cá nói với bác:

– Này nếu như bác lại thả tôi thì tôi sẽ trả cho bác tòa lâu đài với cái tủ kia, đầy ắp những thứ nấu và rán cho bác. Bằng không sẽ lại mất hết.

Bác đánh cá đáp:

– Tôi sẽ cố giữ.

Bác ném con cá xuống nước. Về đến nhà, bác lại giàu có như trước. Bác gái hả hê vô cùng, song sự tò mò vẫn chưa thôi day dứt bác. Chỉ vài ngày sau, bác lại tỉ tê dò hỏi nguyên do sự việc. Bác trai mới đầu còn giữ, nhưng sau tức vợ quá bác kể tuột luôn mọi chuyện. Tức thì chỉ trong nháy mắt, tòa lâu đài biến mất, hai người lại ngồi trong túp lều cũ. Bác trai phàn nàn:

– Đã thấy chưa, giờ rồi đến chết đói.

Bác gái đáp:

– Ôi chà, thà không có của còn hơn có mà chẳng biết của từ đâu đến, bảo tôi im sao được.

Người chồng lại đi bắt cá. Ít lâu sau, bác lại bắt được con cá vàng lần thứ ba. Cá nói:

– Này, thế là cái phận tôi không thể thoát tay bác rồi. Bác cứ đem tôi về chặt làm sáu khúc, hai khúc cho bác gái ăn, hai khúc cho con ngựa của bác ăn, còn hai khúc chôn xuống đất rồi bác sẽ được phú quý.

Bác trai xách con cá về nhà, làm đúng theo lời căn dặn. Kết quả là sau đó hai khúc cá chôn dưới đất biến thành hai cây huệ vàng, con ngựa đẻ ra một đôi ngựa con bằng vàng và bác gái sinh được hai đứa con cũng toàn vàng. Hai đứa trẻ lớn lên nom vừa khỏe vừa đẹp, hai cây huệ với đôi ngựa con cũng lớn lên.

Hai con bảo bố:

– Cha ơi, chúng con muốn lên ngựa vàng đi giang hồ bốn bể một phen.

Bác trai bối rối đáp:

– Để các con đi mà rồi đây cha không biết được các con ra sao thì cha đành lòng sao được?

Hai con nói:

– Hai cây huệ vàng vẫn còn đây, cha cứ xem hoa khắc biết chúng con thế nào. Hoa cứ tươi là chúng con vẫn khỏe, hoa héo là chúng con đang ốm, hoa rụng đi là chúng con đã chết.

Hai con lên ngựa ra đi. Tới một quán trọ kia, bên trong rất đông khách, mọi người thấy hai đứa trẻ bằng vàng đi vào cứ khúc khích cười và lên tiếng đùa cợt. Một chú nghe thấy người ta chế nhạo, phát ngượng không muốn đi nữa, mới quay về nhà với bố. Còn chú kia vẫn cưỡi ngựa đi, đi tới một khu rừng lớn, chú vừa định giục ngựa vài rừng thì có người bảo:

– Không được đâu, không thể đi qua được đâu, trong đó toàn bọn cướp của giết người, tất chúng sẽ sinh chuyện. Nhất là khi chúng lại thấy chú và ngựa của chú toàn bằng vàng, chúng sẽ giết chú mất.

Song chú bé không sợ, chú bảo:

– Nhất định tôi phải đi và sẽ đi được.

Chú lấy da gấu, phủ lên mình và phủ cho ngựa để không ai thấy đó là vàng nữa, rồi ung dung giục ngựa phi nước kiệu vào rừng. Mới đi được một quãng thì thấy có tiếng xì xào trong bụi. Chú nghe rõ tiếng người gọi nhau. Phía này gọi:

– Có một đứa vào đấy.

Phía kia đáp:

– Cho nó đi. Cái đồ vô dụng ấy, kiết xác mà trần trụi như một con chuột trong xó nhà thờ, được việc gì!

Thế là chú bé vàng may mắn lọt qua được khu rừng, bình yên vô sự.

Một hôm khác, chú tới một làng kia. Chú gặp một cô thiếu nữ xinh đẹp quá, tưởng chừng như ở trên đời này không thể còn ai xinh đẹp hơn. Chú thấy yêu cô nàng vô cùng, mới lại gần hỏi:

– Ta rất yêu nàng, yêu tha thiết, nàng có ưng lấy ta không?

Người thiếu nữ nhìn chú cũng thấy ưng ý nên bằng lòng ngay và bảo:

– Vâng, thiếp xin theo lời chàng, thiếp nguyện suốt đời sẽ chung thủy với chàng.

Hai người làm lễ cưới. Đang giữa cuộc vui, bỗng bố cô dâu về. Thấy lễ cưới con gái, bác ta ngạc nhiên lắm, hỏi:

– Thế chú rể đâu?

Mọi người chỉ chú bé vàng, lúc này vẫn còn đang khoác tấm da gấu. Người bố nổi giận, quát:

– Không đời nào ta chịu gả con cho những quân vô dụng.

Bác ta muốn giết chú rể vàng. Cô dâu vội ra sức van xin và nói:

– Dù sao thì chàng cũng đã là chồng con rồi, con rất thương chàng.

Sau rồi người bố cũng xiêu lòng, nhưng trong dạ vẫn chưa được yên. Sáng hôm sau bác trở dậy thật sớm muốn xem kỹ con rể, có đúng chỉ là một tên ăn mày tầm thường rách rưới không. Song người nằm trong giường lại là một chàng trai rất đẹp, toàn bằng vàng, tấm da gấu vất bỏ dưới đất. Bác quay trở ra, nghĩ bụng: “Tốt quá, may mà mình kìm được cơn nóng, bằng không đã phạm sai lầm lớn”.

Trong lúc đó thì chàng người vàng đang mơ màng, thấy mình săn trượt theo một con hươu rất đẹp. Lát sau tỉnh giấc, chàng bảo vợ:

– Ta muốn đi săn một bữa.

Người vợ thấy lo, nài chồng ở nhà. Nàng bảo:

– Chỉ sợ sẽ xảy ra vạ lớn cho chàng.

Nhưng chàng gạt đi:

– Ta phải đi và nhất định đi được.

Nói xong chàng đứng lên đi luôn vào rừng. Đi mới được một lát đã thấy một con hươu ngạo nghễ đứng chắn ngang đường, đúng như trong giấc mơ. Chàng vừa giơ súng toan bắn thì hươu đã nhảy vọt đi mất. Chàng liền rượt theo, băng qua hố qua bụi, suốt ngày hôm đó mà không thấy mệt. Đến chiều thì con hươu biến đi đâu mất. Chàng người vàng nhìn quanh quất thấy phía trước có một ngôi nhà nhỏ. Trong nhà có một mụ phù thủy đang ngồi. Chàng gõ cửa. Mụ già bước ra cất tiếng hỏi:

– Ngày đã muộn thế này mà ngươi còn quanh quẩn làm chi trong rừng?

Chàng hỏi lại:

– Bà có thấy con hươu nào chạy qua không?

– Có, – mụ đáp – Con hươu ấy ta biết rõ lắm.

Vừa lúc ấy, một con chó nhỏ theo mụ từ trong nhà ra cứ hướng vào chàng trai mà sủa ầm ĩ. Chàng mắng nó:

– Có câm không, đồ khốn. Ta lại cho mi một phát chết tươi bây giờ.

Mụ phù thủy nổi nóng hét lên:

– Sao, mi muốn giết chó của ta à?

Mụ phù thủy biến luôn chàng trai thành đá nằm lì tại đó. Vợ ở nhà đợi mãi không thấy chồng về, nghĩ bụng: “Chắc đã xảy ra chuyện gì rồi”. Nàng lo buồn hết sức. Trong lúc đó, ở nhà người em đang đứng bên hai cây huệ vàng bỗng thấy một bông gục xuống. Chàng kêu lên:

– Trời ơi, anh con gặp vạ lớn rồi, phải đi ngay, may ra còn cứu được.

Người cha gạt đi:

– Ở nhà thôi, mất nốt con thì bố biết làm sao?

Nhưng người con vẫn kiên quyết:

– Con phải đi và nhất định đi.

Chàng bèn cưỡi lên con ngựa vàng, phóng ngựa phi thẳng đến khu rừng lớn, chỗ anh chàng đã bị hóa đá. Mụ phù thủy già ở trong nhà chạy ra, gọi chàng và có ý định bắt nốt chàng, song chàng không lại gần mà chỉ gọi với lại:

– Nếu như mi không làm cho anh ta sống lại thì ta sẽ bắn chết mi.

Mụ phù thủy buộc lòng phải đặt ngón tay lên tảng đá, tức thì tảng đá lại hóa thành người. Hai người con vàng gặp lại nhau, vui mừng khôn xiết, ôm hôn nhau rồi cùng lên ngựa ra khỏi rừng. Một người về nhà vợ, còn người kia về nhà cha mẹ. Người cha bảo:

– Cha cũng biết là con đã cứu được anh con rồi, vì cha thấy bông huệ vàng kia lại đứng thẳng và tươi như cũ.

Họ sống rất hạnh phúc đến trọn đời.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Cậu bé Jack và cây đậu thần (Truyện cổ Grimm)

Cậu bé Jack và cây đậu thần – Truyện cổ Grimm

Cậu bé Jack đổi con bò của mình để lấy hạt đậu thần, sau đó cây đậu thần mọc cao lên cậu bé Jack đã trèo lên cây đậu và đến một lâu đài rất to của người khổng lồ, cậu bé đã ăn cắp nhiều thứ của người khổng lồ…Cuối cùng thì cậu đã nhận ra không nên tham lam lấy đồ của người khác, phải lao động cần cù để có cuộc sống tốt đẹp….

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Jack. Cậu sống với mẹ ở một ngôi nhà nhỏ trong làng. Gia đình Jack rất nghèo, tài sản duy nhất họ có là một con bò, mà nó đã già đến mức chẳng cho sữa được nữa. Một ngày kia, mẹ của Jack quyết định sẽ bán con bò đi. Mẹ bảo Jack mang con bò ra chợ phiên bán, cố gắng bán được giá tốt.

Trên đường đi ra chợ phiên, Jack gặp một ông già bí ẩn.Ông già nói:

– Ta sẽ đổi con bò của cháu lấy hạt đậu này.

– Sao cháu lại phải đổi cả con bò để lấy hạt đậu nhỏ xíu này?

– Đây không phải là hạt đậu thường đâu, mà là hạt đậu thần đó. Cháu hãy trồng nó vào tối nay và sáng mai nó sẽ mọc cao đến tận trời xanh.

– Điều này sao mà xảy ra được. Sao cháu phải tin lời ông chứ?

– Nếu lời ông nói mà không thành sự thật thì sáng mai ông sẽ trả lại con bò cho cháu

Jack không tin lời ông lão lạ mặt lắm, nhưng mà cậu cũng chả thấy mất gì nếu trao đổi với ông cả. Nên cậu đồng ý đổi con bò lấy hạt đậu thần như ông lão nói. Khi về nhà, mẹ cậu hỏi:

– Jack, con bán con bò được bao nhiêu tiền vậy?

– Con đã đổi nó lấy hạt đậu thần này mẹ ạ

– Sao vậy? Con dám đổi tài sản duy nhất nhà ta có lấy cái hạt đậu vô tích sự này sao? Sao con lại làm thế?

Mẹ của Jack rất giận dữ, bà mắng Jack và ném hạt đậu qua cửa sổ, hạt đậu rơi xuống khu vườn. Bà phạt Jack không được ăn tối hôm đó. Sáng hôm sau, khi Jack thức dậy và nhìn qua cửa sổ, cậu nhìn thấy một điều chưa bao giờ thấy trong đời. Một cái cây lạ lùng vươn lên cao tít đến tận trời xanh.

– Ôi, cái gì vậy?

– Có phải cây đậu thần của mình không?

Jack mừng rỡ trèo ra khỏi cửa sổ và nhảy sang cây đậu thần . “Ôi, lời của ông già đã trở thành sự thật rồi. Cây đã mọc đến tận trời cao rồi. Mình phải lên xem mới được”.

Jack tò mò leo lên trên cây. Leo mãi, leo mãi, cậu leo không ngừng. Leo đến hết ngày thì Jack đến tận trời. Trước mắt Jack lúc này là một khung cảnh kỳ diệu như trong mơ. giữa những đám mây trắng xóa là một tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy. Jack mệt vì leo quá lâu, và cũng đói bụng vì cậu chưa ăn gì từ tối hôm qua, cậu gõ mạnh vào cánh cửa

– Xin chào, có ai ở đây không? Cháu có thể xin một ít đồ ăn được không ạ?

– Bỗng nhiên, cánh cửa lâu đài tự mở ra.

Jack ngạc nhiên, nhưng rồi cậu đánh bạo bước vào trong. Cảnh tượng bên trong rất lộng lẫy, đồ đạc sáng bóng. Jack đi đến căn bếp, cậu thấy có một lát bánh mì và một ít sữa. Cậu đói quá nên cầm lát bánh mì lên định ăn, thì cậu thấy có những tiếng động mạnh và cả tòa lâu đài rung lắc như trong cơn động đất vậy. Jack sợ hãi nấp dưới gầm bàn. Có một người khổng lồ dữ tợn bước vào phòng, trong tay ông ta có một túi vàng to. Hóa ra đây chính là lâu đài của người khổng lồ độc ác.

Người khổng lồ khịt mũi đánh hơi ầm ĩ. Fee, Fi, Fo, Fum, ta ngửi thấy có mùi người lạ. Hắn nhìn quanh tìm kiếm nhưng không thấy Jack vì chú quá bé và đang trốn dưới gầm bàn. Hắn tự nhủ “có lẽ đấy chỉ là mùi thịt gà tây mình ăn tối qua thôi”. Hắn ngáp dài mệt mỏi và quyết định đi ngủ. Người khổng lồ đặt túi vàng lên bàn rồi bỏ đi. Khi hắn ta ra khỏi phòng, Jack liền chui ra khỏi chỗ nấp và leo lên trên bàn. “Ôi, túi vàng mới to làm sao, mình sẽ giàu đây”.

Jack lấy túi vàng và nhảy khỏi cái bàn. Chú rón rén đi qua căn phòng, ra khỏi lâu đài của gã khổng lồ, và hết sức mang túi vàng đến chỗ cây đậu thần. Chú leo xuống cây đậu và mang túi vàng về cho mẹ. Chú kể với mẹ về chuyện cây đậu thần, về tòa lâu đài của gã khổng lồ và đưa mẹ xem túi vàng đã lấy được.

Vài hôm sau, Jack lại leo lên cây đậu thần để lên trên trời, quay lại chỗ tòa lâu đài hôm trước. Khi chú đang khám phá tòa lâu đài thì lại nghe thấy những bước chân rầm rầm của gã khổng lồ. Chú không kịp chạy đến nấp dưới gầm bàn, nên vội chui vào nấp trong tủ.Người khổng lồ mang một ổ gà mái ra trước cái tủ.

– Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Người khổng lồ nói. Úm ba la, trứng vàng nở ra.

Con gà kêu lên quang quác rồi mau mắn đẻ một quả trứng bằng vàng ròng. Người khổng lồ nhặt lấy quả trứng và đi ra khỏi phòng. Jack nhanh chóng ra khỏi chỗ nấp, chú lấy con gà và mang ra khỏi phòng, cố chạy thật nhanh trước khi người khổng lồ phát hiện ra. Jack mang con gà về nhà cho mẹ:

– Mẹ xem này, con gà này đẻ ra những quả trứng vàng thật đấy.

Chú bắt chước người khổng lồ nói “Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Úm ba la, trứng vàng nở ra”. Con gà kêu lên quang quác rồi lại đẻ ra một quả trứng bằng vàng ròng.

Mẹ Jack nói “jack, lấy trộm của người khác là không tốt đâu con. Con phải trao đổi một cách công bằng và sống lương thiện”

– Nhưng, mẹ xem, con gà này đẻ ra trứng vàng, mình sẽ không phải làm việc nữa mà vẫn đủ sống

Jack ngày càng trở nên tham lam, mỗi ngày chú lại quay lại tòa lâu đài và lấy trộm thêm nhiều đồ vật của người khổng lồ.

Một ngày kia, khi lẻn vào lâu đài, chú thấy người khổng lồ nói với cái đàn hạc:

– Úm ba la, hãy chơi nhạc cho ta.

Và cây đàn bỗng tự chơi những giai điệu du dương. Tiếng nhạc này làm ta buồn ngủ quá, ta phải đi ngủ thôi. Khi người khổng lồ về phòng ngủ, Jack lại trèo lên bàn và lấy trộm cây đàn hạc

Nhưng không ngờ, khi chú chạm tay vào cây đàn thì tiếng nhạc tự động vang lên. Cây đàn kêu lên: “ông chủ, ông chủ, có ai đang lấy trộm tôi”.

Nghe thấy tiếng cây đàn hạc kêu cứu, người khổng lồ thức dậy và bước ra khỏi phòng. Jack không kịp chạy trốn, cậu bị người khổng lồ bắt gặp với cây đàn trong tay.

– A, sao nhà ngươi dám ăn trộm cây đàn của ta? Chính là ngươi đã ăn trộm túi tiền vàng và con gà thần của ta, có đúng không?

Jack luồn qua chân người khổng lồ và cố sức chạy trốn. Người khổng lồ giận dữ đuổi theo. Jack sợ hãi trượt từ trên cây đậu xuống, cậu thấy tiếng gió rít bên tai mình. người khổng lồ cũng đang tụt xuống ngay sau lưng cậu.

Khi Jack chạm đất, cậu đi tìm ngay chiếc rìu và cố hết sức chặt cây đậu thần. Cây đậu bị đổ và ngã kềnh ra đất. Người khổng lồ bị tuột tay, rơi xuống đất và lăn ra chết.

Và Jack đã nhận được một bài học đích đáng, chú hiểu rằng không được tham lam lấy đồ của người khác, và phải lao động cần cù để có cuộc sống tốt đẹp.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Sự tích hoa cúc tây (Truyện cổ Andersen)

Sự tích hoa cúc tây – Truyện cổ tích hay

Micheal vốn là một vị thần âm nhạc nhưng lại yêu thích dạo chơi chốn trần gian. Trong một lần tình cờ đã gặp được một cô gái xinh đẹp rồi cả hai cùng yêu nhau. Khi tổng lãnh thiên thần biết được đã giam giữ Micheal và giết đi cô gái. Vì yêu thương nàng nên Micheal đã cắt bỏ đôi cánh của mình và lao xuống trần gian.

Ngày xưa, thế giới các thiên thần và loài người tồn tại song hành nhưng họ sống hoàn toàn cách biệt. Các thiên thần ngự trên những tầng mây trắng xa xôi nhất, vô cùng xinh đẹp với đôi cánh lông vũ gắn trên lưng đôi cánh gắn liền với sinh mệnh của họ.

Trong các thiên thần, đẹp nhất chính là vị thần âm nhạc, người được sinh ra từ những âm giai tuyệt diệu nhất của thế giới. Tên chàng là Micheal. Chàng có mái tóc dài với những sợi tóc màu bạnh kim lấp lánh, đôi mắt màu tím thăm thẳm, bí ẩn mà ấm áp. Chàng được tất cả các thiên thần yêu mến và tương lai cũng sẽ kế nhiệm tổng lãnh thiên thần. Thế nhưng chàng lại không thích cuộc sống nơi thiên giới với những luật lệ khắt khe. Thiên đường toàn màu trắng quá vô vị với chàng. Vì vậy Micheal luôn tìm cách trốn xuống thế giới loài người chơi.

Chàng thích nằm dài trên bãi cỏ, ngắm nhìn bầu trời cao xanh từ thế giới loài người thứ chàng không bao giờ thấy trên thiên giới. Bay trên cao, chàng thích thú ngắm nhìn cuộc sống đầy màu sắc của con người. Loài người không đẹp như các thiên thần cũng không có đôi cánh trên lưng nên chỉ có thể đi lại trên mặt đất nhưng họ có vô vàn sắc thái tình cảm kì lạ mà chàng chưa từng gặp ở các thiên thần.

Micheal cũng thích tựa lưng trên những tảng đá bên bờ suối, ngắm nhìn muôn loài hoa rừng rực rỡ, thổi sáo hoặc gẩy đàn lia. Mỗi khi những giai điệu tuyệt vời của chàng cất lên, chim chóc cũng ca hát ríu rít, thú rừng nhảy nhót, nô đùa vui vẻ bên chàng. Tất cả những sinh vật trên mặt đất đều sống động hơn hẳn những sinh vật được tạo ra từ mây và không khí trên thiên giới.

Một ngày kia, khi đang dạo chơi trên một đồi cỏ xanh rộng lớn có những đàn cừu trắng như bông, bất chợt Michael nghe thấy một giọng hát trong trẻo vang ngân, hay hơn cả giọng của những thiên thần. Chàng đi về phía có giọng hát và đằng sau gốc cây kia, chàng bắt gặp một cô gái chăn cừu đang ngồi giữa bầy cừu con. Cả hai sững sờ nhìn nhau. Chưa bao giờ chàng thấy một con nguời gần đến thế. Cô gái xinh đẹp có mái tóc vàng óng và đôi mắt xanh, trong sáng dịu dàng như bầu trời thu làm tim chàng đập mạnh. Cô gái cũng rung động trước chàng trai thiên thần. Cả hai đã yêu nhau tử cái nhìn đầu tiên ấy.

Từ đó, Micheal trốn xuống trần gian thường xuyên hơn. Hai người thường cùng nhau ngồi trên bãi cỏ, chàng gẩy đàn hòa cùng giọng hát tuyệt vời của cô gái. Tình cảm giữa họ ngày càng gắn bó tưởng như không có gì chia cắt nổi.

Nhưng rồi chuyện của hai người bị thiên giới phát hiện. Tổng lãnh thiên thần vô cùng tức giận. Loài người và thiên thần không được phép yêu nhau. Ngài đã ra lệnh giam Micheal vào tháp cấm. Bị cầm giữ trong tháp tối, chàng không ngừng gào thét gọi tên người yêu, rồi phá nát tháp cấm bay xuống trần gian. Nhưng khi chàng đến nơi đã thấy nàng nằm ngã trên đất, toàn thân lạnh ngắt. Tổng lãnh thiên thần đã trừng phạt cô gái bằng cách cướp đi sinh mạng của nàng.

Micheal tuyệt vọng ôm xác người yêu than khóc tiếng khóc khiến muôn loài cảm động. Cuối cùng, chàng trở về thiên giới, lấy trộm cây kiếm thiêng Arilia, tự chặt đứt đôi cánh của mình, từ bỏ sinh mệnh của một thiên thần, ôm xác người yêu lao thẳng từ thiên giới xuống để được chết bên nàng.

Những chiếc lông vũ từ đôi cánh của chàng bay khắp nơi. Khi chạm đất, chúng lập tức tan biến nhưng từ những nơi ấy đã mọc lên những bông hoa với nhũng chiếc cánh dài, trắng muốt như tuyết. Đó chính là hoa cúc tây . Những cánh hoa cúc tây mỏng manh, không dày đặc như hoa cúc ta. Với mỗi miền, mỗi khu vực và mỗi loại hoa lại có sự tích hoa riêng của nó, nó đều có nguyên do giải thích cho hình dáng, ý nghĩa của bông hoa.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Truyện cổ tích song ngữ: Nàng công chúa và hạt đậu (Cổ tích thế giới)

Once upon a time there was a prince who wanted to marry a princess; but she woul have to be a real princess. He travelled all over the world to find one, but nowhere could he get what he wanted. There were princesses enough, but it was difficult to find out whether they were real ones. There was always something about them that was not as it should be. So he came home again and was sad, for he would have liked very much to have a real princess.

One evening a terrible storm came on; there was thunder and lightning, and the rain poured down in torrents. Suddenly a knocking was heard at the city gate, and the old king went to open it.

It was a princess standing out there in front of the gate. But, good gracious! what a sight the rain and the wind had made her look. The water ran down from her hair and clothes; it ran down into the toes of her shoes and out again at the heels. And yet she said that she was a real princess.

“Well, we’ll soon find that out,” thought the old queen. But she said nothing, went into the bed-room, took all the bedding off the bedstead, and laid a pea on the bottom; then she took twenty mattresses and laid them on the pea, and then twenty eider-down beds on top of the mattresses.

On this the princess had to lie all night.

In the morning she was asked how she had slept.

“Oh, very badly!” said she. “I have scarcely closed my eyes all night. Heaven only knows what was in the bed, but I was lying on something hard, so that I am black and blue all over my body. It’s horrible!”

Now they knew that she was a real princess because she had felt the pea right through the twenty mattresses and the twenty eider-down beds. Nobody but a real princess could be as sensitive as that.

So the prince took her for his wife, for now he knew that he had a real princess; and the pea was put in the museum, where it may still be seen, if no one has stolen it.

There, that is a true story.

Các bạn có thể tham khảo bản Tiếng Việt của truyện cổ tích “Nàng công chúa và hạt đậu” tại đây: Nàng công chúa và hạt đậu

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Cây lúa mạch (Truyện cổ Andersen)

Cây lúa mạch – Truyện cổ Andersen

Cây lúa mạch vì kiêu ngạo vươn cao cổ lên khi trời sấm sét không nghe lời ông liễu già và các loài hoa khác mà cụp đầu xuống. Cuối cùng sau trận mưa lớn cây lúa mạch cháy đen, nằm xoài trên đất héo tàn……

Nếu bạn đi qua cánh đồng lúa mạch sau cơn bão bạn sẽ thấy lúa đen như thể là bị cháy. Tôi sẽ kể cho bạn nguyên nhân lúa bị đen, qua câu chuyện một chú chim sẻ, chú ta đã nghe từ lời kể của một ông liễu già mọc ở gần cánh đồng ngô và lúa mạch.

Ông liễu này cao và rất được coi trọng, nhưng vào thời điểm ấy ông đã già cỗi, nhăn nheo. Thân cây bị chẻ làm đôi, cỏ cây mâm xôi mọc len vào kẽ nứt; ông liễu ngã ra phía trước và các cành lá của ông xõa xuống mặt đất như một mái tóc xanh dai. Có nhiều cây ngô tốt sống trên cánh đồng, quây cây lúa mạch . Những bắp ngô được nuôi dưỡng tốt và bắp càng mập bao nhiêu thì lại vít cây nằm ngả xuống bấy nhiêu. Lúa mạch ta vốn kiêu ngạo nên cứ ngẩng thẳng và vươn cao đầu lên. Nó nghĩ thầm: “Mình có khối bắp vàng như cây ngô. Mình còn đẹp hơn hẳn hắn ta nhiều. Những bông hoa của mình đẹp như những nụ táo vậy…”. Thế rồi, Lúa mạch nói:

– Này bác liễu già, bác đã từng thấy cái cây nào đẹp như tôi chưa hả?

Ông liễu gật đầu.

Lúa mạch la lên:

– Cái lão thật dớ dẩn. Lão ta già quá rồi. Cỏ mọc cả vào trong óc lão rồi.

Và chợt một cơn bão ập đến. Đám hoa trên cánh đồng xếp cánh lại và cúi gập những ngọn đầu xinh xinh. Lúa mạchta vẫn kiêu ngạo vươn cao cổ lên. Những bông hoa bảo nó:

– Hãy cúi đầu xuống như chúng tôi đi.

Lúa mạch đáp:

– Không thể được tôi sẽ chẳng chịu cúi đầu.

Ông liễu già bảo:

– Hãy xếp những cánh hoa và xếp gọn lá vào. Đừng có nhìn vào các tia chớp kẻo lại nhìn thấy thiên đàng sớm. Ngay kể cả con người cũng mù nếu họ nhìn vào tia chớp. Nếu bọn ta vươn đầu lên thì cái gì sẽ xảy ra với đám cỏ dại chúng mình?

Lúa mạch kêu lên khinh bỉ:

– Cỏ dại! Quả thật! Tôi chẳng sợ nhìn lên trời.

Trong giây phút ấy cả thế giới như chìm trong bão tố và tia chớp lửa.

Ngay sau đó, cơn bão đã đi qua, rồi sau một trận mưa mọi vật mới ngọt ngào làm sao. Những bông hoa dại ngẩng lên hít thở khí trời, những cây ngô lại đung đưa theo chiều gió. Chỉ có cây lúa mạch nằm xoài trên đất héo tàn, cháy đen. Ông liễu già lắc đầu. Một giọt nước to rơi xuống từ đám lá liễu như thể ông liễu già đang khóc. Những chú chim sẻ líu lo:

– Tại sao ông lại khóc, ông không thấy sự tươi mát của hoa và lá sao?

Ông liễu già kể lại sự việc xảy ra với cây lúa mạch kiêu ngạo và tôi nghe được câu chuyện này từ các chú chim sẻ vào cái buổi tối mà tôi gợi chuyện với chúng.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Alibaba và 40 tên cướp (Truyện cổ Andersen)

Alibaba và 40 tên cướp – Truyện cổ Andersen

Alibaba và Casim là hai anh em. Casim là anh nhưng lại rất tham lam giành hết của cải. Alibaba đành chịu cuộc sống nghèo khổ. Một hôm khi vào rừng Alibaba vô tình phát hiện ra nơi cất giấu vàng bạc đá quý của 40 tên cướp và câu thần chú để mở cửa hang. Sau đó Casim biết được nên Alibaba đành kể cho anh nghe. Casim nổi lòng tham đi vào hang và lấy rất nhiều vàng bạc nhưng không may hắn ta lại không nhớ câu thần chú để đi ra và hắn ta bị tên cướp giết chết…

Thuở xưa tại vương quốc Iraq có hai anh em là Casim và AliBaba. Casim, người anh chiếm đoạt hết tài sản do cha mẹ để lại đồng thời lại lấy được vợ giàu sang nên có một đời sống dư giả rất sung túc. Trái lại AliBaba vì không muốn tranh đoạt gia tài với anh ruột lại lấy phải vợ nghèo nên đời sống khá chật vật, chỉ đủ qua ngày. Hàng ngày Ali Baba phải đi lên rừng đốn củi đem về bán để kiếm sống. Thấy em nghèo túng, Casim và vợ không những không thương xót giúp đỡ mà còn tỏ vẻ lạnh lùng, khinh khi ra mặt. Nhưng Ali Baba vẫn không vì thế mà phiền lòng hay bất mãn, vẫn thường qua lại thăm hỏi anh mình và chị dâu cho phải đạo làm em.

Hôm ấy như thường lệ, Ali Baba lên rừng đi lấy củi. Xong việc, chàng chất củi vào hai túi hai bên hông con lừa. Đang định lên đường về lại nhà bỗng nhìn thấy cát bụi mịt mù từ đàng xa, rồi kế đến là tiếng vó ngựa dồn dập mỗi lúc một gần. Ali Baba hoảng hốt, dắt lừa vào núp trong một bụi rậm, nhưng vẫn để ý nghe ngóng.

Rồi tiếng vó ngựa bỗng im bặt… Một đoàn kỵ sĩ trông dữ dằn, mang đao kiếm đầy mình dừng lại bên cạnh một tảng đá lớn trông chẳng khác gì một quả núi. Chung quanh tảng đá, rêu cỏ, cây cối mọc rậm rạp bao phủ kín mít. Nếu ai từ xa ngắm lại ắt chỉ nhìn thấy một khối xanh rì.

Ali Baba đếm được trước sau 40 người và 40 ngựa. Người nào cũng tháo gỡ một chiếc túi lớn từ trên lưng hay từ hai bên hông ngựa xuống; có người thì hai túi, kẻ ba túi… Đoàn người cùng nhau tiến tới sát bên tảng đá. Người đi đầu, có lẽ là thủ lãnh của đám người bỗng ra dấu cho tất cả dừng lại trước rồi giơ hai tay lên trời nói lớn:

-Vừng ơi mở cửa ra!

Lạ lùng thay, tảng đá lâu nay mà Ali Baba đi ngang qua không biết bao nhiêu lần mà không bao giờ để ý như có một cánh cửa tự động mở ra, và bên trong sâu hun hút tựa như là một hang động. Đoàn người ôm hành trang cùng vào tất cả bên trong. Người thủ lãnh là người đi sau cùng. Y lại giơ hai tay lên trời nói:

– Vừng ơi, hãy đóng lại!

Lập tức cánh cửa đóng lại. Và bây giờ trông tảng đá khổng lồ lại giống như một hòn núi khi nãy, không có gì đáng chú ý cả. Ali Baba vẫn núp kín, không dám chường mặt ra, sợ đoàn người kia phát hiện thì có thể nguy đến tánh mạng của chàng không chừng. Phải đợi đến cả giờ đồng hồ sau, chàng mới nghe được tiếng:

-Vừng ơi mở cửa ra!

Rồi đoàn người 40 mạng từ từ lần lượt bước ra ngoài. Người thủ lãnh lại giơ hai tay lên trời nói:

– Vừng ơi, hãy đóng lại!

Đoàn người sau đó lên ngựa. Cát bụi lại bay mù mịt khắp trời pha lẫn với tiếng vó câu rang rền. Chỉ trong nháy mắt, đoàn kỵ sĩ đã mất hút, trả lại sự im lặng cho chốn núi rừng. Đoàn người đi rồi, Ali Baba mới dám ra khỏi chỗ núp. Do tính tò mò thúc đẩy, thay vì lên đường về nhà chàng đến trước tảng đá đưa hai tay lên nói:

-Vừng ơi mở cửa ra!

Lập tức cánh cửa được mở ra. Chàng nhìn thấy rõ bên trong là một hang động đúng như chàng đoán. Đã đến nước này, Ali Baba quyết định phải vào tham xét một chuyến. Nghĩ đoạn, chàng liền dắt luôn con lừa vào trong rồi đưa hai tay lên nói:

-Vừng ơi, hãy đóng lại!

Và cửa động đã được đóng kín sau đó. Nhìn thấy ánh sáng từ đâu trong động lóe ra, Ali Baba bèn nhắm hướng đó mà đi. Vừa đến nơi, chàng kêu lên một tiếng vì kinh ngạc. Trước mặt chàng, một kho tàng khổng lồ không ai có thể tưởng tượng nổi, cho dù là ở trong truyện cổ tích . Ôi chao! Nào là kim cương, vàng bạc châu báu, lại thêm không biết bao nhiêu là nhung lụa, những tấm thảm thật đẹp lộng lẫy ngay cả trong cung điện vua chúa cũng không thể nào có được. Ôi thì trăm ngàn thứ, vật nào cũng quý giá cả! Chàng thầm nghĩ.

-“Vậy thì 40 người đó chắc hẳn là cướp rồi. Thì ra chúng đi cướp khắp nơi, dùng địa điểm này là nơi dự trữ, cất giấu các bảo vật cướp được chứ chẳng chạy vào đâu! Ta phải mau ra khỏi nơi đây kẻo chúng trở lại ắt nguy đến tánh mạng!”.

Nhưng dù sao Ali Baba vẫn chỉ là con người. Hỏi có mấy ai khi đứng trước một kho tàng vĩ đại như thế này mà không động lòng bao giờ! Chàng đánh liều, gom góp một số vàng bạc châu báu thật nhiều nhét vào đầy các túi dùng để củi hai bên hông lừa rồi lấy củi ngụy trang ở phía trên. Xong xuôi, chàng liền dùng câu thần chú nghe được để mở cửa động rồi đóng lại cẩn thận như không có gì xảy ra.

Về đến nhà, Ali Baba đóng kín cửa ngõ trước sau rồi bắt đầu đem ‘chiến lợi phẩm’ ra khoe với vợ. Vợ chàng kinh hãi, tưởng chàng trộm cướp của nhà giàu đem về nên tỏ vẻ không bằng lòng nói:

-Nhà mình dù nghèo nhưng từ trước vẫn sống một đời lương thiện. Tại sao chàng lại nổi máu tham lam làm những chuyện phi luân như vậy?

Biết vợ mình hiểu lầm, Ali Baba liền đem chuyện kể lại cho vợ nghe từ đầu đến cuối. Nghe xong, vợ chàng tươi ngay nét mặt, hết dị nghị. Nhìn đống vàng bạc châu báu mà cả hai vợ chồng cùng thấy ‘ớn lạnh’, không tài nào đếm nổi. Ali Baba liền đề nghị:

– Hay là em sang mượn cái đấu đong gạo bên nhà anh Casim để về mà đếm có tiện hơn không?

Vợ chàng khen phải nên chạy vội sang nhà anh chàng mượn cái đấu. Vợ Casim lấy làm lạ nghĩ thầm:

– Quái lạ! Xưa nay vợ chồng Ali Baba nghèo khổ, may ra bán củi xong chỉ mua được vừa đủ gạo nấu từng bữa thôi thì cần gì phải dùng đến cái đấu làm gì? Không lẽ hai vợ chồng vừa trúng mối nên mua được một số gạo lớn.

Người vợ Casim đi lấy đấu. Y thị lấy một ít hắc ín (dầu hắc, nhựa đường) trét vào dưới đáy bên trong cái đấu gạo với mục đích tò mò, muốn xem thử gia đình Ali Baba ăn loại gạo gì. Vợ Ali Baba mượn được đấu xong thì cám ơn rối rít ra về.

Hai vợ chồng Ali Baba lúi húi đong từng đấu một để đếm số vàng bạc châu báu. Phải mất một hồi lâu hai người mới ‘đong’ xong số vàng bạc châu báu. Sau đó, vợ Ali Baba đem cái đấu sang trả lại cho gia đình Casim. Một đồng tiền vàng dính chặt dưới đáy bên trong cái đấu gạo chỗ vợ Casim trét hắc ín nhưng vợ chồng Ali Baba vô tình không hay biết gì cả.

Nhìn đồng tiền vàng dính dưới đáy trong cái đấu, vợ của Casim hết sức kinh ngạc thốt lên:

-Trời! Không lẽ chúng nó giàu đến độ phải dùng đấu để đong vàng?

Casim vừa về đến nhà thì mụ đã chạy ra the thé rằng:

-Anh vào đây xem này.Ali Baba em của anh xưa nay chỉ giả vờ nghèo thôi chứ sự thật hắn còn giàu có gấp trăm ngàn lần vợ chồng mình nữa!

Casim ngạc nhiên hỏi:

-Chuyện gì?

Mụ vợ của Casim liền đưa cái đấu có dính đồng tiền vàng và kể lại mọi chuyện. Casim nghe xong, lòng ganh tị và căm tức nổi lên. Hắn nói với vợ:

-Mụ ở nhà, để tôi sang hỏi Ali Baba xem sao. Hừ, nếu quả thật là vậy tôi sẽ lên cáo quan cho nó biết mặt.

Nói xong, Casim hậm hực sang ngay nhà em mình. Thấy anh đột ngột đến thăm, Ali Baba hơi ngạc nhiên nhưng vẫn tiếp đón niềm nở. Casim lạnh lùng nói:

-Chú giàu có thì tôi mừng cho chứ làm gì mà phải giả nghèo giả khó như thế?

Ali Baba nghe nói vội xua tay:

-Đâu có! Em làm gì mà giàu có? Anh cũng thừa biết cảnh nghèo nàn của em từ lâu rồi phải không?

Casim lấy cái đấu, chỉ đồng tiền vàng dưới đáy nói:

-Thế cái này là cái gì đây? Ôi chao, vàng nhiều đến nỗi phải đong mà còn chối cãi bảo là nghèo à?

Biết chuyện đã bại lộ, Ali Baba bèn đem chuyện từ lúc vào rừng gặp bọn cướp, khám phá ra hang động vào kho tàng ra sao nhất nhất kể lại cho Casim nghe. Chàng ta cũng không quên nói cho anh biết cả câu thần chú dùng để mở cửa hay đóng cửa hang ra sao.

Casim tươi hẳn nét mặt, vênh váo nói:

-Có thế chứ! Vậy là chú biết điều đó. Bằng không thì tôi đem chuyện này nói lại với bọn cướp thì chú mất mạng như chơi!

Casim chạy vội về nhà kể lại cho vợ nghe. Hai vợ chồng hết sức vui mừng, suốt đêm không ngủ được. Sáng hôm sau, Casim đem mười con lừa thật lớn và thật khỏe. Trên lưng mỗi con là hai túi vải thật lớn. Chuẩn bị xong xuôi đâu đó, Casim ăn mặc giả làm người đi kiếm củi, thẳng đường lên rừng.

Tới đúng địa điểm, Casim giơ hai tay lên trời nói:

– Vừng ơi mở cửa ra!

Tức thì cánh cửa động mở toang ra. Casim dẫn đàn lừa vào trong. Nhìn thấy ánh sáng rực rỡ như hào quang, Casim biết ngay đã tìm thấy kho tàng. Y đi nhanh tới thì quả đúng như lời Ali Baba nói với y, một kho tàng lớn vĩ đại, với kim cương hột xoàn, ngọc ngà châu báu, vàng bạc, gấm vóc nhung lụa, những tấm thảm quý giá lớn nhỏ đủ cỡ cũng không thiếu. Ôi thì không biết sao mà diễn tả cho được. Dẫu ai có nằm mơ cũng không tưởng tượng ra nổi rằng trên thế gia lại có được một kho tàng như thế này!

Bụng tham lam của Casim nổi dậy. Đôi mắt y sáng rực lên. Rồi tay bốc vàng, tay vơ bạc, y chất đầy trên các túi trên lưng mười con lừa. Chưa vừa lòng, y còn nhét vào mình, bất cứ chỗ nào bỏ được gì hắn đều không từ. Sau khi thấy tạm đủ cho một hôm, hắn bèn dắt đàn lừa ra ngoài, trong lòng sung sướng, mơ tưởng đến cảnh giàu sang của gia đình hắn trong những ngày sắp tới. Đến cửa động, hắn giơ hai tay lên nói:

– Hỡi thần Mè mở cửa ra!

Cánh cửa vẫn khép kín không động đậy. Casim thầm kêu khổ trong lòng, nghĩ thầm:

-Thôi chết! Mình quên mất câu thần chú rồi!

Nặn óc một hồi, hắn kêu ‘a’ một tiếng rồi lại giơ hai tay lên nói:

-Hỡi thần Mẻ, hãy mở ra!

Cánh cửa vẫn không động đậy. Casim sau đó đọc thần chú liên tiếp giờ này sang giờ nọ. Hết ‘thần Mê’ đến ‘thần Mì’…, nhưng không làm sao nhớ được hai chữ “Vừng ơi”.

Casim càng lúc càng lo sợ. Hắn biết bọn cướp có thể trở về bất cứ lúc nào. Hắn khấn thầm, cầu nguyện với thánh ‘Allah’ giúp cho hắn nhớ lại câu thần chú để thoát thân chứ không còn dám nghĩ đến chuyện ham giàu có nữa. Nhưng có lẽ vì hắn xưa nay chưa hề tu nhân tích đức nên không được Allah độ cho. Casim bắt đầu run sợ. Và điều run sợ sau cùng đã đến.

– Vừng ơi mở cửa ra!

Casim biết ngay bọn cướp đã trở về. Trong một giây suy nghĩ, hắn biết chỉ còn một đường liều mạng cuối cùng mà thôi. Cánh cửa vừa mở ra, Casim dùng hết sức bình sinh chạy thẳng ra ngoài, xô ngã một tên cướp đặng tìm đường tẩu thoát. Nhưng bọn cướp đã chặn ngay Casim lại, rồi sau đó chúng giết Casim.

Nguồn: Tổng hợp

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: The King of the Golden Mountain (Cổ tích thế giới)

The King of the Golden Mountain

There was a certain merchant who had two children, a boy and a girl, they were both young, and could not walk. And two richly-laden ships of his sailed forth to sea with all his property on board, and just as he was expecting to win much money by them, news came that they had gone to the bottom, and now instead of being a rich man he was a poor one, and had nothing left but one field outside the town. In order to drive his misfortune a little out of his thoughts, he went out to this field, and as he was walking to and fro in it, a little black mannikin stood suddenly by his side, and asked why he was so sad, and what he was taking so much to heart.

Then said the merchant, if you could help me I would willingly tell you. Who knows, replied the black dwarf. Perhaps, I can help you. Then the merchant told him that all he possessed had gone to the bottom of the sea, and that he had nothing left but this field. Do not trouble yourself, said the dwarf. If you will promise to give me the first thing that rubs itself against your leg when you are at home again, and to bring it here to this place in twelve years, time, you shall have as much money as you will. The merchant thought, what can that be but my dog, and did not remember his little boy, so he said yes, gave the black man a written and sealed promise, and went home.

When he reached home, his little boy was so delighted that he held himself by a bench, trotted up to him and seized him fast by the legs. The father was shocked, for he remembered his promise, and now knew what he had pledged himself to do, as however, he still found no money in his chest, he thought the dwarf had only been jesting. A month afterwards he went up to the garret, intending to gather together some old tin and to sell it, and saw lying there a great heap of money. Then he was happy again, made purchases, became a greater merchant than before, and felt that God was good to him. In the meantime the boy grew tall, and at the same time bright and clever. But the nearer the twelfth year approached the more anxious grew the merchant, so that his distress might be seen in his face. One day his son asked what ailed him, but the father would not say. The boy, however, persisted so long, that at last he told him that without being aware of what he was doing, he had promised him to a black dwarf, and had received much money for doing so. He said likewise that he had set his hand and seal to this, and that now when twelve years had gone by he would have to give him up.

Then said the son, oh, father, do not be uneasy, all will go well. The black man has no power over me. The son had himself blessed by the priest, and when the time came, father and son went together to the field, and the son made a circle and placed himself inside it with his father. Then came the black dwarf and said to the old man, have you brought with you that which you have promised me. He was silent, but the son asked, what do you want here? Then said the black dwarf, I have to speak with your father, and not with you. The son replied, you have betrayed and misled my father, give back the writing. No, said the black dwarf, I will not give up my rights. They spoke together for a long time after this, but at last they agreed that the son, as he did not belong to the enemy of mankind, nor yet to his father, should seat himself in a small boat, which should lie on water which was flowing away from them, and that the father should push it off with his own foot, and then the son should remain given up to the water. So he took leave of his father, placed himself in a little boat, and the father had to push it off with his own foot. The boat capsized so that the keel was uppermost and the deck under water, and the father believed his son was lost, and went home and mourned for him.

The boat, however, did not sink, but floated quietly away, and the boy sat safely inside it, and it floated thus for a long time, until at last it ran into an unknown shore. Then he landed and saw a beautiful castle before him, and set out to go to it. But when he entered it, he found that it was bewitched. He went through every room, but all were empty until he reached the last, where a snake lay coiled in a ring. The snake, however, was an enchanted maiden, who rejoiced to see him, and said, have you come, oh, my deliverer. I have already waited twelve years for you, this kingdom is bewitched, and you must set it free. How can I do that, he inquired. To-night come twelve black men, covered with chains who will ask what you are doing here, but be silent, give them no answer, and let them do what they will with you, they will torment you, beat you, stab you, let everything pass, only do not speak, at twelve o’clock, they must go away again. On the second night twelve others will come, on the third, four-and-twenty, who will cut off your head, but at twelve o’clock their power will be over, and then if you have endured all, and have not spoken the slightest word, I shall be released. I will come to you, and will have, in a bottle, some of the water of life. I will rub you with that, and then you will come to life again, and be as healthy as before. Then said he, I will gladly set you free. And everything happened just as she had said, the black men could not force a single word from him, and on the third night the snake became a beautiful princess, who came with the water of life and brought him back to life again.

So she threw herself into his arms and kissed him, and there was joy and gladness in the whole castle. After this their marriage was celebrated, and he was king of the golden mountain.

They lived very happily together, and the queen bore a fine boy. Eight years had already gone by, when the king bethought him of his father, his heart was moved, and he wished to visit him. The queen, however, would not let him go away, and said, I know beforehand that it will cause my unhappiness, but he suffered her to have no rest until she consented. At their parting she gave him a wishing-ring, and said, take this ring and put it on your finger, and then you will immediately be transported whithersoever you would be, only you must promise me not to use it in wishing me away from this place and with thy father. That he promised her, put the ring on his finger, and wished himself at home, just outside the town where his father lived. Instantly he found himself there, and made for the town, but when he came to the gate, the sentries would not let him in, because he wore such strange and yet such rich and magnificent clothing. Then he went to a hill where a shepherd was watching his sheep, changed clothes with him, put on his old shepherd’s-coat, and then entered the town without hindrance.

When he came to his father, he made himself known to him, but he did not at all believe that the shepherd was his son, and said he certainly had had a son, but that he was dead long ago, however, as he saw he was a poor, needy shepherd, he would give him something to eat. Then the shepherd said to his parents, I am verily your son. Do you know of no mark on my body by which you could recognize me. Yes, said his mother, our son had a raspberry mark under his right arm. He slipped back his shirt, and they saw the raspberry under his right arm, and no longer doubted that he was their son. Then he told them that he was king of the golden mountain, and a king’s daughter was his wife, and that they had a fine son of seven years old.

Then said the father, that is certainly not true, it is a fine kind of a king who goes about in a ragged shepherd’s-coat. On this the son fell in a passion, and without thinking of his promise, turned his ring round, and wished both his wife and child with him. They were there in a second, but the queen wept, and reproached him, and said that he had broken his word, and had brought misfortune upon her. He said, I have done it thoughtlessly, and not with evil intention, and tried to calm her, and she pretended to believe this, but she had mischief in her mind.

Then he led her out of the town into the field, and showed her the stream where the little boat had been pushed off, and then he said, I am tired, sit down, I will sleep awhile on your lap. And he laid his head on her lap, and she picked his lice for a while until he fell asleep. When he was asleep, she first drew the ring from his finger, then she drew away the foot which was under him, leaving only the slipper behind her, and she took her child in her arms, and wished herself back in her own kingdom.

When he awoke, there he lay quite deserted, and his wife and child were gone, and so was the ring from his finger, the slipper only was still there as a token. Home to your parents you cannot return, thought he, they would say that you were a wizard, you must be off, and walk on until you arrive in your own kingdom. So he went away and came at length to a hill by which three giants were standing, disputing with each other because they did not know how to divide their father’s property.

When they saw him passing by, they called to him and said little men had quick wits, and that he was to divide their inheritance for them. The inheritance, however, consisted of a sword, which, if anyone took it in his hand, and said, all heads off but mine, every head would lie on the ground, secondly, of a cloak which made any one who put it on invisible, thirdly, of a pair of boots which could transport the wearer to any place he wished in a moment. He said, give me the three things that I may see if they are still in good condition.

They gave him the cloak, and when he had put it on, he was invisible and changed into a fly. Then he resumed his own form and said, the cloak is a good one, now give me the sword. They said, no, we will not give you that, if you were to say, all heads off but mine, all our heads would be off, and you alone would be left with yours. Nevertheless they gave it to him on the condition that he was only to try it against a tree. This he did, and the sword cut in two the trunk of a tree as if it had been a blade of straw. Then he wanted to have the boots likewise, but they said, no, we will not give them, if you had them on your feet and were to wish yourself at the top of the hill, we should be left down here with nothing. Oh, no, said he, I will not do that. So they gave him the boots as well. And now when he had got all these things, he thought of nothing but his wife and his child, and said as though to himself, oh, if I were but on the golden mountain, and at the same moment he vanished from the sight of the giants, and thus their inheritance was divided.

When he was near his palace, he heard sounds of joy, and fiddles, and flutes, and the people told him that his wife was celebrating her wedding with another. Then he fell into a rage, and said, false woman, she betrayed and deserted me whilst I was asleep. So he put on his cloak, and unseen by all went into the palace. When he entered the dining-hall a great table was spread with delicious food, and the guests were eating and drinking, and laughing, and jesting. She sat on a royal seat in the midst of them in splendid apparel, with a crown on her head.

He placed himself behind her, and no one saw him. When she put a piece of meat on a plate for herself, he took it away and ate it, and when she poured out a glass of wine for herself, he took it away and drank it. She was always helping herself to something, and yet she never got anything, for plate and glass disappeared immediately. Then dismayed and ashamed, she arose and went to her chamber and wept, but he followed her there. She said, has the devil power over me, or did my deliverer never come? Then he struck her in the face, and said, did your deliverer never come. It is he who has you in his power, you traitor. Have I deserved this from you.

Then he made himself visible, went into the hall, and cried, the wedding is at an end, the true king has returned. The kings, princes, and councillors who were assembled there, ridiculed and mocked him, but he did not trouble to answer them, and said, will you go away, or not. On this they tried to seize him and pressed upon him, but he drew his sword and said, all heads off but mine, and all the heads rolled on the ground, and he alone was master, and once more king of the golden mountain.

Mời các bạn tham khảo thêm bản dịch của truyện tại đây: Vua núi vàng

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Ba hạt hồ đào (Truyện cổ Grimm)

Ba hạt hồ đào – Truyện cổ Grimm

Chuyện kể về một hoàng tử nọ vì muốn lấy cô con út đã trải qua nhiều thử thách. Cuối cùng cả hai đã cao bay xa chạy nhưng vẫn không thoát khỏi hoàng hậu. Hoàng hậu đã làm cho chàng quên đi tất cả mọi chuyện và nhờ có 3 hạt hồ đào mà nàng út mới làm cho hoàng tử nhớ lại được. 

Ngày xửa ngày xưa có một ông vua. Nhà vua có một người con trai còn nhỏ. Theo sao chiếu mệnh thì hoàng tử sẽ bị một con hươu húc chết khi tròn mười sáu tuổi.
Đến tuổi trưởng thành, có lần hoàng tử cùng đám thợ săn vào rừng. Ở trong rừng, hoàng tử thấy một con hươu to liền giương súng bắn, bắn trượt nên hoàng tử cứ rượt theo con hươu. Khi ra tới cửa rừng, bỗng chẳng thấy hươu nữa, đứng trước hoàng tử là một người đàn ông cao lêu nghêu. Người đó nói:
– Tốt quá, giờ ta đã bắt được mi. Ta đã chạy rượt theo mi hỏng mất sáu đôi giày thủy tinh mà cũng không bắt được mi.
Rồi người đó túm hoàng tử cặp vào nách mang theo đi qua một cái hồ lớn tới trước hoàng cung. Hoàng tử phải ngồi chung bàn và ăn một chút với người kia. Khi hai người vừa mới ăn xong, nhà vua nói:
– Ta có ba người con gái. Ngươi phải ngồi canh công chúa lớn nhất từ 9 giờ tới tới 6 giờ sáng. Ta sẽ thân hành đến xem mỗi khi có tiếng chuông kêu. Khi ta gọi mà ngươi không mở miệng đáp lại thì ngay sáng hôm sau sẽ bị xử trảm. Nhưng nếu ngươi đáp lại thì ta gả công chúa cho ngươi.
Khi hai người đi vào buồng ngủ, công chúa nói với pho tượng thần Christoph:
– 9 giờ tối cho tới 3 giờ sáng, mỗi giờ nhà vua đến đây một lần. Khi nhà vua hỏi thì nhớ trả lời thay cho hoàng tử.
Tượng Christoph bằng đá gật đầu, rồi từ từ trở về vị trí thẳng đứng. Sáng hôm sau vua bảo hoàng tử.
– Ngươi đã làm tốt mọi việc. Nhưng ta chưa gả con gái cho ngươi. Tối nay ngươi ngồi canh công chúa con thứ hai của ta. Sau đó ta sẽ xem có nên gả công chúa lớn cho ngươi hay không. Ta tự thân chinh đến, cứ mỗi giờ một lần. Nếu khi ta gọi mà trả lời ngay thì tốt, nhưng nếu ta gọi mà không có tiếng trả lời thì người sẽ đầu rơi máu chảy.
Khi hai người bước vào phòng thì công chúa dặn tượng Christoph:
– Nếu vua có gọi thì nhớ trả lời nhé!
Tượng Christoph bằng đá gật đầu, rồi từ từ trở về vị trí thẳng đứng. Hoàng tử nằm ngay ngưỡng cửa, gối đầu lên tay và ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau, nhà vua bảo hoàng tử:
– Ngươi đã làm tốt mọi việc, nhưng ta chưa gả con gái cho ngươi. Từ sáng cho đến tối, ngươi phải đốn hết cây trong cánh rừng lớn của ta. Đốn xong, lúc đó ta mới xét tới việc gả con gái cho ngươi.
Rồi nhà vua đưa cho hoàng tử một cái rìu bổ củi, một cái nêm, một cái cuốc chim, nhưng cả ba đều bằng thủy tinh. Vào rừng, chàng dùng rìu đốn cây, rìu vỡ làm hai. Chàng đặt nêm vào thân cây và dùng búa chim nện. Cả nêm lẫn búa chim vỡ vụn ra. Chàng rất buồn và nghĩ, chắc chàng chẳng thoát được chết. Chàng ngồi bên gốc cây và khóc. Buổi trưa vua bảo:
– Một đứa hãy mang cơm cho chàng trai đốn cây trong rừng.
Hai cô chị đồng thanh nói:
– Chúng con không muốn mang cơm cho người ấy! Con út phải mang cơm, vì người ấy tối qua ngồi canh nó.
Cô út đành phải mang cơm vào rừng cho người đốn cây. Tới nơi, cô hỏi chàng có khỏe không. Chàng đáp, không được khỏe. Cô khuyên chàng nên ăn cho đỡ đói. Chàng nói, chàng không muốn ăn, vì thế nào chàng cũng phải chết. Công chúa dùng hết mọi lời lẽ khuyên chàng, nên chàng vui lòng ăn. Rồi công chúa bảo chàng để nàng xoa bóp cho đỡ mệt. Nàng xoa bóp được một lát thì chàng thiêm thiếp ngủ. Rồi nàng cởi khăn quàng đầu, buộc nút lại và đập lên đất ba lần và nói:
– Thợ rừng đâu, ra đi!
Nàng vừa nói dứt lời thì rất nhiều người lùn từ trong lòng đất xuất hiện và xúm lại hỏi nàng cần gì. Nàng nói:
– Trong vòng ba giờ phải đốn chặt hết cánh rừng lớn này và xếp cây thành từng đống!
Đám người lùn chạy tứ tung kêu gọi bà con thân thuộc tới giúp. Vừa đúng hết ba giờ thì việc cũng xong. Họ tới báo cho công chúa, việc đạ xong. Nàng vung chiếc khăn quàng trắng nói:
– Thợ rừng, mau trở về nhà!
Chỉ trong nháy mắt, tất cả đã đi khỏi nơi đó. Khi hoàng tử tỉnh giấc, chàng vô cùng mừng rỡ. Nàng nói với chàng.
– Khi nào chuông đánh sáu tiếng, chàng hãy trở về nhà!
Chàng làm theo đúng lời nàng nói. Khi chàng về tới nơi, nhà vua hỏi:
– Thế ngươi đã đốn chặt hết cánh rừng chưa?
Hoàng tử trả lời:
– Kính thưa hoàng thượng, đốn chặt xong rồi ạ.
Khi tất cả đã ngồi vào bàn ăn nhà vua nói:
– Ta vẫn chưa thể gả con gái cho ngươi. Ngươi phải làm một việc nữa.
Chàng hỏi là việc gì. Nhà vua nói:
– Ta có một cái hồ lớn. Ngày mai ngươi phải dọn sạch trông sáng như gương soi. Trong hồ phải có đủ các loại cá.
Sáng sớm hôm sau, nhà vua đưa cho chàng một cái xẻng bằng thủy tinh và nói:
– Đúng sáu giờ mọi việc phải xong.
Chàng ra hồ, vừa mới cắm xẻng xuống bùn thì xẻng gãy. Chàng dùng cuốc cuốc bùn, cuốc cũng gãy. Chàng rất buồn. Đến trưa, công chúa út mang cơm cho chàng, hỏi chàng có mệt không. Chàng nói, mọi việc chẳng đi đến đâu cả. Mất đầu là cái chắc. Công chúa nói chàng nên ăn một chút. Ăn xong chàng sẽ đổi ý cho mà xem. Chàng nói, chàng rất buồn nên không nuốt nổi. Công chúa hết lời khuyên nhủ chàng mới chịu ăn một chút. Công chúa xoa bóp cho chàng, chàng thiu thiu ngủ. Nàng cầm chiếc khăn quàng và thắt một nút, rồi đập khăn xuống đất ba lần và nói:
– Thợ đâu, ra mau!
Rất nhiều người lùn từ trong lòng đất xuất hiện và hỏi nàng cần gì. Nàng bảo họ những việc phải làm. Những người lùn đi gọi bạn bè, bà con tới giúp. Chỉ hai tiếng đồng hồ sau đó là mọi việc xong. Những người lùn chạy tới chỗ công chúa nói:
– Những gì công chúa ra lệnh, chúng tôi đã làm xong.
Công chúa cầm khăn đập xuống đất ba lần và nói:
– Thợ đâu, mau trở về nhà!
Thế là chỉ trong nháy mắt, tất cả đi khỏi nơi đó. Khi hoàng tử thức giấc thì hồ đã dọn xong. Trước khi đi, công chúa dặn chàng khi nào sáu giờ thì mới đi về nhà.
Khi chàng về tới nơi, nhà vua hỏi:
Hoàng tử trả lời:
– Thưa hồ đã dọn xong.
Khi mọi người đang ngồi quanh bàn, nhà vua nói:
– Ngươi đã dọn xong hồ, nhưng ta chưa cho cưới. Ngươi phải làm một việc nữa.
Hoàng tử hỏi:
– Thưa việc gì ạ?
Nhà vua bảo:
– Ta có một quả núi to toàn mọc những gai lớn. Ngươi hãy chặt hết chúng đi, sau đó xây trên núi một lâu đài tráng lệ mà ai cũng phải trầm trồ khen ngợi. Trong lâu đài phải có đầy đủ những vật dụng cần thiết.
Sáng hôm sau, khi chàng thức dậy, nhà vua đưa cho chàng một cái rìu và một cái khoan, cả hai đều bằng thủy tinh, rồi nhà vua phán:
– Đúng sáu giờ mọi việc phải xong!
Chàng vung rìu chặt bụi gai thứ nhất thì rìu vỡ vụn bắn tung tóe, chiếc khoan cũng gãy đôi. Chàng buồn rầu, chỉ biết đợi người yêu tới giúp. Khoảng trưa thì nàng công chúa út mang thức ăn tới. Chàng chạy ra đón và kể cho nàng nghe mọi chuyện và ăn một chút. Công chúa xoa bóp cho chàng, chàng thiu thiu ngủ. Công chúa lấy cái khăn thắt nút đập xuống đất và nói:
– Thợ đâu, ra mau!
Tức thì người lùn trong lòng đất xuất hiện hỏi công chúa cần gì. Nàng bảo:
– Sau ba giờ phải chặt hết các bụi gai và xây xong một lâu đài thật tráng lệ.
Những người lùn chạy đi gọi bạn bè bà con tới giúp. Đúng lúc hết hạn thì mọi việc cũng xong. Những người lùn tới báo cho công chúa , rằng mọi việc đã xong. Công chúa cầm chiếc khăn đập xuống đất và nói:
– Thợ đâu, mau về nhà!
Công chúa vừa dứt lời, tất cả người lùn đi khỏi nơi ấy. Khi hoàng tử thức giấc, nhìn thấy lâu đài tráng lệ, lòng chàng phơi phới mừng cứ như đang bay trong không trung như chim.
Lúc đồng hồ đánh sáu tiếng, cả hai củng nhau đi về nhà. Nhà vua hỏi:
– Lâu đài xây xong chưa?
Hoàng tử đáp:
– Thưa, đã xây xong.
Khi mọi người ngồi bên bàn ăn, nhà vua nói:
– Ta chỉ gả con gái út cho ngươi, khi nào hai chị đã đi lấy chồng.
Nghe vậy, hoàng tử và công chúa út rất buồn. Hoàng tử không biết cách nào khác là ngay đêm đó chàng cùng với công chúa út chạy trốn. Sau khi đã đi được một chặng đường, công chúa út quay lại nhìn thì thấy nhà vua đang đuổi theo. Nàng kêu lên:
– Ôi, chúng ta phải làm gì bây giờ? Em sẽ biến chàng thành bụi gai và biến em thành một đóa hoa hồng ở giữa bụi gai đó.
Khi nhà vua tới nơi thì thấy bụi hồng gai, giữa bụi có một bông hồng, nhà vua định hái bông hồng thì bị gai đâm vào ngón tay nên đành phải quay trở về. Hoàng hậu hỏi tại sao nhà vua không bắt họ mang về. Nhà vua nói rằng mình chỉ nhìn thấy bụi gai và bông hồng. Hoàng hậu nói:
– Bệ hạ chỉ cần hái được bông hồng thì bụi gai cũng sẽ đi theo.
Nhà vua lại lên đường để hái bông hồng. Nhưng cả hai đã đi được khá xa. Nhà vua bám sát đuổi theo họ. Công chúa ngoái đầu nhìn lại thì thấy nhà vua. Công chúa nói:
– Ôi, chúng ta phải làm gì bây giờ? Em biến anh thành một giáo đường và biến em thành một giáo sĩ đang đứng trên bục giảng đạo.
Khi nhà vua tới nơi, chỉ thấy một giáo đường, có một giáo sĩ đang giảng đạo. Nhà vua cũng vào giảng đạo. Nghe xong nhà vua lên đường về hoàng cung, rồi kể mọi chuyện cho hoàng hậu nghe. Hoàng hậu nói:
– Bệ hạ chỉ cần bắt vị giáo sĩ về là tòa giáo đường cũng về theo. Có lẽ không nên yêu cầu bệ hạ đi. Cách tốt nhất là thiếp tự thân chinh đi.
Hoàng hậu đi được một lúc thì đã nhìn thấy hai người ở phía xa. Công chúa ngoái nhìn lại thấy mẹ mình đang đuổi theo, bèn nói:
– Trời ơi, giờ thì chính hoàng hậu đuổi theo. Em sẽ biến chàng thành một cái hồ và còn em thành một con cá.
Khi hoàng hậu tới nơi thì thấy một hồ rộng, giữa hồ có một con cá bơi tung tăng, vui nhộn, đầu nhô lên khỏi mặt nước. Hoàng hậu hết sức bực tức nên uống liền một hơi cạn hồ tính để bắt cá. Nhưng nước hồ trong bụng làm cho hoàng hậu nôn nao choáng váng đến nỗi bà ói ra hết nước. Hoàng hậu nói:
– Xem chừng chẳng làm được gì cả.
Và hoàng hậu đưa cho công chúa ba hạt hồ đào và nói:
– Những hạt hồ đào này có thể giúp con trong những lúc khó khăn.
Hoàng tử và công chúa lại tiếp tục hành trình. Sau mười giờ đi họ tới được làng kia, nơi có lâu đài của hoàng tử. Hoàng tử nói:
– Em yêu dấu, em đợi ở đây nhé. Anh vào trong hoàng cung phái người lấy xe ngựa ra đón em vào.
Khi hoàng tử xuất hiện trong hoàng cung, mọi người hết sức vui mừng. Hoàng tử kể cho mọi người rằng chàng đã có vợ chưa cưới, nàng đang đợi ở ngoài làng. Hãy cho người và xe ra đón nàng vào.
Những người hầu trong hoàng cung liền chuẩn bị xe để ra đón.
Khi hoàng tử sắp bước lên xe thì hoàng hậu hôn trán làm cho hoàng tử quên bẵng đi những việc định làm. Rồi hoàng hậu ra lệnh tháo cương ngựa, ai về chỗ nấy.
Cô gái đợi ở đầu làng và cứ mong ngóng hoàng tử ra đón, đợi mãi cũng chẳng thấy bóng chàng. Cô đành phải ở nhờ trong khu cối xay gió của hoàng cung. Hàng ngày cô phải ngồi bên suối để rửa sạch đồ. Có lần hoàng hậu ra khỏi lâu đài và đi dọc theo bờ suối. Hoàng hậu nhìn thấy cô gái mảnh khảnh ngồi bên suối, bà nói:
– Trông người mảnh khảnh, đáng yêu thật!
Nghe hoàng hậu khen, mọi người đổ dồn nhìn về phía cô gái, nhưng chẳng có ai phát hiện được công chúa.
Công chúa phải phụ giúp bác thợ xay bột một thời gian. Trong lúc đó hoàng hậu tìm vợ cho hoàng tử ở đất nước xa xôi kia. Khi đón được dâu tới thì lễ cưới được tổ chức ngay. Dân chúng kéo nhau tới xem đám cưới. Cô gái phụ giúp bác thợ xay bột cũng xin đi xem, Bác ta nói:
– Thì cứ đi đi!
Trước khi đi, cô gái mổ một hạt hồ đào. Trong đó có một bộ đồ đẹp. Cô mặc bộ đồ đẹp đó đi tới nhà thờ. Cô bước gần tới bàn thờ. Cô dâu và chú rể bước vào và tới trước bàn thờ. Khi mục sư vẩy nước thánh cho họ, cô dâu ngước nhìn ngang thấy cô gái. Cô dâu nói, cô chỉ tới hôn lễ khi nào cô có bộ đồ cưới đẹp như của cô gái kia. Rồi cả hai đi về và dò hỏi xem cô gái kia có bán bộ đồ đẹp ấy không. Cô gái trả lời không, nhưng sẵn sàng tặng bộ đồ đẹp ấy cho cô dâu với điều kiện cô được ngủ trước phòng của hoàng tử. Cô dâu đồng ý với điều kiện đó.
Những người hầu đã cho hoàng tử uống thuốc ngủ và cô gái ngủ ngay trước cửa phòng. Cô vừa kể vừa khóc, nào là cô đã đốn cả cánh rừng cho hoàng tử, nào là đã tát cạn cả cái hồ, đã biến chàng thành bụi gai, rồi thành giáo đường, thế mà giờ đây chàng đã quên những chuyện đó hay sao. Hoàng tử ngủ say nên không hay biết gì, nhưng những người hầu họ thức nên nghe hết những lời than khóc của cô gái, nhưng họ không hiểu được tại sao lại như vậy.
Sáng hôm sau cô dâu mặc bộ đồ đẹp cùng với hoàng tử đi xe tới nhà thờ. Trong lúc đó cô gái mở hạt hồ đào thứ hai, ở trong đó có một bộ đồ còn đẹp hơn bộ đồ hôm trước. Cô mặc bộ đồ đẹp và đi tới nhà thờ. Cô bước tới gần bàn thờ. Và mọi chuyện lại diễn ra như lần trước.
Tối đến, cô gái ngủ ngay trước phòng của hoàng tử. Người hầu lại quên không cho thuốc ngủ vào nước nên hoàng tử lên giường nhưng không ngủ thiếp đi. Chàng nghe được lời than khóc của cô gái. Chàng rất lấy làm buồn và bỗng nhớ lại tất cả mọi chuyện khi xưa. Chàng định ra gặp cô gái, nhưng hoàng hậu đã khóa trái cửa. Sáng hôm sau, chàng tới chỗ cối xay gió gặp cô gái và kể những gì đã xảy ra với chàng và mong nàng đừng vì thế mà mủi lòng. Cô gái mở hạt hồ đào thứ ba, ở trong đó có bộ đồ đẹp tuyệt trần. Cô mặc bộ đồ, rồi cùng với hoàng tử đi xe tới nhà thờ. Trẻ con và dân chúng tụ tập xem đám cưới rất đông, họ tặng hoa cô dâu, chú rể. Lễ cưới được tổ chức hết sức đông vui. Hoàng hậu và cô dâu hờ không dám ló mặt trong lễ cưới.
Bạn thấy không, người ta cũng vừa mới kể xong câu chuyện.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Chiếc kim thô (Truyện cổ Andersen)

Chiếc kim thô – Truyện cổ Andersen

Một cái kim thô dùng để lược quần áo, tự cho là mình thanh tú nên cô ả cứ tưởng mình là một cái kim khâu. Cái kim thô đã trải qua rất nhiều chuyện như bị gãy, nằm dí trong máng giặt,….cuối cùng là bị chẹt xe nhưng ả kim không gãy,…

Một hôm có một cái kim thô dùng để lược quần áo, tự cho là thanh tú lắm, nên cứ tưởng mình là một cái kim khâu. Cô ả bảo các ngón tay đang sắp cầm mình rằng:
-Này, giờ thì các anh phải chú ý giữ tôi cho khéo nhé! Chớ mà có đánh rơi tôi đấy! Tôi mà ngã xuống đất thì chắc chắn là không bao giờ tìm thấy tôi được đâu. Người tôi nhỏ nhắn thế này cơ mà! Các ngón tay bảo:
-Cứ mặc cho người ta làm nào! – Nói rồi chúng tóm lấy người cô ả.
-Nhìn đây một tí mà xem. Tôi đến với đoàn tuỳ tòng của tôi đây này.
ả kim thô vừa nói vừa kéo theo mình một sợi chỉ dài, nhưng là sợi chỉ không thắt nút.

Các ngón tay điệu ả kim ta về phía chiếc giầy “băng túp” của chị nấu bếp. Da giày phía trên bị rách cần phải khâu lại. ả kim bảo:
-Vải gì mà thô đến thế! Tôi không thể nào chọc thủng được đâu; tôi đến gãy mất, gãy mất thôi!
Và quả nhiên, cô ả gẫy thật. ả kêu ầm lên:
-Tôi chẳng bảo thế là gì? Người tôi mảnh dẻ lắm cơ mà!
Các ngón tay bảo nhau:
-Bây giờ thì chẳng dùng được vào việc gì nữa rồi.

Nói thế nhưng chúng vẫn giữ cô ả. Chị nấu bếp làm cho cô ả một cái đầu bằng xi măng rồi dùng cô ả để cài khăn quàng. ả kim nói:
-Thế là mình trở thành trâm cài rồi! Mình biết lắm, biết là mình danh giá mà! Khi con người ta vốn dĩ đã có giá trị thế nào cũng nổi danh.
Rồi cô ả làm bộ kiêu hãnh, ngó nghiêng tứ phía chẳng khác gì cậu xà ích đánh xe ngày hội. Chị đanh gim láng giềng bảo:
-Dám xin hỏi quý nương, có phải quý nương bằng vàng không đấy ạ? Diện mạo quý nương xinh đẹp và quý nương có cái đầu kỳ lạ lắm! Song le và nó chỉ hơi bé một chút thôi, quý nương nên gắng sức làm cho nó nhỉnh ra một tí để khỏi phải dùng đến xi như các kẻ khác.

Nghe vậy cô nàng kiêu hãnh ưỡn người nghểnh mạnh cái đầu đến nỗi từ khăn quàng rơi xuống cái máng giặt, nơi chị bếp đang vò quần áo. ả kim bảo:
-Thế là ta sắp được chu du một phen. Miễn rằng đừng có thất lạc là được.
Quả nhiên cô ả bị thất lạc. Trong khi nằm dí trong máng giặt, cô ả lẩm bẩm:
-Mình thật quá nhỏ nhắn đối với cái thế gian này. Ta cũng tự biết ta lắm, biết mình thì bao giờ cũng được vừa lòng đôi chút.

Nhưng ả vẫn cứ hớn hở giữ bộ điệu kiêu hãnh. Rồi một loạt các thứ bơi qua trên đầu ả; nào là dằm gỗ, nào là rơm rạ và những mẩu báo cũ. ả lẩm bẩm:
-Hãy xem cái tụi kia bơi với lội kìa! Thậm chí mình nằm ngay đây mà chúng cũng chẳng ngờ rằng bên dưới chúng có cái gì cả? Kìa, một chú dằm gỗ ngoi qua kìa! Cu cậu chẳng nghĩ đến ai trên đời này ngoài cu cậu ra cả, hừ, ngoài cu cậu ra! Lại một cô ả rơm đang du ngoạn! Cô ả đang quay cuồng vùng vẫy gớm chưa! Này, đi cẩn thận đấy nhá, kẻo lại va đầu vào đá đấy. Còn cái mảnh báo cũ này nữa. Đến là vênh vang! Nhưng mà từ lâu lắm thiên hạ cũng chẳng nhớ hắn ta đã đăng tin gì rồi. Chỉ có mình ta là vẫn kiên tâm và bình thản; ta tự biết ta lắm và luôn luôn giữ lấy giá trị của ta.

Một hôm cô ả cảm thấy có vật gì nằm cạnh, một vật sáng rực rỡ mà cô ả cho là một viên kim cương. Đó là một mảnh chai vỡ. Thấy hắn ta lóng lánh trông như một cái trâm cài đầu, kim bèn cất giọng săn đón:
-Chắc hẳn bà chị là kim cương?
-Một loại na ná như thế.

Thế là ả nọ cứ tưởng ả kia quý phái lắm. Và rồi câu chuyện giữa hai đứa nở ran, đặc một giọng kiêu kỳ chúa soái ở trên đời. Kim ta lên giọng:
-Mình ở trong một cái tráp của tiểu thư. Vị tiểu thư ấy làm nghề nấu bếp. Mỗi bàn tay của nàng có năm ngón. Mình chưa hề thấy ai kiêu căng tự phụ như các lão ngón tay ấy, thế mà chúng cũng sinh ra để nâng mình ra khỏi hộp rồi lại cất mình vào thôi.

Mảnh chai hỏi:
-Thế các lão ngón tay ấy có thuộc dòng dõi quý phải không?
Kim đáp:
-Quý phái! Không đâu, nhưng kiêu căng. Chúng nó tất cả năm anh em và tất cả đều thuộc dòng dõi… họ nhà ngón tay. Chúng tuy dài ngắng khác nhau nhưng đứng cạnh nhau một cách hợm hĩnh. Ngón ngoài, cũng gọi là ngón cái, lùn và mập đứng tách riêng ra vì hắn chỉ có trần một khớp nên chỉ có thể gập lại một đốt thôi, nhưng hắn luôn luôn khoe rằng nếu người nào mà cụt mất hắn thì không thể nào mà làm việc nhà binh được.

Ngón thứ hai lúc nếm mứt, lúc nếm mù tạt; hắn còn chỉ chỏ được cả mặt trăng lẫn mặt trời nữa và chính hắn ấn quản bút khi người ta viết lách đấy. Lão thứ ba thì cao hơn tất cả các lão kia. Lão thứ tư đeo một cái đai bằng vàng và lão thứ năm bé nhất chẳng làm ăn gì cả. Vì thế nên hắn kiêu ngạo lạ thường. Bọn chúng lúc nào cũng làm bộ làm tịch, bắc bậc kiêu kỳ, nên mình đã bỏ chúng mà đi nơi khác đấy.
Mảnh chai bảo:
-Có thế chúng mình mới ngồi với nhau ở đây mà lấp lánh chứ.

Lúc đó người ta đổ nước vào máng giặt. Nước chảy lên thành máng và cuốn hai đứa đi. Kim thở phào:
-Đấy, thế là chúng ta lại tiến bước rồi đấy.
Mảnh chai tiếp tục lăn đi, còn ả kim đọng lại ở dưới suối.
-ấy đấy! Mình mảnh dẻ qúa, không nhúc nhích được nữa; nhưng cũng đành vậy biết sao?

Quả nhiên cô ả nắm dí ở đây, ôm ấp những hoài bão vĩ đại của cô ả.
-Mình rồi cũng đến phải tin rằng mình là con của một tia nắng vì mình nhỏ nhắn thế này kia mà! Hình như những tia nắng xuống tận đáy nước tìm mình thì phải. Nhưng mình nhỏ nhắn đến nỗi thân mẫu mình chẳng tìm thấy mình đâu. Giá ví thử người ta chưa đánh gãy mất cái mắt của mình thì mình cũng còn khóc được cơ đấy! Nhưng không, mình chẳng muốn khóc, mình mà lại than khóc à?

Một hôm, trẻ con đến sục sạo dòng suối. Chúng mò tìm đanh cũ, xu đồng và các của tương tự loại ấy. Công việc chẳng hào hứng lắm, nhưng chúng thích làm việc ấy và đứa nào nhặt được gì thì lấy nấy. Một đứa trong bọn bị cái kim đâm vào tay kêu lên:
-ôi chao! Cái đồ ăn mày này!
ả kim vội cãi:
-Tôi không phải là ăn mày đâu. Tôi là một tiểu thư khuê các đây.

Nhưng nào có ai thèm nghe nó. Đến lúc ấy cái đầu xi của nó đã tuột đi mất rồi và kim ta lại trở nên đen xì từ đầu đến chân; nhưng càng đen thì thân hình trông càng có vẻ nhỏ đi, nên cô ả tưởng mình mảnh dẻ hơn lúc nào hết. Trẻ con bàn nhau:
-Có cái vỏ trứng trôi đến kia rồi!

Thế là chúng cắm kim vào vỏ trứng. Cô ả hí hửng:
-May lắm! Giờ thì mình nổi bật rồi, vì mình thì đen mà thành quách xung quanh lại trắng toát một màu. ít ra thiên hạ cũng nhận ra mình ngay. Miễn là chớ có say sóng mà gãy tan xác

Cô ả không say sóng nên chẳng hề bị gãy.
-Đi biển mà có cái bụng bằng thép như mình thì thật là may mắn lắm thay! Mình hơn người ở chỗ ấy đấy. Ai dám tự hào có được cái bụng như ta? Thể chất mình tốt thật! Mà càng nhỏ bao nhiêu thì lại càng tránh được tai nạn bấy nhiêu.

Một chiếc xe tải hàng chẹt lên, vỏ trứng vỡ đánh “rắc” một cái. Kim rên la:
-Trời! Sao mình bị đè khiếp thế này! Hình như mình bị say sóng thì phải. Mình bị gãy nát mất rồi.
Tuy bị chẹt xe nhưng ả kim không gãy. Cô ả vẫn như trước, nằm sõng sượt dưới lòng suối. Mặc xác ả!

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Ba điều ước (Truyện cổ Grimm)

Ba điều ước – Truyện cổ Grimm


Một người đầy tớ làm việc vất vả cật lực cho chủ suốt 3 năm thì được chủ trả cho 3 đồng Heller. Sau đó trên đường đi anh ta gặp người tí hon và cho luôn 3 đồng Heller khi người đó xin và người tí hon cho anh ba điều ước. Nhờ 3 điều ước ấy mà anh được thoát chết và bắt được kẻ cướp,….

Ngày xửa ngày xưa, có một người nhà giàu. Ông ta có một người đầy tớ chăm chỉ, tận tâm với chủ. Ngày nào cũng vậy, anh là người đầu tiên ra khỏi nhà lúc trời sáng và tới đêm khuya là người cuối cùng đi ngủ. Có việc gì nặng nhọc không ai chịu làm, anh sẵn sàng nhận mà không bao giờ ca thán. Anh luôn luôn tỏ thái độ hài lòng và vui vẻ với mọi người. Một năm đã trôi qua, nhưng chủ vẫn chưa trả cho anh công của năm đó. Chủ nghĩ:

– Tên này là đứa biết điều nhất, ta có thể lỡ đi được, nó cũng chẳng đi ở nơi khác, nó vẫn ở lại làm cho mình.

Người đày tớ kia vẫn lặng thinh, làm việc suốt năm thứ hai cũng chăm chỉ, tận tâm như năm thứ nhất. Cuối năm thứ hai, anh cũng chẳng nhận được tiền công. Anh cũng chẳng đả động gì tới chuyện đó và vẫn ở lại làm cho chủ.

Tới khi hết năm thứ ba, chủ cho tay vào túi làm như lấy tiền trả công, khi rút tay ra tay không, lúc ấy anh đầy tớ mới nói:

– Thưa ông chủ, tôi làm cật lực cho ông đã ba năm nay. Xin ông thương tình trả tiền công xứng đáng với sự tận tụy của tôi. Tôi muốn đi khắp đó đây để cho biết thiên hạ.

Ông chủ keo kiệt nói:

– Anh đã gắng sức làm cho ta, vậy cũng phải nhận tiền thưởng xứng đáng chứ.

Chủ cho tay vào túi và lấy ra đếm từng đồng Heller một và nói:

– Ta trả cho anh mỗi năm một Heller. Ba năm ba đồng là lớn lắm đấy, chẳng có chủ nào trả nhiều và hậu như thế.

Người đầy tớ chẳng mấy khi tiêu tiền, nhận tiền từ tay chủ và nghĩ:

– Giờ thì mình cũng đầy túi tiền, chẳng còn gì phải lo nghĩ, mà cũng chẳng phải kêu ca làm nặng nhọc.

Anh lội suối trèo đèo, vừa đi vừa nhảy, ca hát. Khi anh đi qua một bụi cây, bỗng có người tí hon xuất hiện và gọi anh:

– Đi đâu vậy, anh bạn vui tính? Tôi thấy, hình như anh chẳng có gì để lo lắng cả.

Anh chàng người ở đáp:

– Sao tôi lại phải buồn nhỉ! Đầy túi, kêu rủng riểng toàn tiền là tiền. Tiền công ba năm đi làm đấy.

– Kho báu của anh là bao nhiêu? Người tí hon hỏi.

– Bao nhiêu à? Ba đồng Heller, tôi đếm đúng như vậy.

Người tí hon nói:

– Này anh bạn, tôi già nua khốn khổ, anh cho tôi ba đồng Heller đi.

Tôi chẳng làm được gì để sống, anh còn trẻ khỏe nên làm gì cũng sống được. Anh chàng người ở vốn tốt bụng, hay thương người nên sẵn lòng đưa cho người tí hon ba đồng Heller và nói:

– Nhờ trời, tôi cũng chẳng đến nỗi túng thiếu.

Người tí hon liền nói:

– Anh tốt bụng thương người. Anh cho tôi ba đồng Heller, tôi tặng anh ba điều ước , ước gì được nấy.

Anh người ở vui mừng reo:

– A ha, anh đúng là người với tay tới tận trời xanh. Nếu ước được, tôi ước có ống xì đồng thổi chim, thổi đâu trúng đó. Thứ đến tôi ước có cây vĩ cầm, mỗi khi tôi chơi đàn thì tất cả mọi thứ đều nhảy múa. Điều thứ ba là không ai từ chối tôi, mỗi khi tôi yêu cầu họ.

Người tí hon nói:

– Những điều đó anh sẽ có!

Nói xong, người tí hon sờ tay vào bụi cây. Người ta có cảm tưởng những thứ chàng trai người ở ước muốn đã được sắp đặt từ trước, giờ chúng ở ngay trước mắt chàng, người tí hon cầm đưa chàng và nói:

– Mỗi khi anh có điều gì yêu cầu thì chẳng có ai chối từ cả.

Anh chàng người ở tự nhủ:

– Tuyệt vời, còn mong muốn gì nữa!

Anh lại tiếp tục lên đường. Lát sau anh gặp một người Do Thái có bộ râu dê rất dài. Người này đang đứng lắng nghe tiếng chim hót, con chim đang đậu trên ngọn cây. Người này nói:

– Tạo hóa sinh ra sao mà tuyệt vời, con chim nhỏ xíu mà có giọng hót lanh lảnh vang xa! Không biết có ai có thể giúp mình bắn nó không nhỉ?

Anh chàng người ở nói:

– Nếu chẳng có chuyện gì thì chim rơi ngay bây giờ cho coi.

Chàng dương ống xì đồng thổi trúng, chim rơi xuống bụi cây gai. Chàng bảo người Do Thái:

– Này anh kia, chui vào bụi lấy chim đi.

Người Do Thái nói:

– Để tôi lách vào xem chim bị anh bắn trúng vào đâu.

Người Do Thái kia trườn mình vào giữa bụi cây. Đúng lúc đó, anh chàng người ở hứng chí lấy đàn vĩ cầm ra chơi. Lập tức người Do Thái kia bật đứng dậy và nhảy. Đàn đánh càng du dương, người Do Thái kia nhảy càng sôi động hơn. Gai kéo níu rách hết áo quần, gai làm chòm râu dê tơi tả, gai đâm tê tái khắp người. Lúc bấy giờ, người Do Thái kia kêu la:

– Đánh đàn gì mà kỳ vậy. Xin đừng chơi đàn nữa, tôi có thích nhảy đâu.

Chàng trai người ở cứ chơi đàn tiếp tục, trong bụng nghĩ:

– Ngươi lừa đảo nhiều người rồi. Gai đâm để cho ngươi nhớ đời.

Rồi chàng chơi càng hăng say hơn trước. Người Do Thái kia nhảy càng cao và hăng hơn trước đến nỗi quần áo rách nát từng mảnh và dính treo lơ lửng trong bụi gai. Người đó la:

– Ối trời ơi, đau quá. Xin tha cho tôi, tôi xin nộp túi vàng này.

Chàng trai người ở nói:

– Nếu ngươi hào phóng như vậy thì ta ngưng chơi nhạc. Ta cũng khen ngươi nhảy khá đấy.

Rồi chàng cầm túi vàng và tiếp tục lên đường. Đợi đến khi chàng trai đi đã xa khuất khỏi tầm mắt nhìn, lúc bấy giờ người Do Thái kia mới la tướng lên:

– Quân nhạc sĩ lang thang khốn kiếp, đồ gảy đàn ăn xin, cứ đợi đấy, ta sẽ tóm được ngươi. Ta sẽ dần cho ngươi biết tay ta, ta đánh ngươi nhừ tử.

Đồ khốn nạn, ngươi sẽ biết thế nào là xu và tiền vàng. Người Do Thái kia chửi một thôi một hồi. Khi đã lấy lại sức, người Do Thái kia tới thành phố gặp quan tòa. Hắn nói:

– Thưa quan tòa, ngay giữa đường cái quan, ngay giữa ban ngày mà có tên khốn kiếp nó dám cướp của, đánh người. Đá cũng phải thấy xót xa! Nó đánh tôi tơi tả quần áo, khắp người toàn những vết thương, rồi lấy đi túi tiền toàn những đồng Dukaten sáng loáng, đồng nào cũng đẹp ơi là đẹp. Lạy trời, hãy tóm cổ nó cho vào ngục tối!

Quan tòa hỏi:

– Có phải lính không? Nó đã dùng kiếm đâm anh phải không?

Người Do Thái đáp:

– Có trời chứng giám. Hắn chẳng có dao, kiếm gì cả. Hắn đeo một ống xì đồng và một cây đàn vĩ cầm. Tên tội phạm ấy rất dễ nhận mặt.

Quan tòa cho lính đi lùng bắt. Họ tìm ra ngay anh chàng người ở tốt bụng kia. Họ cũng thấy anh ta dắt trong người túi tiền.

Anh chàng người ở bị đưa ra tòa xét xử. Anh thưa:

– Tôi không hề chạm vào thân thể người Do Thái kia. Tôi cũng chẳng cướp túi tiền của hắn. Hắn nói, nếu tôi ngưng kéo vĩ cầm, hắn sẽ cho tôi túi tiền.

Người Do Thái la lớn:

– Có trời chứng giám! Giờ nó lại dối trá như lũ ruồi bẩn thỉu.

Quan tòa không tin lời anh chàng người ở và nói:

– Giữa đường cái quan mà dám ăn cướp. Đem treo cổ! Điều đó không thể tha thứ được!

Khi chàng người ở bị dẫn ra pháp trường, người Do Thái kia còn nói lớn:

– Quân hỗn như gấu! Đồ nhạc sĩ lang thang chó chết, giờ thì mày được thưởng xứng công nhe!

Chàng người ở lặng lẽ theo bước người đao phủ, khi bước lên bục cuối cùng, chàng quay người lại nói với quan tòa:

– Xin cho tôi được nói yêu cầu trước khi chết.

Quan tòa nói:

– Chỉ có xin tha chết là không được!

Chàng người ở nói:

– Tôi không xin tha chết. Tôi xin được chơi đàn vĩ cầm lần cuối.

Người Do Thái kia bỗng thét lên:

– Cầu trời, đừng cho phép nó chơi đàn, đừng cho phép nó chơi đàn!

Quan tòa phán:

– Tại sao lại không cho nó được hưởng giây lát sung sướng. Điều đó ta cho phép!

Nhưng làm sao chối từ được, đấy là một trong ba điều ước mà chàng người ở có. Người Do Thái kia lại la lớn:

– Hãy trói tôi lại, hãy trói chặt tôi lại!

Chàng người ở tốt bụng lấy đàn vĩ cầm ra chơi. Tiếng đàn du dương vừa mới vang lên thì mọi người đều rục rịch, rồi quan tòa, thơ ký cùng các nhân viên tòa án đều đung đưa chân bắt đầu nhảy, tên đao phủ buông thòng lọng khỏi chàng người ở. Tiếng đàn càng rộn vang mọi người càng nhảy hăng say hơn trước. Quan tòa và người Do Thái kia đứng đầu hàng và nhảy hăng say nhất. Rồi tất cả những người tò mò tới xem hành hình cũng nhộn nhịp nhảy múa, già trẻ, béo gầy đều nhảy, rồi chó đứng quanh cũng chân thấp chân cao như muốn cùng nhảy với mọi người. Chàng chơi càng lâu mọi người càng nhảy tứ tung đến mức họ cụng đầu vào nhau tới mức đau điếng phải ca thán. Cuối cùng quan tòa thấy mình gần hụt hơi vì nhảy, ông nói:

– Ta tha chết cho ngươi. Hãy ngưng chơi đàn!

Chàng người ở tốt bụng ngưng chơi đàn, đeo đàn vào người và bước khỏi bục treo cổ. Chàng bước tới chỗ tên Do

Thái và hỏi:

– Quân lừa đảo! Nói ngay, ngươi lấy ở đâu ra tiền! Bằng không ta lại lấy đàn ra chơi.

Tên Do Thái đang nằm lăn dưới đất, ráng lấy sức hít thở, nghe nói vậy, hắn khai:

– Tiền ấy là tiền tôi ăn cắp.

Quan tòa liền cho dẫn tên Do Thái lên bục và hạ lệnh treo cổ tên ăn cắp.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Con đức bà Maria (Truyện cổ Grimm)

Con đức bà Maria – Truyện cổ Grimm

Đức bà Maria đã đề nghị nuôi một bé gái của đôi vợ chồng nghèo. Khi cô bé lớn, lúc đức bà đi vắng đã giao chùm chìa khóa của 13 cửa phòng cho cô và dặn không được mở cửa thứ 13. Nàng đã không nghe lời và mở cửa ra xem. Sau đó Đức bà biết được nhưng cô vẫn chối cho đến cùng. Sau nàng bị thả xuống rừng sâu ở trần gian và gặp kết hôn cùng nhà vua. Đức bà vẫn luôn xuất hiện hỏi nàng muốn nàng thừa nhận mình đã mở nhưng nàng luôn nói là không nên đức bà đành bắt ba đứa con của nàng. Sau đó đến cuối thì nàng đã chịu thừa nhận và bằng cách nào thì các bé hãy đón đọc truyện…

Xưa có vợ chồng người tiều phu sống trong một khu rừng lớn, họ chỉ có mỗi một người con gái lên ba tuổi. Họ nghèo lắm, nghèo đến nỗi bánh ăn hàng ngày cũng không có, không biết lấy gì để nuôi con. Một buổi sáng kia, người tiều phu vào rừng đốn củi, đương đốn cây, bác bỗng thấy một người đàn bà béo đẹp đứng trước mặt mình, người đàn bà ấy đầu đội vương miện có những ngôi sao lấp lánh, bà nói:
– Ta là Đức bà Maria, mẹ Đức Chúa Giêsu. Ngươi nghèo khó, túng thiếu. Hãy đưa đứa con của ngươi để ta nuôi nó, ta sẽ chăm sóc nó như mẹ với con.
Người tiều phu vâng theo, đưa con cho Đức bà Maria mang theo lên trời. Đứa bé ở trên đó sung sướng lắm, được ăn bánh bích qui, uống sữa, quần áo thêu bằng sợi vàng ròng óng ánh, được vui chơi cùng với các thiên thần.
Lúc đứa trẻ vừa tròn mười bốn tuổi, Đức bà Maria cho gọi đến và nói:
– Con yêu dấu, mẹ phải đi xa. Giờ mẹ giao cho con chìa khóa của mười ba cửa ở trên thượng giới này. Con chỉ được phép mở mười hai cửa để ngắm nghía những vật kỳ diệu. Nhưng cửa thứ mười ba – đây chính chiếc chìa khóa nhỏ này – cấm con không được mở. Con chớ có mở mà nguy khốn.
Cô bé hứa vâng theo lời dặn. Sai khi Đức bà Maria đi, cứ mỗi ngày cô bé lại mở một cửa buồng để vào xem, ngồi trong phòng là một vị giáo đồ hào quang chói tỏa ra xung quanh, cô cũng như các thiên thần cùng đi xem đều hết sức vui mừng khi được thấy mười hai căn phòng trang hoàng lộng lẫy, tráng lệ. Lòng hiếu kỳ thôi thúc cô bé. Cô nói:
– Tôi không định mở chiếc cửa thứ mười ba để bước vào trong ngắm nghía, nhưng tôi muốn hé mở để chúng ta ngó xem thôi.
Các thiên thần can:
– Ấy chớ có hé mở. Thế là có tội với Đức bà Maria đấy, đừng có làm mà khốn.
Cô bé nín lặng, nhưng tính tò mò làm cho cô lòng bứt rứt không yên, lúc các thiên thần đi khuất, cô nảy ra ý nghĩ:
– Giờ còn mình ta, ta có ngó nhòm vào thì đâu có ai hay biết.
Cô lục tìm và lấy chìa khóa tra vào ổ và quay, cửa bật mở toang, cô thấy Đức Chúa Trời ngồi giữa hào quang rực lửa, cô đứng ngẩn người ra ngắm nghía, tò mò cô đưa ngón tay với ra vào chỗ vòng hào quang, ngón tay cô lập tức vàng óng như mạ. Hoảng sợ, cô dập ngay cửa lại và co cẳng chạy mất. Cơn hoảng hốt ấy làm cho tim cô cứ đập thình thịch. Đã thế, lau rửa kỳ cọ bao nhiêu màu vàng ở ngón tay vẫn không hết.
Ít lâu sau Đức bà Maria về, cho gọi cô tới nộp chùm chìa khóa, bà nhìn thẳng mặt cô bé dò hỏi:
– Con có mở chiếc cửa thứ mười ba không đấy?
– Không ạ.
Đức bà Maria đưa tay lên ngực cô bé, thấy tim cô đập dồn dập, bà biết ngay cô đã không nghe lời, đã tự ý mở cửa đó ra.
Đức bà Maria lại hỏi:
– Có chắc chắn là con không mở cửa không?
Lại một lần nữa cô bé thưa:
– Thưa không ạ.
Nhìn ngón tay vàng óng của cô bé, Đức bà Maria biết ngay là cô đã đưa tay ra sờ phải hào quang. Người biết ngay là cô bé phạm lỗi, nhưng người vẫn hỏi lại lần thứ ba:
– Con có mở cửa đó không?
Lần thứ ba này, cô bé vẫn đáp:
– Thưa không ạ.
Lúc đó Đức bà Maria nói:
– Con không nghe lời ta, đã thế con còn nói dối, con không xứng đáng được ở thượng giới nữa.
Bỗng cô gái thiếp đi, khi tỉnh dậy, cô thấy mình đang nằm trong rừng sâu. Cô muốn mở mồm kêu la nhưng không sao nói lên lời. Cô chồm dậy tính chạy khỏi nơi đây, nhưng chạy hướng nào cũng bị mắc lại bởi những bụi gai, cô không sao ra khỏi nơi ấy.
Ở giữa nơi hoang vắng này lại có một cây cổ thụ, đúng rồi gốc cây rỗng có thể là chỗ trí ẩn tốt, cô nghĩ vậy và cố bò tới gốc cây khi bóng đêm buông xuống. Cô ngủ ngon lành trong hốc cây mà chẳng sợ gió bão, mưa rơi. Nhưng cuộc sống nơi đây gian khổ quá, nhìn ngắm bầu trời, nơi các thiên thần đang vui chơi, bỗng cô òa lên khóc. Thức ăn của cô chỉ toàn rễ, củ và dâu rừng. Mùa thu tới, cô gắng thu gom hạt dẻ và lá cây, rồi đem về hang của mình trong gốc cây. Thức ăn của cô trong mùa đông là số hạt dẻ thu gom được. Những lúc tuyết rơi, trời lạnh giá, cô rúc vào trong đống lá cho đỡ lạnh như những thú rừng khốn khó khác. Rồi quần áo cô rách tả tơi từng mảnh. Khi ánh nắng mùa hè chói chang chiếu xuống, cô ra ngồi sưởi nắng, tóc xõa che người như chiếc áo khoác lên thân cô.
Cô sống trong cảnh hoang vu, khốn khổ thiếu thốn hết năm này sang năm khác.
Lần ấy, khi mùa xuân tới, cây đâm chồi xanh khắp khu rừng, vua đi săn nai, con nai chạy ngay vào trong bụi cây, vừa xuống ngựa và dùng gươm chém phạt bụi gai để mở đường. Khi vào tới nơi, nhà vua nhìn thấy một cô gái đẹp tuyệt trần đang ngồi dưới gốc cây, tóc vàng xõa phủ khắp người tới chân. Nhà vua ngạc nhiên trước cảnh tượng ấy, đứng ngắm nhìn, rồi vua cất tiếng hỏi:
– Cô là ai? Mà tại sao lại ngồi ở nơi hoang vắng như thế?
Cô không sao động đậy được môi để trả lời. Nhà vua lại hỏi:
– Cô có cùng đi với tôi về hoàng cung không?
Cô khẽ gật đầu đồng ý. Nhà vua bế cô đặt lên ngựa, đưa cô về. Về tới hoàng cung, nhà vua đưa cho cô nhiều quần áo đẹp và đủ mọi thứ trang sức.
Tuy cô câm lặng, nhưng cô đẹp và dễ thương đến mức nhà vua yêu thương cô vô cùng và sau đó hôn lễ được tổ chức. Năm sau, hoàng hậu sinh được một hoàng tử. Ngay trong đêm ấy, khi hoàng hậu đang nằm một mình trên giường thì Đức bà Maria xuất hiện và nói:
– Nếu con nói ra sự thật và thú nhận, chính con là người mở cánh cửa cấm thì ta sẽ mở mồm cho con và trả lại con giọng nói khi xưa. Nếu con cứ ngoan cố trong tội lỗi thì ta sẽ mang theo đứa bé mới đẻ này.
Hoàng hậu chỉ ú ớ nói:
– Con không mở cửa cấm.
Đức bà Maria ẳm đứa trẻ đi mất.
Sáng hôm sau, không ai thấy đứa trẻ mới sinh, mọi người thì thầm, hoàng hậu ăn thịt người và hình như ăn chính con mình.
Hoàng hậu nghe rõ những lời đồn đại của thiên hạ nhưng không sao mở mồm ra được để thanh minh cho mình. Nhà vua rất yêu thương hoàng hậu, nên cũng không tin những lời đồn đại kia.
Năm sau, hoàng hậu lại sinh ra một cậu con trai. Ngay trong đêm ấy, Đức bà Maria lại xuất hiện và nói:
– Nếu con thú nhận rằng chính con đã mở cửa cấm thì ta trả lại con và giải thoát cho cái lưỡi của con. Nếu con cứ ngoan cố trong tội lỗi thì ta sẽ mang theo đi đứa trẻ mới đẻ này.
Hoàng hậu lại ú ớ nói:
– Không, con không mở cửa cấm.
Đức bà Maria ẵm đứa trẻ lên và mang theo lên trời.
Sáng sớm hôm sau, khi đứa trẻ đã biến mất, mọi người đồn ầm lên, rằng hoàng hậu đã nuốt tươi con mình. Cả triều đình quyết nghị đòi phải hành quyết ngay hoàng hậu. Nhà vua yêu quí hoàng hậu nên ra lệnh, trong triều không ai được nhắc tới chuyện ấy nữa.
Năm sau, hoàng hậu sinh ra một con gái, lần thứ ba Đức bà Maria lại xuất hiện trong đêm khuya và nói:
– Hãy đi theo ta!
Bà nắm tay hoàng hậu và dẫn lên thiên đường, và chỉ nơi hai đứa con trai của hoàng hậu đang vui chơi bên quả cầu. Hoàng hậu rất lấy làm vui mừng, lúc đó Đức bà Maria nói:
– Giờ lòng con đã thanh thản chưa? Nếu con thú nhận mình đã mở cửa cấm, ta sẽ trao lại hai đứa con trai khi xưa.
Lần thứ ba hoàng hậu lại nói:
– Không, con không mở cửa cấm.
Đức bà để hoàng hậu ở lại trần gian một mình và giữ đứa con gái mới đẻ lại.
Sáng sớm hôm sau, khi mọi người hay tin, họ đồng thanh nói lớn:
– Hoàng hậu ăn thịt người nên phải được đưa ra xét xử!
Nhà vua không biết ăn nói thế nào nữa. Phiên tòa xét xử hoàng hậu mở, vì không mở mồm thanh minh cho mình được nên hoàng hậu bị tuyên án chết hỏa thiêu.
Lửa bắt đầu cháy, hoàng hậu bị trói chặt vào cột, khi lửa bén dần sang chung quanh, hoàng hậu lúc ấy mới hối hận và nghĩ, chỉ có trước khi chết mình mới thú nhận rằng mình đã mở cửa cấm. Bỗng hoàng hậu nói lớn:
– Thưa Đức bà Maria, chính con đã mở cửa cấm.
Trời bỗng nhiên đổ mưa rào như trút nước và dập tắt lửa, rồi Đức bà Maria cùng với hai bé trai – tay bà ẵm bé gái – xuất hiện ngay trên đầu hoàng hậu. Đức bà vui vẻ nói:
– Ai biết hối hận về lỗi của mình và thú nhận, người đó sẽ được tha thứ.
Đức bà trao cho hoàng hậu ba đứa con, trả lại cho cả giọng nói và ban phước lành cho hoàng hậu.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Ba cây cổ thụ và điều ước (Truyện cổ Grimm)

Ba cây cổ thụ và điều ước – Truyện cổ hay

Chuyện kể về ba cây cổ thụ với những điều ước vô cùng lớn lao. Nhưng rồi một ngày khi những điều ước đó không thành sự thật. Tưởng chừng như ba cây cổ thụ sẽ thất vọng buồn bã nhưng chính nhờ đó chúng đã nhận ra giá trị của bản thân mình.

Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.
Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.
Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.

Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Sự tích hạt đậu (Truyện cổ Andersen)

Sự tích hạt đậu – Truyện cổ Andersen

Một hạt đậu may mắn rơi ra khỏi tay bà lão xém chút là bị nấu nhừ thành cháo. Sau đó đậu gặp gỡ than và rơm cũng may măn thoát chết như mình. Cả ba vui vẻ cùng nhau chu du khắp nơi. Những không may rơm và than chết chỉ còn mỗi đậu sống sót nhưng…..

Có một bà lão nghèo khổ ở làng kia kiếm được một mớ đậu  mang nấu. Bà vào bếp nhóm lửa. Để đun cho nhanh, bà đút một mớ rơm vào bếp. Lúc bà đổ đậu vào nồi, có một hạt rơi xuống đất mà bà không hề hay biết. Hạt đậu rơi ngay cạnh một sợi rơm. Liền sau đó có một cục than hồng bắn từ trong bếp rơi xuống chỗ đậu và rơm. Sợi rơm liền hỏi:

– Các bạn thân mến, các bạn ở đâu tới đây thế? Than trả lời:

– May quá là may, tôi nhảy từ ngọn lửa kia ra. Nếu tôi không lấy sức để nhảy ra thì chắc hẳn là toi mạng? Giờ có lẽ tôi đã bị đốt thành tro rồi.

Đậu nói:

– May là tôi không bị xây xát gì cả. Nếu như bà lão không đánh rớt tôi ra ngoài, có lẽ giờ này tôi đã bị nấu nhừ thành cháo như các bạn tôi.

Rơm nói:

– Kể ra thân phận tôi cũng chẳng hơn gì! Bà lão cho tất cả anh em tôi làm mồi cho khói lửa, bà nắm một lúc sáu chục sợi và đốt sạch. Cũng may tôi luồn được qua kẽ ngón tay bà cụ.

Than hỏi:

– Thế chúng ta làm gì bây giờ?

Đậu nói:

– Tôi nghĩ, cũng may là chúng ta cùng thoát chết, vậy thì chúng ta hãy kết nghĩa anh em với nhau. Để tránh điều bất hạnh khác có thể xảy ra với chúng ta, chúng ta hãy cùng nhau đi chu du thiên hạ.

Nghe lời đề nghị ấy, cả than và rơm đều thấy vui lòng. Thế rồi cả ba cùng nhau lên đường. Chẳng bao lâu cả ba tới bên một bờ con suối nhỏ. Chẳng có cầu mà cũng chẳng có ván bắc qua suối, cả ba loay hoay, chưa biết tính làm sao qua được suối. Chợt rơm nghĩ ra một kế và nói:

– Để tôi nằm vắt ngang suối, các bạn đi lên tôi như đi qua cầu vậy.

Rơm nằm vắt từ bờ này sang bờ kia. Than vốn tính nóng nảy, bước lon ton trên chiếc cầu vừa mới bắc xong. Ra tới giữa cầu, nghe tiếng nước chảy rào rào, than hoảng sợ. Than đứng lại giữa cầu, không còn can đảm bước tiếp. Rơm bắt đầu cháy, bị đứt thành hai đoạn và rơi xuống suối. Than cũng rơi theo. Chạm mặt nước, than xèo xèo được một lát rồi tắt thở. Đậu vốn tính cẩn thận hơn, hãy còn đứng bên bờ suối. Thấy sự việc xảy ra thật tức cười, đậu cười hoài rồi cười phá lên và vỡ ra từng mảnh. Thế là suýt nữa đậu cũng hết đời. Nhưng may thay lúc đó lại có một bác thợ may đi du ngoạn đang ngồi nghỉ bên bờ suối. Vốn có lòng thương người, bác lấy kim chỉ khâu liền các mảnh đậu. Đậu vô cùng biết ơn bác thợ may. Nhưng vì bác thợ may dùng chỉ đen để khâu nên từ đó hạt đậu nào cũng có đường chỉ đen.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Chú lính chì dũng cảm (Truyện cổ Andersen)

Chú lính chì dũng cảm – Truyện cổ Andersen
 

Một chú lính chì cụt một chân khi được đưa vào nhà chú đã để ý đến cô vũ nữ và ước gì có thể lấy cô làm vợ. Nhưng không may chú đã đắc tội với tên quỷ lùn và bị nó trả thù. Chú đã phải trải qua rất nhiều chuyện khó khăn, nhưng cuối cùng chú cũng được gặp lại cô vũ nữ…..

Ngày xưa, có hai mươi lăm anh lính chì, họ là anh em ruột, vì họ được đúc ra từ một cái muỗng chì cũ. Họ mang trên vai mỗi người một cây súng trường, mặc bộ quân phục xanh nẹp đỏ rất oai vệ, và đứng trong tư thế nghiêm, mắt nhìn thẳng phía trước. Tiếng nói mà các anh lính chì nghe lần đầu tiên trong đời, là khi chiếc hộp được khui ra, một em bé nhìn thấy các anh, đã vỗ tay reo lên thích thú: “Các chú lính oai quá!” Hôm đó là ngày kỷ niệm sinh nhật của em, và em được tặng các anh lính chì.

Em bé chẳng mất nhiều thì giờ để sắp các anh lính chì lên bàn mình. Hai mươi lăm anh trông hoàn toàn giống nhau, trừ một anh chàng chỉ có một chân. Số là, anh này ra đời sau cùng, người thợ không đủ chì để cho anh có cả hai chân, đành vậy! Tuy thế, anh lính cụt vẫn đứng nghiêm chỉnh trên một chân của mình như các anh kia, và cũng do thế mà anh ta sau này trở nên nổi tiếng hơn. .

Trên chiếc bàn mà các anh vừa được đặt lên, có cơ man nào là đồ chơi đẹp mắt; nhưng vật làm các anh chú ý nhất là tòa lâu đài bằng giấy cạc tông rất huy hoàng và tỉ mỉ. Bạn có thể nhìn qua những khung cửa sổ bé xíu để thấy bên trong. Bên ngoài là hàng cây nhỏ bao quanh một miếng kính soi giả làm hồ nước, mặt hồ phản chiếu hình những con thiên nga bằng sáp đang bơi lội trên đó. Nhìn chung, cảnh trí rất nên thơ, nhưng vật xinh xắn nhất là một cô bé đứng ở cửa toà lâu đài. Cô bé cũng được cắt bằng giấy bìa, cô mặc bộ váy bằng voan mỏng, có sợi đăng ten màu xanh quanh vai áo. Cô đứng xoè hai tay ra trong một tư thế đang múa ba lê -Cô là một nữ vũ công mà- một chân cô giơ cao lên khuất phía sau làm anh lính chì tưởng cô cũng bị cụt chân như mình.

“Phải chi ta lấy được cô bé này làm vợ.” Anh nghĩ, “Nhưng cô ta trông sang trọng quá; cô ở trong tòa lâu đài, còn ta chỉ có chiếc hộp mà chen chúc những hai mươi lăm anh em. Ta chẳng có chỗ xứng đánh cho nàng; nhưng được thôi, ta sẽ làm cho nàng dần thích nghi.” Anh dựa người ra trên một chiếc hộp khác, thoải mái nhìn ngắm cô nàng kỹ hơn, trong khi cô vẫn cứ múa trên một chân mà vẫn giữ thăng bằng.

Ðến tối, cậu bé cất các anh lính vào hộp đậy lại, để sót anh lính cụt chân; cả nhà đi ngủ. Bây giờ mới là lúc các đồ chơi sống lại và cùng nhau vui đùa; chúng thăm viếng trò chuyện với nhau, đám này thì chơi banh, đám kia thì vật lộn, ôi thôi đủ thứ vui náo nhiệt. Từ trong hộp, các anh lính chì nghe tiếng ồn ào, đâm ra nào nức tìm cách chui ra, nhưng họ không làm sao mở được nắp hộp. Trên bàn, mọi vật đang nhảy múa, nhào lộn, ngoài hai nhân vật vẫn cứ đứng yên lặng từ trước đến giờ, đó là cô vũ nữ và anh lính chì cụt chân bị cậu bé bỏ quên. Cô nàng vẫn ở trong tư thế múa ba lê, với một chân nhón lên và một chân khác hắt về phía sau; anh lính chì cũng đứng trên một chân đăm đăm nhìn cô nàng một cách say mê.

Thình lình, chuông đồng hồ gõ mười hai tiếng, báo hiệu nửa đêm. Pốp! một tiếng động vang lên. Một chiếc hộp bật mở ra, lò xo bung lên, hiện ra một chú quỷ đen nhỏ xíu.

“A! Tên lính chì! Mi để mắt mũi đâu mà không né ta ra hử?” Tên quỷ hách dịch hỏi.

Anh lính giả ngơ không thèm trả lời.

“A! Tay này ngon nhỉ! Ðể sáng mai mày biết sẽ biết tay ta.” Con quỷ dọa.

Ðến sáng hôm sau, cậu bé thức dậy lật đật lôi các anh lính chì ra sắp trên thành cửa sổ. Chẳng biết có phải do lời nguyền rũa của con quỷ đen tối qua, hay vì một ngọn gió vô tình, cửa sổ bật mở, anh lính chì cụt chân rơi xuống đất từ căn phòng ở trên tầng lầu ba.

Thật là khủng khiếp cho anh, anh chúi đầu xuống đất, may có chiếc nón lính đở cho anh khỏi vỡ sọ, cái chân độc nhất chỉa thẳng lên trời. Cậu bé và tên tớ trai chạy xuống lầu tìm anh, nhưng chúng không trông thấy được, vì anh bị kẹt giữa hai phiến đá lót đường. Phải chi anh chịu khó lên tiếng, may ra cậu bé đã cứu được; nhưng anh lính này tôn trọng kỷ luật nhà binh, không thể la lên khi đang ở trong tư thế nghiêm chỉnh.

Trời bổng đổ mưa, càng lúc mưa càng lớn hạt. Nước chảy thành dòng dọc theo ven đường. Khi mưa tạnh, có hai cậu học trò tình cờ đi qua đó.

“Ê! coi kià! Có một anh lính chì! Ðể ta nhặt lên chơi.” Chúng xé giấy tập, xếp thành một con thuyền và đặt anh lính chì vào đó, xong thả cho trôi theo dòng nước. Chúng vừa chạy theo vừa vỗ tay khoái trí.

Trời đất thiên địa ơi, sóng gió chi mà dữ thế. Mưa thì cứ lai rai từng chập. Con thuyền tròng trành muốn lật nhiều lần, và có lúc xoay tròn quanh xoáy nước. Anh lính chì sợ chết điếng, nhưng vẫn phải tỏ ra dũng cảm; anh không hề biểu lộ ra mặt mà vẫn chững chạc đứng với cây súng trường trên vai như đang thi hành lệnh gác. Chiếc thuyền giấy bỗng chui vào một con đường hầm tăm tối, có lẽ cũng tối như trong chiếc hộp của anh.

“Ta đang ở đâu thế này?” Anh nghĩ. “Chắc là con quỷ đen nó ám hại mình! phải chi có cô nàng ở với ta trên chiếc thuyền này thì dù có chui xuống địa ngục ta cũng cam lòng.”

Một con chuột cống từ đâu chui đến.

“Ðưa coi giấy thông hành? Có không thì bảo?”

Anh lính im lặng, nắm chặt báng súng; thuyền cứ trôi, con chuột chạy theo sát phía sauu, nó nghiến răng tru lên: “Chận nó lại, chận lại, tên gián điệp không có giấy thông hành, nó lại chẳng biết mật khẩu.”

Giòng nước trôi nhanh hơn đẩy thuyền đi xa, anh lính đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, nhưng cùng lúc anh nghe những tiếng gầm vang dội, tiếng gầm khủng khiếp đủ cho những kẻ bạo gan nhất cũng phải rùng mình. Bạn thử tưởng tượng coi! Nơi cuối hầm, giòng nước thông ra một cái vịnh lớn, nước ở đây tuôn ra như một cái thác, ai mà chịu đựng nổi bị phóng nhào xuống với một tốc độ khủng khiếp thế.

Anh lính chì lo sợ nhìn miệng cống càng lúc càng gần mà không sao dừng thuyền lại được. Chiếc thuyền nhào xuống thác nước; anh lính cố hết sức mình đứng thật vững chờ việc gì tới sẽ tới.

Thuyền quay đi mấy vòng rồi rơi tõm xuống, nước tràn ngập khoang thuyền kéo nó chìm dần xuống đáy vực. Anh lính đứng bất lực nhìn nước ngập dần từ chân cho đến cổ. Cuối cùng nước tràn qua đầu anh- Trong phút cuối cùng đó, anh nghĩ đến cô vũ nữ xinh đẹp mà anh không bao giờ còn gặp lại, bên tai anh như có tiếng hát một khúc quân hành,

Ngày bao hùng binh tiến lên….

Bờ cõi vang lừng câu quyết chiến…

Thuyền chìm hẳn, và anh lính chì đáng thương đang chơi vơi giữa màn nước thì một chú cá bơi đến, đớp trọn anh vào bụng.

Trong bụng cá tối ơi là tối, vả lại nó chật quá, chẳng cọ quậy gì được. Anh lính chì vẫn nghiêm trang giữ đúng tư thế người lính gác. Hồi lâu, anh cảm thấy như con cá quẫy mạnh mấy cái rồi bất động, mắt anh bỗng loá lên vì một tia sáng rọi vào. Lần nữa, anh lính thấy lại ánh sáng mặt trời, anh nghe có tiếng nói: “-! một anh lính chì!”

Hoá ra chú cá bị sa lưới, bắt mang ra chợ bán. Một chị sen mua cá, đem về làm thịt, vừa mổ bụng ra thì bắt gặp anh lính của chúng ta. Chị ta móc anh chàng ra, đem khoe với mọi người và kể chuyện về cuộc phiêu lưu kỳ thú của anh lính kết thúc trong bao tử con cá. Anh lính thì chẳng thấy vui và hãnh diện chút nào. Chị sen đem anh đặt lên bàn. Lạ thay, anh lính thấy lại cảnh vật cũ, cũng em bé chủ nhân của anh ngày nào, cũng những thứ đồ chơi xinh xắn và nhất là cô vũ nữ còn đứng múa một cách duyên dáng bên cổng tòa lâu đài bằng giấy bìa các tông.

Nàng vẫn đứng trên một bàn chân, hai cánh tay xòe ra, chân kia duỗi thẳng phía sau. Anh lính nhìn nàng và thấy đôi mắt nàng cũng nhìn lại mình, nhưng họ không nói với nhau một lời. Bổng dưng, một đứa bé -bạn cậu chủ nhà- chụp lấy anh lính chì, không thèm giải thích lấy nữa lời, quẳng anh vào trong lò sưởi đang cháy rực. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính tên quỷ lùn đã buông lời nguyền độc địa cho anh. Anh lính đứng giữa ngọn lửa, cháy sáng lên, anh thấy nóng bừng bừng. Anh chẳng phân định được là cái nóng của bếp lửa hay là nhiệt huyết trong tâm hồn anh. Màu da anh từ từ đổi từ xám sang đỏ hồng; anh vẫn đứng nhìn về cô vũ nữ và thấy cô nhìn anh. Sức nóng làm anh chảy tan ra thành chất chì lỏng nhưng anh vẫn cố giữ thân mình đứng thẳng băng, tay nắm chắc báng súng.

Cửa chợt mở, một cơn gió thổi tung cô vũ nữ vào đống lửa, áo quần cô bắt cháy và cả cô nữa, cô cũng cháy tiêu ra tro, bên cạnh anh lính chì dũng cảm.

Sáng sau, người tớ gái quét lò sưởi, tìm thấy một cục chì có hình dạng một trái tim nhỏ xíu nằm giữa đám tro tàn của cô vũ nữ.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Cô kéo sợi lười biếng (Truyện cổ Grimm)

Cô kéo sợi lười biếng – Truyện cổ Grimm

Có hai vợ chồng kia, người vợ rất làm biếng không muốn động tay động chân chút nào. Nàng ta đã nghĩ ra kế để chồng không nhắc đến việc kéo sợi, guồng sợi nữa,….và nàng ta đã thành công.

Ở làng có hai vợ chồng nhà kia, vợ lười tới mức không bao giờ muốn nhúc nhích chân tay. Chồng bảo kéo sợi , cô chỉ kéo nửa vời, và kéo xong cô không guồng, cứ mặc sợi y nguyên trên ống. Thấy vậy chồng mắng, cô liền quai mồm ra cãi:

– Dào ôi, guồng sao bây giờ, guồng đâu ra mà guồng. Có giỏi cứ vào rừng kiếm một cái gì để tôi guồng!

Chồng bảo:

– Nếu chỉ có thế, tôi sẽ vào rừng tìm gỗ làm guồng cho mình ngay!

Giờ cô ta đâm lo. Cô ta lo chồng tìm được gỗ tốt sẽ đóng guồng. Lúc đó cô phải guồng sợi, công việc cứ thế nối tiếp nhau: kéo sợi , guồng sợi. Suy nghĩ hồi lâu cô nghĩ ra một kế, cô liền theo chồng vào rừng. Đợi chồng leo lên cây chọn gỗ, bắt đầu đốn gỗ, lúc đó cô lẩn vào trong bụi cây gần đấy để chồng không trông thấy mình, rồi cô cất giọng:

“Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,

Ai dùng guồng ấy cũng hết đời.”

Thấy có tiếng người, chồng ngưng tay rìu, lắng nghe xem câu hát kia có ý nghĩa gì. Rồi anh tự nhủ:

– Ối chà, chỉ sợ hão huyền, chẳng qua váng tai nghe vậy, nào có gì.

Anh lại cầm rìu, định đốn gỗ tiếp thì lại có tiếng hát vọng lên:

“Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,

Ai dùng guồng ấy cũng hết đời.”

Anh ngừng tay, cảm thấy sờ sợ, ngồi ngẫm nghĩ. Lát sau anh định thần được, với tay lấy rìu định đốn gỗ tiếp tục. Lần thứ ba lại có tiếng hát cất lên nghe rất rành rõ:

“Ai đốn gỗ đóng guồng sẽ chết,

Ai dùng guồng ấy cũng hết đời.”

Hóa tam ba bận thế là đủ lắm rồi, anh chàng hết cả hứng, tụt xuống cây và đi về nhà. Chị vợ lẻn chạy đường tắt về nhà trước. Lúc chồng về tới nhà, vợ giả tảng như không biết gì, cất giọng hỏi chồng:

– Thế nào, mình kiếm được gỗ tốt đóng guồng chứ?

Chồng đáp:

– Không kiếm được, chuyện đóng guồng có lẽ không thành.

Chồng kể cho vợ nghe chuyện xảy ra trong rừng, và từ đó không đả động đến chuyện ấy nữa.

Những chỉ ít ngày sau, thấy nhà cửa bề bộn chồng lại thấy bực. Anh bảo vợ:

– Mình này, thật xấu hổ quá, ai đời kéo xong rồi mà cứ để nguyên ở ống thế kia!

Vợ nói:

– Mình có biết không? Nhà ta không có guồng, hay mình đứng trên xà nhà, tôi đứng dưới ném ống lên cho mình bắt lại ném xuống, ta guồng sợi theo kiểu ấy vậy.

Chồng nói:

– Ờ thế cũng được.

Họ làm theo lối ấy, làm xong chồng bảo vợ:

– Sợi đã guồng xong, giờ phải luộc chứ!

Ả vợ lại đâm lo, nhưng ngoài mặt cô vẫn nói:

– Vâng, để mai tôi dậy sớm luộc.

Trong bụng cô đã tính được kế mới.

Hôm sau, sớm tinh mở cô đã dậy, nhóm lửa, bắc nồi. Đáng nhẽ thả chỉ vào luộc, cô lại cho vào nồi một nắm sợi gai rối, rồi cứ thế ninh. Chồng vẫn còn ngủ ở trong giường, cô vào đánh thức và dặn:

– Tôi có việc phải ra ngoài, mình dậy trông nồi sợi ở dưới bếp cho tôi nhé, dậy ngay đi, tới lúc gà gáy mà mình vẫn chưa xuống xem thì sợi sẽ hóa thành một đám sợi gai rồi đấy!

Vốn tính chăm chỉ, không muốn để lỡ cái gì, chồng vội nhỏm dậy đi nhanh xuống bếp. Nhưng khi anh đi xuống tới nơi, nhìn vào nồi, anh hoảng lên vì chỉ thấy có nắm sợi gai rối. Anh chàng đáng thương đành ngậm miệng, tưởng chính mình dậy muộn nên hỏng việc nên phải chịu lỗi. Từ đấy không bao giờ anh nhắc tới kéo sợi , guồng sợi nữa.

Có lẽ chính bạn cũng phải nói: cô kéo sợi kia thật là một người đàn bà lười biếng.

Nguồn:Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Mười hai người thợ săn (Truyện cổ Grimm)

Mười hai người thợ săn – Truyện cổ Grimm

Hoàng tử nọ rất yêu vợ chưa cưới của mình. Vì vua cha chết nên chàng phải phụng mệnh cưới cô công chúa kia. Người vợ chưa cưới biết tin đau khổ vô cùng nên đã xin vua cha tìm cho mười một thiếu nữ giống hệt mình giả làm thợ săn để có thể bên cạnh hoàng tử. Sau hoàng tử nhận ra vợ chưa cưới của mình và không cưới cô công chúa kia nữa….

Ngày xưa có một vị Hoàng tử yêu vợ chưa cưới tha thiết. Một hôm, chàng đang ngồi bên nàng rất đỗi sung sướng thì nhận được tin cha ốm sắp chết muốn gặp mặt chàng trước khi nhắm mắt. Chàng liền bảo người yêu:

– Anh phải từ biệt em đi ngay. Anh tặng em chiếc nhẫn này làm kỷ niệm. Mai sau anh lên ngôi vua rồi, anh sẽ trở lại đón em.

Chàng lên ngựa ra đi. Khi chàng về gặp vua cha thì vua ốm thập tử nhất sinh sắp chết đến nơi. Vua cha phán:

– Con yêu dấu ạ. Cha muốn nhìn mặt con một lần cuối cùng trước khi chết. Con phải hứa với cha là sau khi cha chết đi, con sẽ lấy vợ theo ý muốn của cha.

Rồi vua cho chàng biết tên một nàng công chúa mà chàng phải lấy làm vợ. Trong lúc choáng váng cả người, Hoàng tử không suy nghĩ gì, chỉ thưa:

– Thưa cha, con sẽ làm theo như ý cha.

Nhà vua, nhắm mắt từ trần. Hoàng tử lên ngôi vua. Hết thời gian tang lễ chàng phải giữ lời
hứa với cha cho đi hỏi nàng công chúa ấy và được nàng nhận lời. Người vợ chưa cưới đầu tiên của chàng được tin đó buồn bao vì bị phụ tình ốm suýt chết. Cha nàng liền hỏi nàng:

– Con yêu dấu, làm sao con buồn rầu thế? Con ước muốn gì, cha cũng cho.

Nàng nghĩ một lúc rồi nói:

– Thưa cha, con mong ước có mười một thiếu nữ từ mặt mũi, hình dáng, vóc người đều giống con y hệt.

Vua cha nói:

– Nếu là điều có thể làm được thì điều ước của con nhất định sẽ thành sự thật.

Vua sai người đi tìm trong khắp nước kỳ cho đến khi được đủ mười một thiếu nữ giống con gái mình y hệt, từ mặt mũi hình dáng, đến khổ người. Khi các thiếu nữ có đến trước công chúa, nàng cho may mười hai bộ quần áo đi săn y hệt nhau, cho mười một cô mặc vào, chính nàng cũng mặc một bộ. Sau đó, nàng từ biệt vua cha, cùng họ lên ngựa đi đến triều đình của người chồng chưa cưới cũ mà nàng đã yêu tha thiết. Nàng đến hỏi xem nhà vua có cần thợ săn và có muốn mượn cả mười hai người không? Vua nhìn nàng nhưng không nhận ra được. Vua thấy họ đẹp quá nên đồng ý mượn cả. Thế là họ thành mười hai người thợ săn của nhà vua.

Nhà vua vốn có một con sư tử. Đó là con vật kỳ lạ biết hết mọi điều bí ẩn. Một buổi tối nó nói với nhà vua:

– Bệ hạ đinh ninh là có mười hai người thợ săn phải không?

Vua bảo:

– Đúng, đó là mười hai người thợ săn.

Sư tử lại nói tiếp:

– Bệ hạ lầm rồi, đó là mười hai thiếu nữ đấy.

Vua đáp:

– Nhất định không đúng. Người làm thế nào chứng minh được việc ấy!

Sư tử đáp:

– Ồ dễ thôi, bệ hạ chỉ việc rải đỗ vào phòng thì biết ngay. Đàn ông bước mạnh nên khi giẫm lên đỗ thì không hạt nào động đậy, nhưng phụ nữ bước thì thoăn thoắt lại hay xoay chân, hạt đỗ sẽ lăn đi.

Vua khen là kế hay, cho rắc hạt đỗ. Nhưng có người hầu nhà vua có lòng tốt đối với những người thợ săn, nghe thấy nói nhà vua nhất định thử họ, liều đi kể cho biết hết và bảo:

– Sư tử nó muốn mách nhà vua rằng các người là gái cả đấy.

Công chúa cảm ơn bác ta rồi bảo các cô thiếu nữ:

– Các em cố sức giẫm mạnh lên các hạt đỗ nhé.

Sáng hôm sau nhà vua truyền mười hai người thợ săn đến phòng có rải hạt đỗ. Các cô thiếu nữ cố giẫm thật mạnh, bước đi của họ khỏe và chắc đến nỗi không một hạt đỗ nào lăn hoặc chuyển động, sau khi họ đi khỏi, nhà vua bảo sư tử:

– Mày đánh lừa tao rồi, chúng đi chắc bước, đó là đàn ông.

Sư tử đáp:

– Vì biết là bị thử thách nên họ đã gắng đi cho chắc bước. Bệ hạ cứ để mười hai chiếc guồng kéo kéo sợi vào phòng, họ sẽ mừng rỡ và xán lại ngay, đàn ông thì không bao giờ thế.

Nhà vua cho là kế hay, bèn sai để guồng kéo sợi vào phòng. Nhưng người hầu vốn thật thà với những người thợ săn, đến nói lộ cho họ biết hết mưu kế. Công chúa bảo riêng mười một thiếu
nữ: “Các em cố nhịn đừng có ngó tới guồng kéo sợi nhé”.

Sáng hôm sau vua cho triệu mười hai người thợ săn đến, họ vào phòng không chú ý gì đến guồng sợi. Vua lại bảo sư tử:

– Mày đánh lừa tao. Đúng là đàn ông rồi, vì chúng không nhìn gì đến guồng kéo sợi.

Sư tử đáp:

– Họ biết là bị thử thách nên cố nhịn đấy.

Nhưng vua nhất định không tin sư tử nữa. Ngày nào mười hai người thợ săn cũng theo vua đi săn, càng ngày vua càng yêu quí họ. Một hôm trong khi họ đi săn, thì được tin vợ chưa cưới của nhà vua sắp tới. Người vợ chưa cưới chính thức nghe vậy đau khổ quá. Tim bị nhói lên ngã lăn xuống đất bất tỉnh nhân sự. Vua tưởng là người thợ săn yêu quí của mình bị làm sao vội chạy lại cứu. Vua lại tháo bao tay ấy thì thấy chiếc nhẫn mình đã tặng cho người vợ chưa cưới thứ nhất. Vua nhìn mặt nhận ra nàng. Lòng vua hồi hộp, vua hôn nàng lúc nàng mở mắt, vua bảo:

– Em là của anh, anh là của em. Thiên hạ không ai thay đổi được điều ấy.

Vua phái sứ giả đến gặp người vợ chưa cưới kia xin nàng quay về nước vì vua đã có vợ rồi. Ai đã tìm thấy chiếc chìa khóa cũ thì không cần đến chiếc mới nữa. Sau đó hôn lễ được cử hành. Sư tử được tha tội, vì quả là nó nói đúng sự thật.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Sự tích cây xoài (Truyện cổ Andersen)

Sự tích cây xoài – Truyện cổ Andersen

Đôxi vốn là một cậu bé có tấm lòng nhân hậu thường hay giúp đỡ tất cả những người khó khăn. Nhưng không may cậu qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Một bà lão được cậu giúp đỡ đã đem tim cậu chôn xuống đất. Kết quả là nơi đó mọc lên loài cây lạ cho ra quả xoài như ngày nay.

(Truyện cổ tích Malaysia)

Ngày xưa, có một gia đình bác nông dân nghèo sinh được một cậu con trai. Cậu bé ngoan ngoãn, thật thà tốt bụng. Nhà tuy nghèo nhưng bố mẹ và cậu bé luôn giúp đỡ mọi người từ miếng cơm manh áo. Còn cậu bé ngày càng hiếu thảo, hay giúp cha mẹ công việc trong nhà, ngoài đồng.

Tên cậu bé là Đôxigôla nhưng cha mẹ yêu quý gọi cậu bằng cái tên thân mật là: Đôxi bé bỏng. Đôxi hay giúp đỡ mọi người và chăm sóc một bà già tàn tật sống ở cuối làng như chính cha mẹ mình. Bà cụ lấy làm vui lắm mỗi khi cậu bé đến.

– Bà ơi cháu hái rau cho bà nhé. – Đô xi nói – Cháu mang theo cho bà mớ tép cháu mới bắt được ở đồng đây bà ơi.

– “Cảm ơn cháu”, bà già nói, “cháu có biết là cháu mang đến cho bà bao nhiêu niềm vui không? Cháu của bà ngoan lắm.”

Không những giúp bà mà Đô xi còn giúp đỡ rất nhiều người neo đơn khác trong làng vì thế nên mọi người trong làng rất yêu quý cậu. Các bà mẹ trong làng luôn lấy Đô xi ra để làm gương cho con cái: “Các con phải ngoan ngoãn như anh Đô xi nhé!”

Thế rồi một hôm mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm, trong làng có một bà cụ ăn xin quần áo ướt sũng, chân tay run lẩy bẩy. Đô xi thấy vậy liền mang cho bà một bộ quần áo mới, cậu vội vàng đốt lửa cho bà cụ sửa và mang cơm cho bà.

– Cháu quả là có tấm lòng nhân hậu, tất cả mọi người sẽ không quên tấm lòng tốt của cháu đâu. – Bà cụ già nói.

Một thời gian sau, bố mẹ của Đô xi rất buồn,bà con làng xóm cũng thay nhau đến để chăm sóc cho cậu. Nhưng vì bệnh hiểm nghèo nên Đô xi đã qua đời. Bố mẹ của Đô xi đau lòng khóc thương con thảm thiết, dân làng không ai kìm được nước mắt: “Đô xi tốt bụng đã không còn nữa, chú bé chịu thương chịu khó đã mất rồi.”

Bỗng nhiên Bà lão ăn mày được Đô xi giúp đỡ xuất hiện, bà đến với bộ quần áo trắng sạch sẽ khuôn mặt bà rạng rỡ sáng ngời. Bà đến bên xác Đô xi và nói với mọi người:

– Xin mọi người đừng quá đau buồn, Đô xi mất đi nhưng trái tim yêu thương của cậu bé sẽ sống mãi.

Mọi người đều nhìn bà kinh ngạc: “Làm sao có thể làm sống lại trái tim của người đã chết?”

Như đoán được ý của mọi người, bà cụ nói tiếp:

– Tôi sẽ mang trái tim của Đô xi về trời, mọi người sẽ thấy trái tim của Đô xi sẽ sống mãi với chúng ta.

Nói xong bà cụ liền mangtrái tim của Đô xi để vào chiếc hòm gỗ. Bà đem chôn quả tim của Đô xi ở góc vườn đẹp nhất.

Mấy ngày sau mọi người thấy ở chỗ chôn quả tim của Đô xi mọc lên một mầm cây, và chỉ vài ngày cây lớn nhanh như thổi, cành lá xum xuê. Mọi người cùng nhau chăm bón cây lạ và rồi cây bắt đầu ra hoa và tạo ra những quả có hình dạng như trái tim . Một thời gian sau quả bắt đầu chín vàng. Mọi người hái xuống nếm thử:

– Chà, ngọt quá, mùi thơm của nó mới dễ chịu làm sao? Đúng quả của trái tim của Đô xi.

Rồi mọi người bàn bạc và đặt tên cho loại quả đó. “Chúng ta hãy gọi tên nó là “Đôxigôla” “. Theo thời gian mọi người đọc lệch đi thành Mango theo tiếng Pekan (một vùng thuộc Malaysia) Mango nghĩa là “Quả xoài ” đấy.

Nguồn:Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Sự tích hoa Phong Lan (Truyện cổ Andersen)

Sự tích hoa Phong Lan – Truyện cổ chọn lọc

Những cô gái của bộ lạc Aruaki đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ loài chim đẻ trứng vàng. Nhưng sau khi bí mật đã bị hé lộ với bọn người da trắng thì chúng kéo đến. Vì để bảo vệ quả trứng vàng nên các cô gái đã hy sinh. Nơi đó mọc lên loài hoa gọi là phong lan. 

Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi như một ngày hội lớn. Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình.

Từ ngày quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo ra các vòng tay, hoa tai và đủ các loại trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều đồ dùng khác. Đàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn, còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ và hái nhặt thảo quả.

Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền. Những kẻ da trắng này rất hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn.

Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến.

Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng.

Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết.

Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động.

Dincadơvin đau đớn thốt lên :

– Ôi, cớ sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta! – Rồi nàng quay lại hỏi ông thầy cúng – Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim đẻ trứng vàng?

– Cô cô cô! – Tiếng thầy cúng thốt lên, có nghĩa là “Cứ sẵn sàng đi!”

Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to: “Khô!”

Điều đó có nghĩa là: “Chúng tôi đã sẵn sàng!”

– Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan-útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi.

Taxan-útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây.

Métvét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây.

Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi thì đã quá muộn – những người con ưu tú – những cô gái đẹp của họ đã chết. Ông thầy cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói:

– Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con.

Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây.
Người đời nay gọi đó là hoa Oóckhiđêa – hay là hoa Phong Lan .

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Ba anh em (Truyện cổ Grimm)

Ba anh em – Truyện cổ Grimm hay

Ở một ngôi nhà nọ có 3 người con trai, để có được ngôi nhà thì họ phải thi thố tài năng với nhau theo lời cha. Cuối cùng, dù người em út được căn nhà nhưng cả 3 vẫn cùng chung sống hòa thuận, yêu thương nhau. 

Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình. Ông bố thì con nào cũng quí, thành ra rất phân vân, không biết tính sao cho các con vừa lòng. Bán nhà đi thì có tiền chia cho chúng, nhưng là của hương hỏa nên ông không muốn bán. Sau ông nghĩ được một kế, bảo các con:

– Chúng mày hãy đi chu du thiên hạ, thử gan thử sức một phen. Mỗi đứa học lấy một nghề. Đứa nào giỏi nhất, bố cho cái nhà.

Ba người con lấy làm thích lắm. Người con cả muốn trở thành thợ đóng móng ngựa, người thứ hai muốn làm thợ cạo, còn người em út muốn làm thầy dạy võ. Ba anh em hẹn nhau ngay về, rồi chia tay ra đi.

Cả ba người đều gặp được thầy giỏi truyền cho biết hết bí quyết nhà nghề. Người đóng móng ngựa được làm việc cho nhà vua và nghĩ bụng: “Phen này, chắc nhà không thoát khỏi tay mình”. Người thợ cạo được sửa tóc cho những nhà quyền quí nên chắc mẩm là được nhà. Anh học võ bị đấm nhiều miếng nhưng vẫn cắn răng chịu, nghĩ bụng: “Nếu sợ bị đấm thì bao giờ được nhà?”.

Đến hẹn, ba anh em trở về nhà. Nhưng chẳng ai biết làm thế nào để thi thố tài nghệ của mình, bèn ngồi bàn với nhau. Đương lúc ấy chợt có một chú thỏ băng qua cánh đồng. Anh thợ cạo reo lên: “May quá, thật là vừa đúng dịp”. Anh liền cầm đĩa xà phòng, đánh bọt, đợi thỏ ta đến gần, anh vừa chạy theo vừa quét xà phòng, cạo râu thỏ mà không hề làm thỏ xầy da chút nào. Người bố khen: “Khá lắm! Nếu hai thằng kia không làm được trò gì hay hơn thế thì cho mày cái nhà”.

Một lát sau có một cỗ xe ngựa chạy qua như bay. Anh đóng móng ngựa nói: “Bố xem tài con nhé!”. Anh liền chạy đuổi theo cỗ xe, tháo bốn móng sắt của một con ngựa và thay luôn bốn móng mới trong khi ngựa vẫn phi đều. Người bố lại khen: “Mày giỏi lắm! Mày chẳng kém gì em mày. Không biết cho đứa nào cái nhà đây!”.

Lúc bấy giờ người con út mới nói:

– Thưa bố, bây giờ đến lượt con, bố cho con thử tài.

Vừa lúc ấy trời bắt đầu mưa. Anh ta rút ngay gươm múa kín trên đầu, người không dính một giọt nước nào. Trời mưa ngày càng to, anh ta múa càng hăng, áo quần vẫn khô như đứng nơi kín đáo. Người bố ngạc nhiên quá reo lên:

– Con thật là tài nhất! Thôi con được cái nhà rồi.

Hai anh cũng phục người em út lắm và đồng ý với cha. Ba anh em rất mực thương nhau nên ở cùng một nhà, mỗi người làm nghề của mình. Họ tài khéo nên kiếm được nhiều tiền. Họ sống sung sướng như vậy mãi cho đến lúc tuổi già, một người ốm chết, hai người kia buồn rầu cũng chết theo. Cả ba anh em vừa khéo vừa giỏi, lại vừa quí mến lẫn nhau, đều được chôn chung một mộ.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Cô bé bán diêm (Truyện cổ Andersen)

Cô bé bán diêm – Truyện cổ Andersen

Một cô bé bán diêm đi chân trần trong đêm giá rét, cô bé đến một góc tường ngồi, sau khi nghĩ ngợi cô bé đã đánh liều quẹt từng que diêm lên, ánh sáng đỏ rực của que diêm cho cô bé trông thấy những điều kì diệu. Cuối cùng cô bé đã chết vì trời rét….

Rét dữ dội. Tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa.

Giữa trời đông giá rét, một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.

Lúc ra khỏi nhà em có đi giày vải, nhưng giày vải phỏng có tác dụng gì kia chứ !

Giày ấy của mẹ em để lại, rộng quá, em đã liên tiếp làm văng mất cả hai chiếc khi em chạy qua đường, vào lúc hai chiếc xe ngựa đang phóng nước đại.

Chiếc thứ nhất bị xe song mã nghiến, rồi dính theo tuyết vào bánh xe; thế là mất hút. Còn chiếc thứ hai, một thằng bé lượm được, cười sằng sặc, đem tung lên trời. Nó còn nói với em bé rằng nó sẽ giữ chiếc giày để làm nôi cho con chó sau này.

Thế là em phải đi đất, chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét.

Chiếc tạp dề cũ kỹ của em đựng đầy diêm và tay em còn cầm thêm một bao.

Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.

Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương, bụng đói cật rét, vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý.

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa.

Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại một chút.

Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác, sát mái nhà và, mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.

Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà ! Ánh sáng kỳ diệu làm sao ! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

Thật là dễ chịu ! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!

Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn. Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm; đêm nay, về nhà thế nào cũng bị cha mắng.

Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn. Em nhìn thấu tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi dĩa và mang cả dao ăn, phóng sết, cắm trên lưng, tiến về phía em bé.

Rồi… que diêm vụt tắt; trước mặt em chỉ còn là những bức tường dầy đặc và lạnh lẽo.

Thực tế đã thay thế cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy ngừơi khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm.

Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Noel. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây… nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.

– Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế”.

Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em.

– Bà ơi ! Em bé reo lên, cho cháu đi với ! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Noel ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao ! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn cháu sẽ được gặp lại bà; bà ơi! cháu van bà, bà xin với Thượng Đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất.

Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại ! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thuợng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!.” Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Một đòn chết bảy (Truyện cổ Grimm)

Một đòn chết bảy – Truyện cổ Grimm

Có một anh thơ may một lần hắn đập một đòn chết bảy con ruồi. Anh ta tự phụ về sự anh dũng của mình nên đã quyết đi chu du khắp nơi. Trong chuyến đi chu du ấy chú đã đánh một đòn chết bảy, giết hai thằng khổng lồ, săn một con kỳ lân, bắt một con lợn rừng,…..Và cuối cùng chú thợ may được giữ ngôi vua cho đến hết đời,….

Một buổi sáng mùa hè, một chú thợ may ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, có vẻ khoan khoái lắm. Chợt có bà nông dân đi qua phố rao hàng:

– Có ai mua mứt ngon không đây! Có ai mua mứt ngon không đây!

Chú thợ may nghe bùi tai, thò đầu ra cửa sổ gọi:

– Lại đây, bà ơi, lại đây tôi mua nào.

Bà hàng khệ nệ mang thúng trèo ba bậc thanh lên tới chỗ chú thợ may ngồi. Bà giở cho chú xem tất cả các bình mứt. Chú xem hết bình nọ đến bình kia, giơ lên ngắm nghía, dí mũi vào ngửi, rồi mãi sau mới nói:

– Mứt ngon đấy, bà cân cho tôi vài hào nào, hay nửa lạng cũng được.

Bà hàng cân rồi đi. Bà tức lắm vừa đi vừa làu nhàu vì cứ tưởng là vớ được món khách bở.
Chú thợ may reo lên:

– Lạy Chúa, ăn mứt này Chúa ban cho mình có sức có lực.

Rồi chú mở tủ lấy bánh mì, cắt một miếng dài phết mứt lên. Chú nói:

– Ăn được đấy! Nhưng mình phải khâu xong cái áo này đã rồi hãy chén.

Chú để bánh bên mình, khâu nốt, hứng lên, mũi khâu mỗi lúc một dài. Trong khi đó, mùi mứt thơm xông đến tận một bức tường gần có đầy ruồi đậu. Ruồi kéo đến đông đặc xà xuống bánh. Chú thợ may nói:

– Ơ kìa, ai mời chúng mày đấy?

Rồi chú đuổi các vị khách không mời mà đến ấy đi. Ruồi không hiểu tiếng người nên không chịu bay đi, chúng lại kéo đến đông hơn. Chú thợ may cáu tiết lên, vớ lấy một mảnh dạ, quật túi bụi, vừa quật vừa mắng:

– Đợi đấy, tao cho chúng mày biết tay.

Chú đập ruồi rồi đếm, được đúng bảy con nằm lăn kềnh chết thẳng cẳng. Chú tự phụ về sự anh dũng của mình và nói:

– Mình thật là cừ, phải làm cho cả tỉnh biết việc này mới được.

Chú vội may ngay một cái thắt lưng, thêu mấy chữ to: “Một đòn chết bảy”. Rồi chú lại nói thêm:

– Sao lại chỉ một tỉnh thôi nhỉ! Phải làm cho cả thiên hạ biết việc này mới được!

Lòng chú rộn ràng vui như mở cờ. Chú đeo thắt lưng định đi chu du thiên hạ, vì chú cho anh dũng như chú mà chẳng lẽ cứ ở cái hiệu may quèn này mãi thì phí đi mất. Trước khi chú ra đi, chú lục lọi khắp nhà để xem còn có gì mang đi được. Nhưng chú chỉ thấy có miếng pho mát cũ liền nhét vào túi. Trước cửa, chú thấy một con chim bị mắc vào bụi cây, chú đút chim vào túi nốt. Rồi chú anh dũng lên đường.

Chú nhẹ mà nhanh nên đi không biết mỏi. Đường đi đến một quả núi. Lên đến đỉnh, chú thấy một anh khổng lồ thảnh thơi ngồi nhìn quanh. Chú thợ may hiên ngang tiến lại nói:

– Chào anh bạn. Anh bạn ngồi nhìn thế giới bao là đấy ư? Ấy mình cũng vừa lên đường đi chu du thiên hạ đây. Cậu có muốn đi cùng với mình không?

Anh khổng lồ nhìn chú thợ may một cách khinh bỉ và nói:

– Đồ tiểu yêu, đồ khốn kiếp!

Chú thợ may đáp lại:

– Sao lại nói năng thế!

Rồi chú cởi khuy áo, chỉ thắt lưng cho anh khổng lồ xem:

– Mình là người thế nào, cậu cứ đọc đây thì biết.

Anh khổng lồ đọc thấy “Một đòn chết bảy “, nghĩ là chú đánh một cái chết bảy người, nên cũng nê nể. Khổng lồ muốn thử sức chú, cầm một hòn đá bóp nát và nói:

– Cậu khỏe thì thử bóp như tớ xem.

Chú thợ may nói:

– Có vậy thôi à! Thật là trò trẻ con.

Chú móc túi lấy miếng pho mát bóp chảy ra nước rồi nói:

– Thấy chưa, có hơn không nào?

Anh khổng lồ lặng người đi, không ngờ một người nhỏ bé mà khỏe đến như vậy. Anh ta liền nhặt một hòn đá, ném lên mất hút trên không và bảo:

– Này, cậu thử làm như tớ xem sao.

Chú thợ may nói:

– Ném khá đấy. Nhưng đá cậu ném đi lại rơi xuống đất thôi. Mình ném một hòn không rơi xuống cơ.

Chú thò tay vào túi lấy chim, tung lên không. Chim được thả thích quá, bay miết đi không về nữa. Chú thợ may hỏi:

– Thế nào anh bạn, anh thấy cái trò ấy thế nào?

Anh khổng lồ đáp:

– Cậu ném được đấy, nhưng để xem cậu mang nặng có ra trò không?

Anh dẫn chú thợ may đến một cây sồi to đổ nằm trên mặt đất và nói:

– Cậu có khỏe thì giúp tớ mang cây này ra khỏi rừng.

Chú thợ may bé nhỏ đáp:

– Được thôi. Cậu hãy vác thân cây, mình sẽ khiêng cành, lá, nặng hơn nhiều.

Anh khổng lồ khiêng thân cây trên vai; chú thợ may leo ngay lên một cành ngồi. Anh khổng lồ không quay đầu nhìn lại được, phải vác cả cây kèm thêm chú thợ may nữa. Chú thợ may ngồi sau thích chí, huýt sáo điệu: Có ba bác phó may cưỡi ngựa ra đi, có vẻ coi việc vác cây như trò trẻ con. Anh khổng lồ vác nặng, lê đi một lúc mệt quá kêu:

– Này cẩn thận nhé, tớ ném cây xuống đấy.

Chú thợ may nhảy phắt xuống, vòng tay ôm cây như đương vác, bảo anh khổng lồ:

– Cậu chỉ được cái to xác, vác có cái cây mà cũng không xong.

Hai người lại tiếp tục đi. Đi qua một cây anh đào, anh khổng lồ vin ngọn cây có nhiều quả chín xuống cho chú thợ may ăn. Chú thợ may yếu quá không giữ nổi, anh khổng lồ vừa buông tay ra thì cây bật tung cả chú thợ may lên. Chú ngã nhưng không đau. Anh khổng lồ hỏi:

– Sao vậy, cậu không đủ sức giữ một cái sào à?

Chú thợ may đáp:

– Sức khỏe thì tớ có thừa. Thế cậu cho một tay đánh một đòn chết bảy lại thèm làm cái trò ấy à? Mình nhảy vọt qua cây vì mình thấy có bọn đi săn đứng dưới bắn vào bụi. Cậu có giỏi thì nhảy thử như tớ xem nào.

Anh khổng lồ cố nhảy nhưng không vượt qua được cây, bị mắc vướng vào cành lá, thành ra chú thợ may vẫn được cuộc. Anh khổng lồ nói:

– Này cậu gan dạ như vậy thì đi với tớ về hang ngủ đi. Chú thợ may nhận lời theo liền. Đến hang thì thấy có mấy người khổng lồ khác ngồi bên lửa, mỗi người cầm một con cừu thui ăn. Chú thợ may nghĩ bụng: nơi này rộng rãi hơn cửa hiệu của mình.

Anh khổng lồ chỉ một cái giường bảo chú đi nằm mà ngủ. Chú thấy giường to quá, không nằm vào giữa mà co ro ở một góc. Đến nửa đêm, anh khổng lồ tưởng là chú đã ngủ say, liền lấy một thanh sắt to phang mạnh xuống giường cho là xong đời thằng tiểu yêu. Sáng dậy, bọn khổng lồ kéo vào rừng và quên bẵng chú thợ may đi. Bỗng họ thấy chú hớn hở và hiên ngang đi tới. Họ sợ quá, tưởng chú đánh chết cả lũ, vội chạy ba chân bốn cẳng.

Chú thợ may lại tiếp tục đi, mũi nghếch lên trời. Chú đi mãi tới khu vườn thuộc cung điện nhà vua. Chú thấy người mền mệt, nằm lăn ra bãi cỏ đánh một giấc. Trong khi chú ngủ, người đi qua lại đều ngắm nghía chú và đọc thấy trên thắt lưng chú mấy chữ: “Một đòn chết bảy”. Họ bảo nhau:

– Chà! Giữa lúc thiên hạ thái bình thế này, vị hổ tướng này đến đây làm gì? Chắc là một dũng sĩ vô địch đây.

Họ liền tâu lên vua, họ nghĩ là nếu có đánh nhau thì sẽ cần đến dũng sĩ này, nhất định phải giữ lại, chớ để đi nơi khác mất. Vua nghe lời, cử người đến đợi chú thợ may dậy thì vời. Sứ giả đến đợi mãi cho đến lúc chú dậy, vươn vai mở mắt, mới trình bày ý định nhà vua. Chú thợ may đáp:

– Thì ta đến đây cũng vì việc ấy. Ta sẵn sàng phục vụ nhà vua.

Triều đình đón tiếp chú linh đình và xếp cho chú ở một nơi lịch sự. Nhưng các dũng sĩ khác chỉ lăm le nuốt sống chú và muốn tống khứ chú đi khỏi. Bọn họ bàn nhau:

– Lôi thôi với nó thì nguy, vì nó đập một cái chết bảy. Bọn mình chẳng đứa nào sống sót được.

Bọn họ quyết định cùng kéo vào yết kiến vua xin về. Họ tâu vua:

– Tâu bệ hạ, bọn hạ thần không thể ở cùng một người đánh một đòn chết bảy.

Nhà vua buồn, thấy vì một người mà bọn bầy tôi trung thành phải bỏ đi. Vua chỉ ước chưa gặp chú thợ may thì hay và muốn tống khứ chú đi. Nhưng vua không dám bảo chú sợ chú giết mình, giết cả dân mình rồi lên ngôi. Vua nghĩ mãi mới tìm ra được một kế. Vua sai sứ đến bảo chú nếu quả chú là một tráng sĩ, thì vua truyền cho làm một việc. Ở một khu rừng trong nước có hai tên khổng lồ sống bằng nghề trộm cướp, giết người, đốt nhà; không ai dám bén mảng lại gần chúng vì sợ nguy hiểm đến tính mạng. Nếu chú giết được hai tên khổng lồ ấy thì vua sẽ gả con gái độc nhất cho và cho một nửa nước làm của hồi môn. Vua sẽ cắt thêm một trăm kỵ sĩ đi theo giúp.

Chú thợ may nghĩ bụng: “Thật là xứng với người như mình”. Được một nàng công chúa đẹp và một nửa nước có phải là chuyện thường đâu! Chú liền đáp:

– Được được, ta sẽ trị hai thằng khổng lồ, ta không cần một trăm kỵ sĩ. Một người đánh một đòn chết bảy thì sợ quái gì hai tên.

Chú thợ may ra đi, một trăm kỵ sĩ kéo theo sau. Đến bên rừng, chú bảo các kỵ sĩ:

– Các chú đợi đây, để một mình ta sửa hai thằng khổng lồ.

Chú nhảy vào rừng tìm ngược tìm xuôi. Một lúc sau, chú thấy hai tên khổng lồ ngủ ở gốc cây, tiếng ngáy rung chuyển cả cành lá. Chú thợ may không để phí thì giờ, nhặt đầy hai túi đá rồi trèo lên cây. Chú bò ra một cành đúng ngay trên đầu hai tên đang ngủ, rồi ném đá hết hòn nọ đến hòn kia vào ngực một tên. Tên này mãi chẳng cảm thấy gì, nhưng sau tỉnh dậy, hích bạn hỏi:

– Sao cậu lại đánh tớ?

Tên kia đáp:

– Cậu mơ ngủ à? Mình có đụng đến cậu đâu!

Hai tên lại nằm ngủ. Chú thợ may liền ném mộthòn đá vào tên thứ hai. Tên này nói:

– Thế là cái gì? Sao cậu lại ném mình.

Tên kia càu nhàu nói:

– Mình có ném cậu đâu.

Chúng cãi nhau một lúc. Nhưng vì chúng quá mệt nên chẳng bao lâu mắt lại nhắm nghiền lại. Chú thợ may lại tiếp tục trò ấy, chọn hòn đá to nhất, lấy hết sức bình sinh ném vào ngực tên khổng lồ thứ nhất. Tên này kêu lên:

– Thế này thì quá lắm!

Rồi hắn điên tiết, nhảy xổ vào bạn, đẩy bạn vào một cáí cây làm cây rung chuyển. Tên kia trả miếng cũng không kém; hai tên nổi nóng, nhổ cây phang nhau mãi đến lúc cả hai cùng lăn ra chết. Chú thợ may nhỏ bé lúc đó mới nhảy xuống. Chú nói:

– Cũng may mà chúng không nhổ cái cây mình ngồi, nếu không thì mình phải nhảy sang cây khác như con sóc. Nhưng được cái là mình nhanh nhẹn.

Chú rút gươm, chém vài nhát thật mạnh vào ngực hai tên khổng lồ, rồi đến nói với các kỵ sĩ:

– Công việc đã xong xuôi rồi. Ta đã kết liễu đời chúng. Nhưng quả là có gay go. Chúng bí quá đã nhổ cây chống đỡ, nhưng ăn thua gì với một người đánh một đòn chết bảy như ta.

Các kỵ sĩ hỏi:

– Anh không bị thương à?

Chú đáp:

– Việc quái gì. Chúng không đụng được tới lỗ chân lông ta.

Bọn kỵ sĩ không tin phi ngựa vào rừng thấy hai tên khổng lồ nằm trong vũng máu, chung quanh cây cối bị nhổ ngổn ngang. Chú thợ may bắt vua phải thưởng cho các thứ vua đã hứa. Vua tiếc lời hứa, lại nghĩ đến kế giết chú thợ may. Vua bảo chú:

– Nhà ngươi muốn lấy con gái ta và nửa nước của ta thì phải làm một việc anh dũng nữa. Ngươi phải bắt cho được con kỳ lân phá hoại rừng của ta.

– Hai thằng khổng lồ thần còn chẳng sợ, thần sợ gì một con kỳ lân. Việc của thần là: Đánh một đòn chết bảy.

Chú liền đem một cái dây thừng, một cái rìu, dặn những người đi theo đứng ở ngoài, rồi đi thẳng vào rừng. Chú cũng không mất lâu công tìm kiếm, kỳ lân chẳng mấy chốc nhảy xổ đến định húc chú. Chú nói:

– Khoan, khoan đã nào, cậu làm gì mà vội vã thế?

Chú đợi cho con vật lại gần sát liền nhảy ra sau một gốc cây. Kỳ lân đâm đầu húc vào cây, sừng cắm sâu vào thân cây, không rút ra được nữa bị mắc ở đấy. Chú thợ may nói:

– Thế là mình tóm được cu cậu rồi nhé.

Chú ở sau thân cây đi ra, lấy thừng buộc cổ kỳ lân, lấy rìu đẽo cây gỡ sừng ra. Mọi việc xong xuôi chú dẫn con vật đến nhà vua. Nhưng vua vẫn không giữ lời hứa, bắt chú làm một việc thứ ba nữa. Trước khi cưới, chú thợ may phải bắt được cho vua một con lợn rừng phá hoại trong rừng, vua sẽ cho thợ săn giúp đỡ chú. Chú thợ may nói:

– Được, được, trò trẻ con thôi.

Chú không đem thợ săn vào rừng. Bọn họ mừng lắm vì lợn rừng đã nhiều lần đón tiếp họ không được thú vị lắm. Con vật vừa nhìn thấy chú thợ may liền sùi bọt mép, nghiến răng, đâm xổ vào định quật chú xuống đất. Chàng hảo hán chạy tót vào một cái nhà thờ gần đấy, rồi nhảy qua cửa sổ mà ra. Lợn chạy theo vào, chú chạy vòng ra đóng cửa lại. Con vật tức điên lên, nhưng nặng nề quá không tài nào nhảy qua cửa sổ được. Chú thợ may liền gọi các người đi săn đến, để họ trông thấy tận mắt con thú bị nhốt. Vị hảo hán ra mắt nhà vua; vua đành phải làm theo lời hứa gả con gái cho anh ta và chia cho một nửa nước. Nếu vua mà biết chú chẳng phải là một dũng sĩ mà chỉ là một anh chàng thợ may thì hẳn là vua chẳng bao giờ giữ lời hứa.

Lễ cưới được tổ chức linh đình, nhưng kém vui. Chú thợ may lên làm vua. Được ít lâu, hoàng hậu trẻ tuổi đang đêm nghe thấy chồng nói mê: “Này này cậu ơi, khâu ngay cho tớ cái áo này, vá ngay cho tớ cái quần này, nếu không tớ sẽ lấy thước quật vào vai cho bây giờ”. Nàng biết ngay đức ông chồng mình gia thế ra sao. Sáng hôm sau, nàng đến tìm cha than thân trách phận, xin vua cha đánh tháo cho khỏi tay một anh chồng chỉ là bác phó may. Vua an ủi con nói: “Đêm nay, con ngủ cứ để ngỏ cửa. Quân hầu của ta sẽ đứng rình ở ngoài, đợi nó ngủ là vào trói gô nó lại, khiêng xuống tàu chở đi thẳng”.

Công chúa nghe kế ấy bùi tai. Nhưng tên hầu cận nhà vua nghe được hết. Vốn rất mến chủ mới, hắn kể lại tất cả. Chú thợ may nói:

– Ta sẽ phải chặn trước.

Tối hôm ấy, chú đi nằm với vợ như thường lệ. Khi nàng đã tưởng chú đã ngủ rồi, nàng dậy mở cửa rồi đi nằm lại. Chú giả tảng ngủ rồi hét to lên:

– Này này cậu ơi, khâu ngay cho tớ cái áo này, vá ngay cho tớ cái quần kia, nếu không tớ sẽ cho cậu mấy cái tát tai bây giờ! Ta từng đánh một đòn chết bảy, giết hai thằng khổng lồ, săn một con kỳ lân, bắt một con lợn rừng, thì ta còn sợ gì bọn núp ở ngoài phòng kia!

Bọn kia nghe chú thợ may nói vậy, sợ xanh mắt, bỏ chạy ba chân bốn cẳng như bị ma đuổi. Không tên nào dám nho nhoe cả. Thế là chú thợ may giữ ngôi vua cho đến hết đời.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]

Truyện: Sự tích hoa Linh Lan (Truyện cổ Andersen)

Sự tích hoa Linh Lan – Truyện cổ Andersen

Chàng Gù lần đầu biết yêu, chàng yêu nàng công chúa Rôda tha thiết. Một hôm chàng biết tin công chúa sẽ đi lấy chồng, chàng ngã quỵ sau đó lao đến rút dao găm đâm thẳng vào trái tim của công chúa Rôda. Trên nền đất đầy máu đã mọc lên một loài hoa thanh cao có những cái cánh nhỏ màu đỏ lửa tỏa hương thơm. Còn chàng Gù bị đày đi xa và chàng cũng chết vì tình yêu điên dại…

Thời xa xưa có một chàng Gù bất hạnh, sống đơn độc, không biết cha mẹ mình là ai, anh em thân thuộc cũng không có, chẳng ai coi chàng là bạn. Ðối với tình yêu, chàng chỉ biết qua sách vở. Chàng mang máng hiểu rằng tình yêu cũng giống như một hơi thở nhẹ luôn ve vuốt trái tim, hoặc như ngọn lửa thiêu cháy nó, rằng tình yêu có thể nâng con người lên chín tầng mây, và cũng có thể quăng họ xuống địa ngục.

Chàng Gù còn tin ràng dù là hơi thở nhẹ hay sức nóng của lửa cũng không thể làm lay chuyển được con tim đau đớn đang đập loạn lên của chàng.

Ai có thể đem lòng yêu một con người như vậy, một khi trên đời này còn có biết bao chàng trai tuấn tú và khôn ngoan khác? Vả lại, làm sao chàng có thể yêu được một người khác giới khi chàng mang trái tim như vậy trong lồng ngực? Không, trái tim chàng chỉ biết căm ghét, đố kỵ; đôi môi chàng chỉ quen mấp máy một số từ thô thiển; cặp mắt ti hí của chàng không nhìn rõ được, dù là một tia nắng dịu dàng hay một ánh trăng mỏng mảnh; đôi mắt ấy lúc nào cũng chỉ nhìn xuống và chỉ thấy toàn những thứ thối tha, nhơ nhuốc; cái mũi nhọn hoắt của chàng không thể phân biệt được những điều kỳ diệu trong hương thơm của các loài hoa, mà chỉ biết đánh hơi được mùi hôi thối của xác súc vật và lá cây rữa nát. Chàng bị người đời xem thường và xa lánh.

Thế rồi một hôm, thật tình cờ, chàng nhìn thấy công chúa Rôda(1) đang dạo chơi trên công viên.

Mọi người dừng lại, ngả mũ chào nàng, chỉ có chàng là cứ lóng nga lóng ngóng, cặp mắt hấp háy, không sao hiểu được trên đời này lại có thể có một người đẹp nhường kia. Cặp má hồng, đôi mắt nâu, đôi môi đỏ thắm cùng với tấm thân tròn lẳn tràn đầy sức sống của nàng, khiến những ai được gặp nàng cũng đều cảm thấy lòng thanh thản, nhẹ nhõm. Nhiều cụ già đã vượt qua những chặng đường xa lắc, lắm chông gai để mong được gặp nàng, dù chỉ là một lần, và lúc ra về thấy đời như trẻ lại.

Rôda đáp lại sự ngưỡng mộ của mọi người bằng một nụ cười thật cởi mở và chân tình. Chỉ có một người không cất tiếng chào nàng, không ngả mũ, đó là chàng Gù gầy gò, xấu xí đứng bên vệ đường nheo mắt nhìn công chúa đang nhẹ nhàng bước. Ðối với Rôda, đấy là cả một sự lạ và rất khác thường. Nàng bèn dừng lại và nhìn sâu và cặp mắt không mấy thiện chí của chàng Gù. Con người khốn khó này sao cô đơn và đáng thương làm vậy! Rôda cảm thấy thương chàng vô hạn, và đã ban tặng cho chàng nụ cười ấm áp nhất của mình.

Chỉ sau khoảnh khắc ấy thôi, cuộc đời chàng Gù bỗng thay đổi hẳn! Bây giờ, cặp mắt chàng luôn ngước nhìn lên, chàng đã thấy những bông hoa Tử Ðinh Hương tím nhạt và trắng xoá khoe sắc màu sặc sỡ, những bông hoa Sơn Trà đỏ tươi đang nở hết cỡ, và những đám cây tuyệt diệu có những tán lá lung linh giọt mặt trời. Những hơi gió nhẹ đem theo những làn hương kỳ diệu cứ phả mãi vào mặt chàng! Và đây, ngay bên mép đường, những bông hoa tim tím đã mọc lên. Vì sao những bông hoa nhỏ xíu này lại có đủ sức cảm hoá làm vui lòng người qua đường như vậy?

Chàng Gù bối rối, không thể hiểu được vì sao cặp mắt nhìn cũng như đôi tai nghe của chàng lại thay đổi như vậy, và sao bỗng nhiên giờ đây chàng lại biết yêu vẻ đẹp của thế giới quanh chàng. Biết hỏi ai bây giờ? Chàng tự hỏi.

– Hãy hỏi ta đây này! – trái tim đáp.

– Ôi, trái tim của ta, mi chỉ là kẻ bất hạnh, lúc nào cũng u tối như màn đêm vậy, mi có thể giải đáp được gì cho ta, chàng Gù cằn nhằn.

– Ta đang cảm thấy đời thật là vui, bởi lẽ lúc này, ta mới hiểu cái gì, đã khiến hoa phải nở, giục giã chim phải hót; ta hiểu rằng cái gì đã mở cặp mắt và tai nghe của chàng! – Trái tim điềm tĩnh nói.

– Vậy là cái gì? Hãy nói ta nghe chàng Gù dò hỏi.

– Cái đó là tình yêu. Tình yêu vừa dịu dàng vừa khắc nghiệt, vừa êm đềm vừa sóng gió, vừa ấm áp vừa dữ dội! Chính vì chàng đang yêu! Chàng đã yêu công chúa Rôda!

– Yêu công chúa Rôda ư? – Chàng Gù sợ hãi – Ta mà dám cả gan phải lòng công chúa Rôda!

– Ai có thể ngăn cấm chàng yêu công chúa Rôda được? – Trái tim tranh cãi với chàng – Sáng sáng, chàng hãy đến đây, như mọi người, chàng hãy chào nàng đi.

Chàng Gù nghe lời khuyên của chàng trái tim. Ngày lại ngày, chàng đến gặp Rôda, khi nàng đến gần, chàng cúi đầu xuống chào vẻ lịch thiệp. Nàng đi rồi, gương mặt chàng như được ve vuốt bởi một hơi thở nhẹ.

Và thời kỳ tuyệt diệu nhất trong đời chàng đã tới. Vì sao chàng lại có đủ sức mạnh để tàn đêm, tận ngày ngồi đập từng tảng đá? Vì sao chàng lại có thể cao giọng hát đua cùng Sơn Ca và Hoạ Mi? Chàng Gù không hiểu Sơn Ca và Hoạ Mi hót gì, còn chàng, chàng chỉ hát về Rôda, về sắc đẹp của nàng và về tình yêu của mình thôi.

Chàng Gù bất hạnh đâu hiểu được rằng, con bão bất thần có thể đổ sập xuống đầu chàng bất kỳ lúc nào! Quả nhiên, cơn bão đã bất thần ập đến thật. ấy là vào một buổi sáng, khi chàng tới công viên để được ngắm công chúa, để được hưởng không khí trong lành; chàng đã thấy thành phố được trang hoàng lộng lẫy, phố xá đông nghẹt những người. Người nào cũng mang nhạc cụ, chỉ có một cô gái nhỏ nhắn là cầm trên tay một cái chuông con: Cô gái ấy tên là Maia bất hạnh, chuyên nghề chăn súc vật. Nàng không tìm đâu được đàn bà và sáo, nàng đành lấy cái chuông trên cổ một con dê là nhạc cụ. Nàng muốn bộc lộ, niềm vui của mình trong ngày hội trang trọng này.
Lúc đó chàng Gù hỏi một người gặp trên đường xem thành phố được trang hoàng đẹp như vậy để đón mừng ai, và vì sao phố xá lại đông người đến thế.

Người qua đường đáp:

– Chàng từ đâu đến mà không biết hôm nay là ngày công chúa của chúng tôi sẽ đi lấy chồng?

– Công chúa ư? Công chúa nào? – Chàng Gù lúng túng lắp bắp.

– Chẳng nhẽ chàng không biết thành phố chúng tôi chỉ có một công chúa, đó là nàng Rôda sao?

Chàng Gù khuỵu ngay xuống đống đá lạnh lẽo, nhưng rồi chàng vụt đứng dậy, bởi vì chàng có cảm giác như vừa bị ngã vào một bếp lửa đang cháy hừng hực. Như kẻ bị bỏng lửa, chàng chạy như bay về phía công viên, nơi mà ngày nào chàng cũng được gặp Rôda.

– Rôda của ta! Rôda của ta!

Chàng vừa hét to vừa cảm thấy trái tim mình đang bốc lên một ngọn lửa hừng hực và những giọt nước mắt chảy thành suối trên hai gò má chàng cũng không thể dập tắt nổi.

Dân chúng hoan hỉ đón chào Công Chúa và Hoàng Tử xứ lạ; cặp trai tài gái sắc ấy đang ban phát cho đám thần dân của họ những nụ cười ấm áp. Say sưa với hạnh phúc, họ đâu có ngạc nhiên khi thấy một chàng Gù lách qua đám đông tới quỳ mọp dưới chân công chúa Rôda, miệng lảm nhảm cầu xin:

– Rôda ơi, em là của ta cơ mà! Hãy tống cỏ kẻ lạ mặt này đi và hãy theo ta!

– Thằng điên! Dân chúng hét to – Mi không biết thế nào là liêm sỉ khi xuất hiện trước mặt nàng công chúa Rôda trong bộ quần áo rách rưới thế kia ư?

– Ta đã tìm được người ta yêu.

– Tốt nhất là nên cầu hôn cái chổi ấy!

Ðám đông giận dữ đứng che lấp hẳn chàng Gù. Dù có răn đe, dù có nhạo báng cũng không làm chàng tỉnh lại được.

Ngọn lửa tình yêu đã khiến chàng dần trở nên mù quáng, mất hết lý trí. Chàng rút con dao găm từ trong vạt áo ra và đâm thẳng vào trái tim công chúa.

Mọi người cúi gằm mặt xuống, vẻ đau buồn. Khi ngước mắt lên, ai nấy đều ngạc nhiên trước một tiếng kêu sửng sốt. Từ mảnh đất thấm đầy máu, mọc lên một bông hoa thanh cao có những cái cánh nhỏ màu đỏ lửa toả hương thơm. Nhưng nếu ai cố tình chạm vào nó thì sẽ bị những cái gai sắc như mũi dao đâm vào tay đau nhói.

– Ðây là Rôda của chúng ta, – Dân chúng bàn tán – ngay cả sau khi đã chết rồi, nàng vẫn gửi lại cho chúng ta niềm vui sáng láng.

Theo luật pháp xứ này, hung thủ giết người tình của mình chỉ về ghen tuông sẽ bị loại trừ ra khỏi cộng đồng, do vậy chàng Gù phải lưu đàylên một vùng núi hẻo lánh, kéo theo sau là những cơn mưa đá và những lời nguyền rủa.

Từ đó không ai thấy chàng Gù nữa. Mãi đến mùa Xuân năm sau, Maia, cô gái chăn cừu nhỏ nhắn trong lúc đi tìm chú dê con bị lạc bầy, đã phát hiện dưới chân núi một trái tim bị nứt nẻ.

Cô gái bỗng nhớ tới chàng Gù bất hạnh đã chết vì tình yêu điên dại, nàng bèn cúi xuống trước trái tim ta vỡ và khóc nức nở, vì nàng cũng là kẻ đơn độc, không được yêu.

Thật là kỳ lạ, những giọt nước mắt của Maia cứ thấm sâu vào tảng đá, và ngay trên chỗ đó mọc lên hai bông hoa, một bông có những cái cánh nho nhỏ màu hồng quấn quanh thân cành giống như những trái tim nhỏ xíu bị nứt nẻ; còn bông kia thì nở ra những cái chuông nhỏ màu trắng treo lửng lẳng trên cành hệt như những giọt nước mắt trong suốt.

Sau này, con người đã đem những bông hoa đó vào trồng trong vườn và gọi bông hoa màu hồng là hoa Trái Tim Tan Vỡ, còn bông hoa mùa

Lợi ích việc đọc truyện cổ tích cùng trẻ:

  • Luyện kỹ năng lắng nghe, trí tưởng tượng, phát triển tư duy sớm, tăng cường trí nhớ, giúp trẻ phát triển kỹ năng kể chuyện rất có lợi cho giao tiếp sau này.
  • Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông, hình thành tính cách tốt khi lớn lên.
  • Đọc sách nhiều giúp bé có vốn từ phong phú, hạn chế sai chính tả khi vào lớp 1
  • Tập thói quen yêu thích đọc sách từ nhỏ, giúp bé ham học hơn về sau
  • Gắng kết cha mẹ , anh chị và bé. Hạn chế xem tivi, chơi game.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

[ad_1]

[ad_2]