
Tìm kiếm nhanh với google search
Sau sinh thường bao lâu thì ăn được đồ nếp là thắc mắc chung của nhiều chị em. Việc ăn đồ làm từ nếp vừa mang đến lợi ích vừa gây ra một số nguy cơ cho sản phụ sau sinh. Do đó, chị em cần lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này.
Mẹ bầu sau sinh thường ăn đồ nếp được không?
Đồ nếp tức là những món làm từ gạo nếp như bánh chưng, xôi, cơm nếp… Các mẹ sau sinh thường cần cho bé bú mỗi ngày. Do đó, mẹ cần bổ sung nhiều năng lượng hơn các chị em khác khoảng từ 500 – 600 calo/ngày.

Sau sinh, mẹ có thể ăn nếp
Xôi được biết đến là một món ăn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể. Ngoài ra, đây cũng được đánh giá là món ăn giúp tiết sữa. Bên cạnh đó, món cháo gạo nếp nấu với đậu xanh và ý dĩ, thông thảo giúp mẹ tăng cường năng lượng. Món cháo này cũng giúp thông tuyến sữa, sữa tiết ra nhiều cho bé bú thoải mái.
Mặc dù khá bổ dưỡng, song thành phần của gạo nếp thường có amilopectin. Chất này tạo nên độ dẻo nên có thể khiến cho mẹ bị đầy hơi và khó chịu. Quan trọng hơn, các mẹ sinh thường bị rạch tầng sinh môn nếu ăn quá sớm sẽ làm cho vết thương lâu lành, dễ sưng mủ và để lại sẹo lồi.
Thời điểm nào mẹ sau sinh thường nên ăn đồ nếp để mẹ khỏe, nhiều sữa?
Các món ăn làm từ gạo nếp thơm ngon, hấp dẫn nên bạn khó cưỡng lại. Tuy nhiên, các chị em nên chú ý về thời điểm ăn đồ nếp sau sinh. Để trả lời cho câu hỏi sau sinh thường bao lâu thì ăn được đồ nếp, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Theo đó, với những mẹ sinh thường, sau khoảng 3 – 7 là có thể ăn đồ nếp. Tuy nhiên, nếu mẹ phải khâu tầng sinh môn thì cần thời gian để vết khâu lành hẳn. Riêng các chị em sinh mổ cần thời gian để quan sát kĩ vết mổ. Một số trường hợp, bên ngoài đã liền miệng nhưng bên trong chưa lành. Khi ấy, việc ăn đồ nếp sẽ gây ảnh hưởng lớn.

Mẹ sinh thường nên chờ sau 3 – 7 ngày
Thông thường, từ 7 – 10 ngày thì vết mổ sẽ khép lại và khô dần. Từ tuần thứ 6, vết mổ thành sẹo và lồi lên. Các bộ phận bên trong được phục hồi dần dần. Khoảng 3 tháng sau sinh, vết mổ sẽ được phục hồi hoàn toàn.
Không chỉ việc ăn nếp, sản phụ sau sinh cũng cần lưu ý các loại thực phẩm khác. Điều này giúp mẹ chọn được nhóm thực phẩm an toàn. Nó vừa giúp mẹ bảo vệ sức khỏe, vừa mang đến nguồn sữa dồi dào. Theo lời khuyên từ bác sĩ, mẹ nên chọn thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa và đủ chất.
Chọn thực phẩm làm từ nếp thế nào để vừa ngon miệng, vừa không ngán?
Sau sinh mẹ có thể ăn đồ nếp. Thế nhưng, bất cứ món ăn nào cũng vậy, ăn quá nhiều hoặc liên tục sẽ dễ khiến bạn bị ngán. Ngoài ra, việc nạp một lượng lớn đồ nếp còn khiến chị em dễ bị đầy bụng, khó chịu. Do đó, bạn có thể tham khảo một số món nếp vừa ngon miệng lại bổ dưỡng:

Mẹ hãy tham khảo các món từ nếp vừa ngon miệng lại bổ dưỡng
- Cháo: Các món cháo nấu từ gạo nếp. Bạn có kết hợp cùng hạt sen, ý dĩ hoặc hầm móng giò, hầm gà. Hương vị thơm ngon lại đủ chất dinh dưỡng giúp mẹ sau sinh nạp thêm năng lượng.
- Xôi: Nhắc đến món ăn làm từ nếp, ắt hẳn không thể bỏ qua xôi. Các mẹ có thể thử thưởng thức các món xôi chim, xôi gấc…
- Bánh chưng: Đây là một món ăn truyền thống đặc trưng. Bánh chưng làm từ nếp với phần nhân đậu xanh vừa ngon miệng lại giúp mẹ nhiều sữa.
- Các loại bánh khác: Bên cạnh bánh chưng, mẹ cũng có thể thử các loại bánh làm từ nếp khác như bánh gai, bánh rán, trôi… Đây là những loại bánh có mùi vị thơm ngon.
Kết
Với thông tin trong bài viết, bạn đã có thể giải đáp cho thắc mắc sau sinh thường bao lâu thì ăn được đồ nếp. Hi vọng, mẹ sẽ có một thời kỳ hậu sản khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Sau sinh ăn trứng gà được không? Mẹ sau sinh ăn gì để mau hồi phục?
- Sau sinh ăn măng được không? Có phải ăn măng sau sinh sẽ bị mất sữa?
- Chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp và lấy lại vóc dáng sau sinh từ một bà Mẹ!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Dinh Dưỡng Sau SinhShare on Facebook
Share on Facebook
No comment yet, add your voice below!