Phụ nữ sau sinh có nên uống nước dừa hay không?

[ad_1]

Nước dừa là thức uống thanh mát, giải nhiệt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào uống nước dừa cũng mang lại tác dụng như mong muốn. Các mẹ nên tìm hiểu sau sinh có nên uống nước dừa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

The post Phụ nữ sau sinh có nên uống nước dừa hay không? appeared first on theAsianparent – Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.

[ad_2]
vn.theasianparent.com

Sau sinh bao lâu được phun môi làm đẹp và câu trả lời từ bác sĩ


Sau sinh bao lâu được phun môi? Thời gian lý tưởng nhất để mẹ thực hiện các phương pháp có sự tác động mạnh lên cơ thể là khoảng trên 6 tháng sau sinh.

Nội dung bài viết:

  • Mẹ sau sinh bao lâu được phun môi?
  • Những lưu ý cho mẹ sau khi sinh phun môi

Mẹ sau sinh bao lâu được phun môi?

Phun môi là gì?

Đây là một phương pháp làm đẹp dành riêng cho môi thông qua hình thức phun. Sử dụng máy phun xăm có gắn đầu mũi kim chứa mực. Khi phun, mực sẽ thấm vào trong môi. Phun môi có đau hay không, lên màu thế nào là phụ thuộc vào kỹ thuật và độ hiện đại của thiết bị xăm phun.

Nhờ phun môi, chị em sẽ luôn tự tin với đôi môi hồng hào tươi tắn dù chưa có sự can thiệp của son. Trước đây, phun môi phổ biến ở phụ nữ độ tuổi 35 – 55. Trong những năm gần đây, nhiều chị em dưới 30 tuổi cũng rủ rê nhau phun môi làm đẹp.

Phun môi khi đang cho con bú có được không?

Mẹ đã biết chưa?

Mẹ sau sinh có cần phun môi không? Phun môi khi đang cho con bú có sao không?

Câu trả lời tuỳ thuộc vào nhu cầu làm đẹp của mỗi người.

Bất cứ phụ nữ nào trên đời cũng có . Mẹ sau sinh càng có nhu cầu làm đẹp cao hơn. Sau sinh, mẹ bước vào một giai đoạn lột xác hoàn toàn. Da dẻ sồ sề, bụng dày mỡ, mặt thâm sạm sần sùi. Nhan sắc “trượt dốc không phanh” khiến mẹ thêm áp lực. Do đó, mẹ luôn muốn làm đẹp càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, dù nôn nóng đến đâu, mẹ vẫn cần chọn đúng thời điểm để làm đẹp cho mình. Sau sinh, cơ thể mẹ cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục và tái tạo tế bào mới. Nếu mẹ tác động đến cơ thể quá sớm, thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn.

Sau khi phun môi nếu có trường hợp sưng quá lâu không thuyên giảm, mẹ có thể phải dùng một số thuốc giảm đau, giảm sưng, điều này không tốt nếu đang cho con bú.

Theo DS. Hoàng Thu Thủy – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, thuốc uống vào nếu vào sữa mẹ thì khi cho con bú, bé sẽ uống thuốc vào cơ thể. Tuy những nguy cơ thuốc gây tác hại với đứa trẻ lúc này ít hơn so với em bé còn là bào thai nhưng vẫn cần cảnh giác, xem xét, tính toán thế nào để tránh và hạn chế tối đa những trường hợp uống thuốc gây hại cho trẻ.

Mẹ bỉm sau sinh bao lâu được phun môi thì tốt?

Phun môi quá sớm có tác động tiêu cực trực tiếp lên mẹ và bé.

Nếu mực phun không chất lượng, môi mẹ sẽ bị sưng, phù hoặc nhiễm trùng môi. Khi môi mẹ sưng lên, bé sẽ có tâm lý sợ sệt. Môi sưng khiến gương mặt mẹ không giống thường ngày. Thời gian lý tưởng nhất để mẹ thực hiện các phương pháp có sự tác động mạnh lên cơ thể là khoảng trên 6 tháng sau sinh. Do đó, sau 6 tháng, mẹ có thể tự tin phun môi làm đẹp rồi nhé!

6 tháng là lúc cơ thể mẹ đã hoàn toàn hồi phục sau hành trình “vượt cạn”. Lúc này, bé cũng đã có khả năng thích nghi tốt với môi trường bên ngoài. Bên cạnh sữa mẹ, bé có thể ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng cần thiết.

Phun môi quá sớm có tác động tiêu cực trực tiếp lên mẹ và bé. (Nguồn ảnh: iStock)

Những lưu ý cho mẹ sau khi sinh phun môi

Chăm sóc môi sau khi phun đúng cách

Không phải cứ phun môi thì môi bạn sẽ “lên màu” và đẹp như ý ngay được. Thời gian sau khi phun, môi mẹ sẽ bị sưng một chút. Mẹ cần chăm sóc đúng cách để môi mau lành, màu lên được chuẩn.

6 – 8 giờ đầu tiên sau phun rất quan trọng. Trong thời điểm đó, mẹ nên dùng bông nhẹ nhàng thấm sạch nước huyết tương còn đọng lại trên môi. Sau đó, mẹ thoa kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ để giảm ngứa, giữ môi mềm.

3 – 6 tuần kế tiếp sau khi phun môi cũng quan trọng không kém. Mẹ nên nhớ phải che chắn khỏi bụi bẩn, ánh nắng khi ra đường. Đồng thời, mẹ cũng tránh nước nóng và nước chứa clo (trong bể bơi) nhé! Thành phần hoá học trong nước sẽ làm mờ màu môi và khô môi.

Mẹ đã biết chưa?

Sinh hoạt sau khi phun môi

  • Sau khi phun môi cần tránh nước hoàn toàn từ 3 – 5 ngày để môi dần ổn định.
  • Không được bóc da tại vùng xăm. Mẹ nên để chúng bong ra tự nhiên sẽ tốt hơn.
  • Không để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Tránh cọ xát, va chạm mạnh lên vùng môi sau khi phun.
  • Giữ vệ sinh vùng môi sạch sẽ, nhất là trong quá trình ăn uống.

Trong thời gian cho con bú, mẹ không cần hoàn toàn bỏ việc sử dụng mỹ phẩm. (Nguồn ảnh: iStock)

Mẹ sau sinh phun môi nên ăn gì?

Các loại rau củ quả tươi, đặc biệt là sinh tố cà rốt, cà chua, dứa, dừa,… rất cần thiết cho môi sau phun. Lượng vitamin dồi dào trong rau củ quả sẽ cải thiện màu, tránh tình trạng thâm môi.

Trong tháng đầu tiên sau khi phun môi, mẹ nên kiêng chất kích thích. Cafe, rượu, bia,…, đồ hải sản, rau muống, trứng, đồ nếp, da gà,… sẽ khiến môi sưng, lâu lành.

Câu chuyện từ đối tác

Đến đây chắc mẹ đã biết sau sinh bao lâu được phun môi rồi phải không? Chúc mẹ làm đẹp , an toàn và tốt cho bé nhé! Chúc mẹ sớm xinh đẹp trở lại như thời son rồi và bé mau ăn chóng lớn!

Nguồn thông tin: – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Xem thêm:

Vào ngay để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

, vn.theasianparent.com

Ngũ cốc nào tốt cho mẹ sau sinh? Lợi sữa hay hại sữa?

[ad_1]

Ngũ cốc lợi sữa có nhiều công dụng và hiệu quả tốt cho các mẹ sau sinh. Vậy ngũ cốc nào tốt cho mẹ sau sinh? Mẹ hãy tham khảo thêm thông tin ở bài viết sau đây:

The post Ngũ cốc nào tốt cho mẹ sau sinh? Lợi sữa hay hại sữa? appeared first on theAsianparent – Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.

[ad_2]
vn.theasianparent.com

Thực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứng

[ad_1]

Sau sinh có nên ăn cua đồng? Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ sau sinh với cơ thể yếu, hệ tiêu hóa chưa ổn định không nên ăn cua đồng bởi nó có tính hàn dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng sau sinh. Các mẹ cùng tìm hiểu những nội dung sau để biết thêm thông tin nhé:

  • Cua đồng – món ăn và vị thuốc giàu canxi
  • Sau sinh ăn cua đồng được không?
  • Những lưu ý khi ăn cua đồng sau sinh

Cua đồng – món ăn và vị thuốc giàu canxi

Đây là loại thực phẩm rất quen thuộc của người Việt Nam, nhất là ở nông thôn. Cua đồng sinh sống chủ yếu ở ruộng lúa quanh năm. Vào mùa hè – thu, chỉ sau mấy cơn mưa, bạn sẽ dễ dàng thấy cua bò ra trên mặt ruộng. Vì là nguồn thực phẩm dễ kiếm, cua đồng cũng trở thành nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân quê. Một tô canh cua hay riêu cua chan cơm hoặc ăn với bún khiến bất cứ người nào cũng khó lòng cưỡng lại.

Bạn đang tìm kiếm:

Mẹ sau sinh ăn bưởi có lợi hay hại? Ăn thế nào để tốt cho mẹ và bé?

Giá trị dinh dưỡng của cua đồng rất cao. Thông thường, trong 100g cua đồng có:

  • Hơn 5.000mg canxi
  • Protid và các axit amin cần thiết cho cơ thể: lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, …
  • 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp 89g kcal cho cơ thể (nếu đã bỏ mai và yếm)

Sau-sinh-co-nen-an-cua-dong

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc lâu đời. Theo Đông y, cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Phụ nữ sau sinh có được ăn cua đồng không?

Theo Bác sĩ Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế, cua đồng chứa nhiều canxi phosphate tốt cho người bị loãng xương hay trẻ nhỏ bị còi xương, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn loại thực phẩm này. Đối với mẹ sau sinh, cơ thể còn rất yếu, hệ tiêu hóa chưa khỏe lại thì không nên ăn cua đồng ngay do cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, không tốt cho tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng sau sinh.

Món ăn này cũng không phù hợp với phụ nữ có thai, thai yếu, có tiền sử sảy thai do theo quan niệm Đông y, cua đồng là vị thuốc chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu cục nên nếu ăn vào thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Ảnh hưởng của cua đồng đến mẹ sau sinh

Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của cua đồng. Tuy nhiên, không phải ai ăn cua cũng tốt. Nhất là phụ nữ sau sinh.

Bà đẻ có ăn được canh cua đồng không? Cơ thể mẹ sau thời gian “vượt cạn” rất yếu ớt. Hệ tiêu hóa cũng chưa làm việc ổn định nên rất “nhạy cảm” với các loại thực phẩm khó tiêu. Trong khi đó, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc. Bên cạnh đó, cua đồng lại rất dễ gây dị ứng. Vì thế, cua đồng không thích hợp với hệ tiêu hóa mẹ sau sinh.

Cua đồng cũng là một loại hải sản. Vì thế khi ăn, ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, cần xem xét đến các vấn đề sẽ xảy ra với trẻ, bởi trẻ sẽ hấp thụ tất cả thức ăn mà mẹ dùng qua nguồn sữa mẹ. Nếu một trong những thành viên trong gia đình dị ứng với hải sản thì có thể trẻ cũng sẽ bị dị ứng với thực phẩm. Đồng nghĩa với việc, dù mẹ không dị ứng với hải sản nhưng bé vẫn có khả năng bị và có thể nguy hiểm hơn bởi sức đề kháng lúc này của trẻ còn yếu.

Không chỉ mẹ sau sinh, những đối tượng sau cũng không nên ăn nhiều cua đồng:

  • Bệnh nhân đau ốm mới bình phục, hệ tiêu hóa còn yếu.
  • Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn, sợ lạnh, bụng yếu, dễ bị tiêu chảy. Để làm giảm bớt tính hàn, có thể ăn cua cùng với lá tía tô, gừng.
  • Hàm lượng axit uric trong máu tăng khiến cơ khớp đau thêm. Đối tượng bị gout, viêm khớp cũng không nên ăn cua.
  • Cua chứa nhiều đồng và selen làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu mẹ đang sử dụng loại thuốc nào đó thì không nên ăn cua đồng.
  • Trong gạch cua có chứa nhiều cholesterol. Người cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch cũng không nên ăn nhiều cua đồng.

4 lưu ý quan trọng khi ăn cua đồng

Thời gian thích hợp để mẹ sau sinh nên ăn cua đồng

Nếu mẹ trót là một “fan cuồng” của cua đồng, mẹ cố gắng chờ khoảng 3 tháng nữa nhé. Lúc đó, hệ tiêu hóa đã hoạt động tốt. Mẹ có thể tha hồ ăn cua đồng mà không sợ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng.

Các món ăn từ cua đồng rất tốt cho não bộ của bé. Trong khoảng 85g thịt cua cung cấp đến 300 – 500mg chất béo cung cấp axit béo omega 3. Lượng dinh dưỡng tuyệt vời này cũng sẽ giúp mẹ bỉm có đủ chất sau sinh.

Bạn đang tìm kiếm:

Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?

Mẹ sau sinh không nên ăn cua đồng đã nấu chín rồi để lâu

Nhiều mẹ thích nấu một lượng lớn cua rồi để ăn dần qua ngày. Thực ra, việc này tiết kiệm thời gian nhưng cực kỳ nguy hiểm. Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Vì thế, chế biến cua đến đâu, bạn nên ăn đến đó nhé.

Không nên ăn món cua sống

Nhiều người thích ăn gỏi cua, những món cua chế biến chưa chín tới hoặc uống cả nước cua sống. Cách ăn này rất nguy hiểm.

Sau-sinh-co-nen-an-cua-dong

Cua đồng sống chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn. Sán lá phổi là bệnh điển hình. Ấu trùng sán thường tìm đến ốc để ký sinh. Sau đó vỏ ốc tìm các loài cua và tôm nước ngọt ký sinh dưới dạng nang trùng sán. Nếu chế biến cua không chín, người ăn sẽ nhiễm trứng sán.

Mẹ sau sinh tuyệt đối không ăn cua đồng không còn tươi sống

Cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine. Chất này gây ngộ độc, đau bụng, nôn mửa cho người ăn. Nếu cua chết càng lâu, lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.

Bài viết trên đã giúp bạn biết được mẹ sau khi sinh có nên ăn cua đồng được không và những giá trị dinh dưỡng cua đồng mang lại. Chúc mẹ có chế độ ăn khoa học để mẹ và bé khỏe mạnh nhé!

Nguồn tham khảo: Sau sinh ăn cua đồng được không? – suckhoecongdongonline.vn

Xem thêm:

  • Cách làm nước gạo rang lợi sữa: 30 phút “gọi sữa về” ướt áo
  • Mẹ trong giai đoạn cho con bú có nên uống nước đá hay không?
  • Mẹ cho con bú ăn mì tôm được không hay sẽ bị mất sữa?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

The post Thực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứng appeared first on theAsianparent – Kim chỉ nam cho bà bầu và cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con.

[ad_2]
vn.theasianparent.com

Mẹ mới sinh có nên nằm quạt? Cần lưu ý gì để không ảnh hưởng đến trẻ


Mẹ mới sinh có nên nằm quạt? Mẹ sau sinh cần ở trong không gian thoáng đãng, mát mẻ, không bí bách quá nhiều. Vì thế, mẹ có thể mở quạt với mức gió vừa phải để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

  • Giữ ấm sau sinh là quan trọng nhưng phải đúng cách
  • Mẹ mới sinh có được nằm quạt không?
  • Cách nằm quạt an toàn cho mẹ và bé

Giữ ấm sau sinh là quan trọng nhưng phải đúng cách

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, việc giữ ấm là rất cần thiết cho sản phụ. Tháng đầu tiên sau sinh là giai đoạn cần giữ ấm tuyệt đối vì mẹ vừa trải qua cuộc vượt cạn mất rất nhiều máu, năng lượng và chất . Là lúc đề kháng cơ thể giảm sút, dễ bị cảm nhiễm từ những yếu tố bên ngoài.

Nhưng bác sĩ khuyên không nên giữ ấm bằng than nóng mà mẹ sau sinh nên áp dụng những cách giữ ấm an toàn như mặc ấm, mang tất sau sinh, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong. Mẹ và bé cần nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ, không có gió lùa, quạt hay máy quá lạnh. Nhiệt độ phòng nên giữ ở mức như thời tiết bình thường, nếu dùng máy điều hòa nên điều chỉnh nhiệt độ khoảng 28 đến 29 độ C.

Mẹ mới sinh có nên nằm quạt hay không?

Tại sao mẹ phải kiêng khi ở cữ?

6 tuần là thời gian ở cữ chuẩn cho mẹ sau sinh. Tùy vào cơ địa và sức khỏe mỗi người, thời gian mẹ hồi phục sẽ khác nhau.

Sau sinh, mất nhiều máu, năng lượng và chất dinh dưỡng khiến cơ thể mẹ rất yếu. Sức đề kháng cũng giảm mạnh, thể chất suy nhược. Do đó, từ xưa, ông bà đã có hẳn một danh sách “”. Kinh nghiệm chắt lọc từ dân gian sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục, lại sức. Nhưng những điều ấy có còn đúng với tình hình thực tế hiện nay hay không?

Mẹ đã biết chưa?

Kín gió có đồng nghĩa với bí gió?

Giữ ấm cơ thể rất quan trọng với sản phụ. Tháng đầu tiên sau sinh, mẹ càng cần được giữ ấm tuyệt đối. Cơ thể suy nhược nên rất dễ nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài. Do đó, người xưa hay kiêng gió, quạt máy. Đồng thời hơ nóng, nằm than để mẹ và bé được ấm áp. Thậm chí, nhiều người còn phải tránh gió, cửa sổ, cửa phòng phải đóng chặt, che rèm…

Vô tình, việc này khiến không gian mẹ và bé trở nên ngột ngạt, bí bách. Quá trình hồi phục của mẹ sẽ chậm đi. Bé có nguy cơ do toát mồ hôi quá nhiều vì nóng nực. Mồ hôi ra nhiều không được lau sẽ thấm ngược vào trong và gây cảm lạnh.

Vậy liệu mẹ mới sinh có nên nằm quạt hay không?

Mẹ sau sinh thường ra mồ hôi nhiều. Lỗ chân lông cũng nở rộng ra. Không gian thoáng đãng, mát mẻ, không gió mạnh là môi trường lý tưởng nhất để ở cữ cho cả mẹ và bé. Mẹ không cần quá rập khuôn: hơ than, , kiêng điều hòa,… vì khí hậu ngày nay đã ấm nóng hơn xưa rất nhiều. Những lời khuyên này không còn phù hợp tuyệt đối nữa.

Do đó, mẹ mới sinh có thể nằm quạt. Trẻ sơ sinh nằm quạt hay máy lạnh? Đôi khi, mẹ và bé cũng có thể dùng điều hòa với nhiệt độ dao động 28 đến 29 độ C. Chỉ cần nhiệt độ phòng được giữ ở mức như thời tiết bình thường, mẹ và bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh.

Cách nằm quạt an toàn cho mẹ và bé

Trẻ sơ sinh nằm máy quạt nhiều có sao không?

So với , quạt giúp giảm nhiệt độ cơ thể an toàn, ít khô da hơn. Mát mẻ, thoải mái sẽ giúp thể chất và tinh thần bé tốt hơn. Bên cạnh đó, quạt mini cũng có thể là một món đồ chơi thú vị hấp dẫn với bé.

Nếu trời lạnh, phòng có gió lùa, mẹ bật quạt thì bé sẽ có khả năng cao bị cảm lạnh, viêm họng. Bé sau sinh có dấu hiệu bị hen suyễn hoặc viêm da sẽ dễ tiến triển bệnh nếu mẹ dùng quạt không đúng cách.

Quạt không được vệ sinh thường xuyên sẽ chứa nhiều bụi bặm và vi khuẩn.

Mẹ nên chú ý, tránh để quạt thổi trực tiếp vào mặt bé. Hoặc bé nghịch, chạm tay vào quạt rồi cho vào miệng khiến bị nhiễm khuẩn. Trường hợp nặng hơn, bé tò mò đùa nghịch khiến tay bị thương hoặc bị quạt đổ lên người.

Nếu mẹ sử dụng điều hòa thì nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 25-27 độ C là hợp lý, mẹ cần lưu ý đây là nhiệt độ trong phòng, không phải nhiệt độ của điều hòa, mẹ có thể dùng nhiệt kế để đo chính xác hơn. Tránh để nhiệt độ quá thấp khiến trẻ mắc các triệu chứng về . Bên cạnh đó, mẹ nên giữ ấm vùng bụng, ngực cho trẻ vào ban đêm tránh để trẻ bị cảm lạnh. Không nên dùng điều hòa liên tục cả ngày, mẹ có thể mở cửa để có chút khí trời giúp phòng thông thoáng hơn, giảm bớt các mùi hôi và vi khuẩn.

Khám phá thêm:

Lưu ý cho mẹ mới sinh nằm quạt

  • Với mẹ ở cữ vào ngày hè nóng nực, không nên nằm trong không gian quá bí gió.
  • Luôn mặc ấm, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong để giữ ấm cơ thể tốt nhất.
  • Tuyệt đối không được để quạt thổi trực tiếp vào người hoặc bé. Mẹ có thể để quạt quay vào tường hoặc xa cơ thể. Mẹ vừa tránh được bệnh, nhiệt độ phòng cũng dịu hẳn xuống.
  • Đừng vội bật quạt khi vừa mới tắm xong để tránh nhiễm lạnh. Mẹ cũng không nên tắm khi đói, tránh bị hạ đường huyết. Nước ấm vẫn là nước tắm tốt nhất cho mẹ .
  • Kết hợp chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý để mau hồi phục và nhiều sữa cho bé!

Chắc hẳn thắc mắc “Mẹ mới sinh có nên nằm quạt” đã không khiến các mẹ bỉm băn khoăn nữa rồi. Chúc mẹ dùng quạt đúng cách để mau hồi phục và bắt đầu hành trình lớn lên cùng con nhé!

Nguồn thông tin: – VnExpress

Xem thêm:

Vào ngay để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

, vn.theasianparent.com